Giáo án lớp 3 - Tuần 11, thứ ba

I/ Mục tiêu:

+ Ôn 4 động tác của bài thể dục.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.

+ Học động tác bụng. Yêu cầu học sinh thực hiện đúng yêu cầu kĩ thuật động tác.

+ Trò chơi: “Bỏ khăn”. Yêu cầu học sinh tham gia trò chơi tương đối chủ động, đúng luật.

+ II/ Chuẩn bị:

+ Địa điểm: Sân tập

+ Phương tiện: 1 còi, sân kẻ trò chơi.

III/ Tiến trình lên lớp:

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 11, thứ ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2010
THỂ DỤC: ĐỘNG TÁC BỤNG CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
- TRÒ CHƠI: “BỎ KHĂN”.
I/ Mục tiêu:	
+ Ôn 4 động tác của bài thể dục.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
+ Học động tác bụng. Yêu cầu học sinh thực hiện đúng yêu cầu kĩ thuật động tác.
+ Trò chơi: “Bỏ khăn”. Yêu cầu học sinh tham gia trò chơi tương đối chủ động, đúng luật.
+ II/ Chuẩn bị:
+ Địa điểm: Sân tập
+ Phương tiện: 1 còi, sân kẻ trò chơi.
III/ Tiến trình lên lớp:
NỘI DUNG
ĐL
HÌNH THỨC
1/ Phần mở đầu:
+ Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
+ Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
+ Xoay các khớp.
6-8’
1-2’
1-2’
2-3’
II/ Phần cơ bản:
+ Ôn 4 động tác của bài thể dục
giáo viên hô - học sinh thực hiện.
+ Giáo viên theo dõi chữa sai.
+ Học động tác bụng.
- Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích kĩ thuật động tác.
- Học sinh theo dõi làm theo.
- Chia tổ thực hiện.
+ Ôn trò chơi: “Bỏ khăn”. 
+ G/V nêu cách chơi, cho học sinh chơi thử, sau đó chơi chính thức.
+ Giáo viên theo dõi, chữa sai.	
24-26’
6-7’
9-10’
8-10’
III/ Phần kết thúc:
+ Cúi người thả lỏng
+ Hệ thống lại bài.	
+ Nhận xét tiết học.
+ Giao bài tập về nhà: Ôn lại trò chơi vừa học
4-6’
1-2’
1-2’
1-2’
1’
TOÁN: LUYỆN TẬP
TẬP ĐỌC: CÓ CHÍ THÌ NÊN
I/ Mục tiêu:
N3: - Biết giải bài toán bằng hai phép tính.
 - Làm được các bài tập: 1, 3, 4(a,b).
N4: - Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi 
 - Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ : Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nên nản lòng khi gặp khó khăn.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ Chuẩn bị:
N3: - SGK, vở bài tập.
N4: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - HD giúp các em biết giải bài toán bằng hai phép tính.
 - HD bài tập 1 và cho các em làm bài vào vở tập.
HS: - Lên bảng làm B1, lớp làm bài vào vở tập.
Bài 1/ Bài giải
Lúc đầu số ôtô còn lại là:
45 – 18 = 27 (ôtô)
Lúc sau số ôtô còn lại là:
27 – 17 = 10 (ôtô)
Đáp số: 10 ôtô
GV: - HD thêm giúp các em làm đúng B3 theo yêu cầu bài tập.
B3/ Giúp các em quan sát sơ đồ minh hoạ rồi nêu bài toán, sau đó chọn bài toán phù hợp cho các em giải bài toán. Gồm hai bước giải:
14 + 8 =22 (bạn)
14 + 22 = 36 (bạn)
HS: - Làm bài tập vào vở.
GV:- HD bài tập 4 và cho các em làm bài vào vở tập.
HS: Làm bài theo yêu cầu.
B4/ Giúp các em làm bài theo mẫu SGK.
a/ 12 x 6 = 72 ; 72 – 25 = 47
b/ 56 : 7 = 8 ; 8 – 5 = 3
GV: - Thu vở chấm bài , sửa sai, HD lại giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài .
HS: - Sữa lại bài tập, nhắc lại ghi nhớ.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới: Bảng nhân 8
GV:- GTB (Tranh minh hoạ)
 - Luyện đọc
 - Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng câu tục ngữ (4lượt)
 - Kết hợp sửa lỗi phát âm, giúp hs giải nghĩa một số từ khó.
HS: Luyện đọc theo cặp 7 câu tục ngữ.
GV: Đọc diễm cảm và HTL 7 câu tục ngữ.
 - HDTìm hiểu bài và giao việc cho các nhóm 
 - Goi HS đọc 7 câu tục ngữ và trả lời câu hỏi.
 - Giúp hs hoàn thiện câu trả lời.
Y/c hs nêu ý nghĩa bài
HS:- Trao đổi theo cặp, phát biểu.
KL: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nên nản lòng khi gặp khó khăn.
 - Nhắc lại
GV: Hướng dẫn cách đọc diễn cảm.
HS: Tiếp nối nhau đọc 
GV: Tổ chức thi đọc diễn cảm.
Cả lớp và GV nhận xét.
HS: Nhắc lại nội dung bài.
GV: Liên hệ thực tế để giáo dục.
CHÍNH TẢ: NGHE-VIẾT: TIẾNG HÒ TRÊN SỐNG
TOÁN : TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I/ Mục tiêu:
N3:- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT 2
N4:- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
 - Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
II/ chuẩn bị:
N3:- Viết sẳn đoạn viết CT và bài tập 2.
N4:- SGK, vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới: 
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - Đọc bài viết và nêu nôi dung của bài, HD các em tập viết những từ khó trong đoạn.
 - Đọc từng câu cho các em viết (Mỗi câu đọc từ 4 đến 5 lần, đối với HSY đánh vần cho các em viết).
HS: Viết bài chính tả theo yêu cầu.
GV:- HD bài tập áp dụng và gọi HS lên bảng làm bài tập, lớp làm bài vào vở.
HS:- Làm bài vào vở tập.
BT2/ - Chuông xe đạp kêu kính coong, vẽ đường cong.
 - Làm xong việc, cái xoong.
GV: Thu vở chấm chữa bài và hướng dẫn lại bài tập sai cho các em sửa lại bài.
HS: Sửa lại lỗi chính tả và bài tập sai.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục làm bài và chuẩn bị bài mới: Nh-V: Vẽ quê hương
HS: Chuẩn bị bài mới
GV: Đính câu a lên bảng, Y/c hs tính giá trị của biểu thức đó.
HS: 2 hs lên bảng tính giá trị biểu thức, các em khác làm vào vở.
GV:- Cho hs so sánh.
Cả lớp và gv nhận xét.
 - Đính câu b) lên bảng
Y/c hs viết giá trị của biểu thức vào ô trống.
Cho hs nhìn bảng, so sánh kết quả.
KL: (a x b)x c=a x (b x c)
HS: Rút ra kết luận khái quát bằng lời.
GV:- HD BT Luyện tập
BT1(a): Cho hs xem cách làm mẫu.
2 em lên bảng tính bằng hai cách theo mẫu.
Cả lớp và gv nhận xét.
BT2(a): Tính bằng cách thuận tiện nhất
Y/c hs vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính bằng cách thuận tiện nhất.
2 hs làm trên bảng, các em còn lại làm vào vở
cả lớp và gv nhận xét
*BT3: giải toán
HS: đọc và tìm hiểu đề bài
.HS: Nêu lại tính chất kết hợp của phép nhân.
GV: Nhận xét tiết học
ĐẠO ĐỨC: RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI KIỂM TRA
KHOA HỌC: BA THỂ CỦA NƯỚC
I/ Mục tiêu:
N3: - Giúp các em biết trình bày bài kiểm tra theo đứng yêu cầu.
 - Các em biết viết tên mình, lớp, trường theo đúng quy định.
N4:- Nêu được tồn tại ở ba thể : lỏng, khí, rắn.
 - Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
II/ Chuẩn bị:
N3: - Vở bài tập đạo đức.
N4: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề.
 - Giúp các em biết cách viết theo yêu cầu của tờ giấy kiểm tra.
HS:- Chuẩn bị giấy và thực hành viết theo yêu cầu.
GV:- HD các em viết :
+ Họ và tên: .........
+ Lớp: .................
+ Trường: ...........
HS:- Thực hành viết theo hướng dẫn.
GV:- Quan sát và hướng dẫn các em viết đúng. HD các em viết:
+ Kiểm tra giữa học kì I
+ Môn: ...........
+ Năm học: 2009 - 2010
HS:- Tập viết theo yêu cầu
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường. 
GV:- GTB
 - Tìm hiểu hiện tượng từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
HS:- Trả lời câu hỏi trong SGK
cả lớp và gv nhận xét.
Y/c hs làm thí nghiệm như hình 3 tr44(SGK).
 - Đem dụng cụ ra làm thí nghiệm theo nhóm
GV: - yc hs báo cáo kết quả quan sát được
LK: Nước ở thể lỏng thường xuyên bay hơi chuyển thành thể khí. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước ở thể lỏng.
 - Tìm hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại.
 - Giao nhiệm vụ cho hs.
HS:- Đọc và quan sát hình 4,5 và trả lời câu hỏi.
 - Quan sát và thảo luận.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Cả lớp và gv nhận xét.
KL: Khi nước đủ lâu ở nhiệt độ 00C hoặc dưới 00C, ta có nước ở thể rắn.
GV: đặt câu hỏi
-Nước tồn tại ở những thể nào?
-Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó và tính chất riêng của từng thể.
HS: Trình bày.
Cả lớp và gv nhận xét.
HS: Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước
TẬP ĐỌC* : LUYỆN ĐỌC BÀI: TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG
KỂ CHUYỆN : BÀN CHÂN KỲ DIỆU
I/ Mục tiêu:
N3:- Giúp các em luyện đọc lại bài : Tiếng hò trên sông.
N4:- Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu.
 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Kí giàu nghị lực, có ý chí vươn lên học tập và rèn luyện. 
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK.
N4: - Tranh minh hoạ
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS: Luyện đọc lại bài “Tiếng hò trên sông ”
GV:- Giao nhiệm vụ: bài tập đọc này ta đã học vậy yêu cầu các em luyện đọc đúng, nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
 * HSY: đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài.
GV:- Gọi các em đọc, chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
HS:- Tiệp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi những học sinh yếu đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài, chỉnh sửa nhịp đọc và tuyên dương những em có tiến bộ trong quá trình luyện đọc.
HS:- Tiếp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi học sinh có thể đọc thuộc một vài khổ thơ mà em thích.
3/ Củng cố dặn dò:
- Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới.
GV:- GTB nêu MĐ,YC tiết học.
 - Kể chuyện Bàn chân kì diệu
 - Kể lần 1.
 - Cho HS lắng nghe.
 - Kể lần 2, kết hợp vó tranh minh hoạ.
 - Hướng dẫn hs kể, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
HS:- Nối tiếp nhau đọc yc 1;2;3 của bài tập. 
 - Kể theo cặp.	
GV: tổ chức thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
Cả lớp và GV nhận xét.
HS: Thi kể toàn bộ câu chuyện.
GV: Đính tiêu chuẩn đánh giá lên bảng.
Cả lớp nhận xét sau mỗi lần kể, Nêu câu hỏi để trao đổi với bạn.
HS: Nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
GV: Liên hệ thực tể để giáo dục.
GV: Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị tiết sau

File đính kèm:

  • docTHỨ BA.doc
Giáo án liên quan