Giáo án lớp 3 - Tuần 20, thứ 6 năm 2011

I. Mục tiêu:

-Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng chữ Ng), V, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi (1 dòng) và câu ứng dụng: Nhiễu điều.cùng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

(HS K, G: viết đúng, đủ các dòng trong vở t/viết)

II/Chuẩn bị :

- Mẫu chữ viết hoa N

- Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp

- Vở tập viết 3, tập hai

III. Các hoạt động dạy học

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 20, thứ 6 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêng và câu ứng dụng có chữ hoa nào ?
- Treo bảng chữ viết hoa N, và gọi học sinh nhắc lại quy trình viết cho học sinh quan sát.
- Yêu cầu học sinh viết chữ hoa N vào bảng. Giáo viên theo dõi và chỉnh sữa lỗi cho học sinh.
-. Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng
b. Giới thiệu Nguyễn Văn Trỗi
- Trong các từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
- Yêu cầu học sinh viết Nguyễn Văn Trỗi, giáo viên theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
- Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng
c.Giải thích
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh viết vào bảng. Giáo viên theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
HĐ 2:Học sinh viết vào vở tập viết.(14ph)
- Giáo viên cho học sinh quan sát bài viết mẫu trong vở tập viết 3, tập hai, sau đó yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- Thu và chấm 10 bài (5ph)
HĐ 3: Củng cố - dặn dò(2ph)
* Nhận xét tiết học
* Dặn: hs về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau: Ôn chữ hoa N (t t)
-Nghe 
- Có chữ hoa N
- 1 học sinh nhắc lại, cả lớp theo dõi
- Học sinh viết vào bảng con.
- 2 học sinh đọc Nguyễn Văn Trỗi
-Nghe
- Chữ N, g,y cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ o
- Học sinh viết vào bảng con.
- 2 học sinh đọc:
-Nghe
- Chữ N, g,y… cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li
- Học sinh viết vào bảng con.
- Học sinh viết:
-Chú ý lắng nghe 
TOÁN
PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 ( bao gồm đặt tính và tính đúng )
	- Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua bài giải toán có lời văn bằng phép cộng.
II. Đồ dùng dạy học
	- Dùng bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng
- Viết các số 5107, 4701, 5170, 5071
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé 
- Gọi 1 học sinh trả lời miệng
a. Số bé nhất có ba chữ số
b. Số lớn nhất có ba chữ số
c. Số bé nhất có 4 chữ số
d. Số lớn nhất có 4 chữ số
2. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Tiết học này các em sẽ được rèn kĩ năng, thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10.000. Hiểu được ý nghĩa của phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng.
2. Hướng dẫn bài tập
a. Phép cộng 3526 + 2759
- Để tính kết quả của phép cộng ta thực hiện theo mấy bước.
- Đó là những bước nào ?
- Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta làm thế nào ?
- Gọi 1 học sinh lên bảng tính
3526 + 2759 = ?
 3526 
 + 2759
 6285
b. Thực hành: Bài 1/102 tính nhẩm
* Bài 1: Học sinh thực hiện bằng bút chì ở SGK 102
- Gọi vài học sinh đọc kết quả
- Cho học sinh nêu cách tính như bài học
* Bài 2/102: Đặt tính và tính
- Cho học sinh thực hiện ở bảng con
- Tổ 1 + 2 bài a
- Tổ 3 + 4 bài b.
* Lưu ý học sinh: Khi đặt tính phải viết các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau và không nên viết dấu“+ “
* Bài 3/102: Giải bài toán thực hiện ở vở toán trường.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và giải bài toán.
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng và cho điểm học sinh.
* Bài 4/102: Nêu tên trung điểm mỗi cạnh của hình chữ nhật ABCD cho học sinh làm miệng. Nếu không còn thời gian về nhà làm.
- Trung điểm của cạnh AB hình chữ nhật ABCD ?
- Trung điểm cạnh BC 
- Trung điểm cạnh CD
- Trung điểm cạnh AD
3. Củng cố - dặn dò:
* Hỏi: Muốn thực hiện phép cộng trong phạm vi 10.000 ta thực hiện thế nào theo mấy bước ?
- Khi đặt tính phải viết như thế nào ?
- Em hãy nhắc lại cách tính ?
HS1: Viết câu a từ bé đến lớn là:
a. 5071, 5107, 5170, 5701
b. Từ lớn đến bé là:
5701, 5170, 5107, 5071
a. Số bé nhất có ba chữ số là: 100
b. Số lớn nhất có ba chữ số là: 999
c. Số bé nhất có 4 chữ số là: 1000
d. Số lớn nhất có 4 chữ số là: 9999
- Học sinh theo dõi lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Ta thực hiện 2 bước
Bước 1: Đặt tính
Bước 2: Tính
- Muốn cộng hai đến có đến bốn chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau. Chữ số hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với hàng chục rồi viết dấu cộng kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái.
- 1 học sinh lên bảng tính
- Học sinh nêu cách tính
 6 cộng 9 bằng 15 nhớ 1
2 cộng 5 bằng 7 thêm 1 bằng 8, viết 8
5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1
3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 bằng 6, viết 6
- Học sinh trao đổi chọn câu trả lời hợp lý.
- Học sinh tính bằng bút chì vào SGK
- Học sinh đọc kết quả bài 1
- Các bạn nhận xét kết quả.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2
- Học sinh thực hiện bằng bảng con
a. 2634 + 4848
1825 + 455
b. 5716 + 1749
707 + 5857
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập và giải bài toán
- Học sinh đọc đề bài
- Bài toán cho biết đội 1 trồng được 3680 cây, đội 2 trồng được 4220 cây. 
- Bài toán hỏi cả hai đội trồng bao nhiêu cây ?
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Cả hai đội trồng được số cây là:
3680 + 4220 = 7900 ( cây )
 ĐS: 7900 cây
B
M
A
- 1 học sinh nhận xét
P
Q
N
C
 D
- Là N
- Là N
- Là P
- Là Q
- Muốn thực hiện phép cộng trong phạm vi 10.000 ta thực hiện theo 2 bước.
+ Bước 1: Đặt tính
+ Bước 2: Tính
- Khi đặt tính phải viết các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau và không quên viết dấu cộng rồi kẻ vạch ngang.
- Khi tính ta cộng từ phải sang trái.
TẬP LÀM VĂN
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I/Mục tiêu: 
-Bước đầu biết báo cáo vè hoạt động của tổ trong tháng vuwafqua dựa theo bài tập đọc đã học 9BT1); viết lại một phần nội dung báo cáo trên (về học tập, hoặc về lao động) theo mẫu (BT2)
II/Chuẩn bị : 
	- Mẫu báo cáo ( BT2) để khoảng trống điền nội dung, đủ phát cho từng học sinh ( nếu có )
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 học sinh tiếp nối kể lại câu chuyện: “ Chàng trai làng Phù Đổng “.
- Mỗi em kể 1/2 câu chuyện.
* Hỏi: Câu b: Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai ?
Câu c: Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô ?
- 1 học sinh đọc lại kết quả tháng thi đua: Noi gương chú bộ đội ( tuần 19/40) và các câu trả lời SGK. 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm bài tập thực hành. Báo cáo trước các bạn trong tổ hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo mẫu của bài: “ Báo cáo kết quả tháng thi đua noi gương chú bộ đội “. Sau đó, các em sẽ viết lại báo cáo trên gửi ( thầy hoặc cô giáo ) theo mẫu đã cho. Các em đã học sinh lớp 3 nên cần rèn luyện để viết một bảng báo cáo, trình bày báo cáo.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
* Bài tập 1
- Dựa theo bài tập đọc báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội “ hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua.
- Gọi 1 vài học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Cho cả lớp đọc thầm bài báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội “ở trang 10 tập 2.
- Báo cáo kết quả hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục:
1. Học tập
2. Lao động
- Báo cáo kết quả học tập tháng thi đua cần phải như thế nào ?
- Cho học sinh hoạt động theo tổ
- Cho mỗi bạn trong tổ đóng vai, tổ trưởng báo cáo lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin ( thời gian 5 phút )
- Cho cả tổ nhận xét, góp ý nhanh cho từng bạn.
- Từng tổ chọn bạn dự thi trình bày báo cáo trước lớp.
- Tuyên dương học sinh trình bày báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin.
* Bài tập 2: Hãy viết lại nội dung báo cáo trên gởi cô giáo ( hoặc thầy giáo ) theo mẫu.
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 2 và mẫu báo cáo trang 20
- Báo cáo có phần quốc hiệu viết như thế nào ?
- Có địa điểm, thời gian, viết:
- Tên báo cáo: Báo cáo của tổ, lớp, trường nào ?
- Người nhận báo cáo
( Trường hợp nếu không có mẫu phô tô cho học sinh trình bày )
- Dòng quốc hiệu lùi vào 3 ô
- Tiêu ngữ lùi vào 4 ô để trống 1 dòng
- Địa điểm thời gian lùi 6 ô để trống 1 dòng.
- Tên báo cáo hoạt động lùi vào 2 ô.
- Chữ đầu dòng tiếp theo lùi vào 2 ô và chừa 1 dòng
- Dòng kính gửi lùi vào 2 ô và chừa 1 dòng ?
- Mẫu báo cáo phải viết như thế nào ?
- Cho học sinh tưởng tượng mình là tổ trưởng viết báo cáo của tổ về các mặt học tập, lao động.
- Gọi 1 số học sinh đọc mẫu báo cáo.
* Giáo viên nhận xét
- Chấm điểm một số báo cáo tuyên dương viết mẫu bảng báo cáo rõ rngf, ngắn gọn.
3. Củng cố - dặn dò:
* Giáo viên nhận xét tiết học, khen những học sinh làm tốt bài thực hành.
* Dặn: Dặn những học sinh chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà làm tiếp.
- Cả lớp hãy ghi nhớ mẫu và cách viết báo cáo.
- 2 học sinh lên bảng kể lại câu chuyện: “ Chàng trai làng Phù Đổng “
- Học sinh lên bảng trả lời câu hỏi
- Học sinh theo dõi lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Vài em, đọc yêu cầu bài 1
- Cả lớp đọc thầm lại bài báo cáo kết quả tháng thi đua” Noi gương chú bộ đội “ SGK/10
- Cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình ( không bắt chước máy móc các nội dung trong bài tập đọc ).
- Học sinh sinh hoạt theo nhóm tổ báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng.
- Mỗi thành viên của tổ tự lập đóng vai tổ trưởng báo cáo kết quả trong một tổ.
- Cả tổ nhận xét từng bạn đã đóng vai tổ trưởng.
- Học sinh các tổ dự thi báo cáo trước lớp.
- Bình chọn bạn có bảng báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng tự tin.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2
- 1 học sinh đọc mẫu báo cáo SGK/21
- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tiêu ngữ (Độc lập - tự do - hạnh phúc )
- Đà Nẵng, ngày 28 tháng 2 năm 2004
- Kính gởi cô giáo ( thầy giáo lớp…..)
- Mẫu báo cáo phải viết ngắn gọn, rõ ràng.
- Học sinh viết mẫu báo cáo vào bản pho to hoặc vỏ tập làm văn.
- Vài học sinh đọc mẫu báo cáo trên lớp.
- Cả lớp nhận xét
SINH HOẠT LỚP
 I/ MỤC TIÊU
- Tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả học tập tuần qua, phổ biến công việc tuần đến.
- Sinh hoạt hoạt tạo không khí vui vẻ thoải mái.
II/ Nội dung sinh hoạt:
1.(10)Tổng kết , đánh giá kết quả học tập tuần 20.
- Yêu cầu các tổ, lớp trưởng báo cáo kết quả học tập của lớp.
- GV nhận xét

File đính kèm:

  • docThứ 6.doc
Giáo án liên quan