Giáo án lớp 3, tập đọc

I- Mục đích yêu cầu:

TẬP ĐỌC

_ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

+ Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ : hạ lệnh, xin sữa, đuổi đi, bật cười.

+ Ngắt nghỉ đúng, phân biệt lời người kể với lời nhân vật.

_ Rèn kĩ năng đọc hiểu:

+ Đọc thầm nhanh, hiểu nghĩa các từ khó ở phần chú giải cuối bài.

+ Hiểu nội dung và ý nghĩa của cân chuyện, ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé.

KỂ CHUYỆN

_ Rèn kĩ năng nói:

+ Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

+ Biết phối hợp điệu bộ, nét mặt với lời kể. Thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

 

doc24 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3, tập đọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười có lỗi phải xin lỗi trước.
_ HS thảo luận nhóm 4.
_ HS nêu kết quả thảo luận.
_ HS nhận xét.
_ HS gạch chân các từ cần nhấn giọng.
- HS đọc nhóm, phân vai, tự cử người đọc.
_ Các nhóm thi đọc.
_ HS nhận xét.
_ HS quan sát tranh, nhớ nội dung chuyện, kể lại nội dung câu chuyện.
_ 1 HS đọc yêu cầu kể chuyện.
_ 1 HS đọc mẫu SGK, lớp đọc thầm theo.
_ 2 HS tập kể cho nhau nghe.
_ HS nhận xét, bình chọn.
3. Củng cố – dặn dò:
_ Các em học được điều gì qua câu chuyện này? GV: bạn bè phải biết nhường nhịn nhau, yêu thương nhau, nghĩ tốt về nhau, cam đảm nhận lỗi.
_ Giúp HS thấy được sự khác nhau giữa đọc truyện và kể chuyện.
_ Về chuẩn bị bài hôm sau “cô giáo tí hon”
_ Nhận xét tiết học.
Tập đọc:
CÔ GIÁO TÍ HON
I- Mục đích yêu cầu:
_ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
+ Đọc trôi chảy cả bài.
+ Chú ý đọc đúng: khoan thai, khúc khích, ngọng líu, núng nính.
_ Rèn kĩ năng đọc hiểu:
+ Hiểu nghĩa các từ: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính.
+ Hiểu nội dung bài: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em. Các bạn nhỏ yêu cô giáo -> ước mơ trở thành cô giáo.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
_ Tranh minh họa SGK.
_ Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc.
III-Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*- Ổn định tổ chức:
1- Kiểm tra bài cũ:
_ Gọi 2 HS đọc bài “Ai có lỗi”.
+ Em thấy bạn nhỏ trong bài có ngoan không? Vì sao?
_ GV nhận xét, cho điểm HS.
2- Dạy bài mới:
a Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn luyện đọc:
+. GV đọc mẫu toàn bài:
_ Giới thiệu tranh.
+. Luyện đọc và giải nghĩa từ:
* Luyện đọc câu:
_ Cho HS đọc nối tiếp từng câu trong mỗi đoạn (lần1).
_ Cho HS phát hiện từ khó.
_ GV hướng dẫn HS sữa phát âm.
_ Gọi HS đọc nối tiếp câu (lần2).
_ GV nhận xét.
* Đọc từng đoạn trước lớp:
_ GV chia đoạn.
_ Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn. 
	+ Đoạn 1: Từ đầu -> chào cô.
	+ Đoạn 2: Tiếp -> đánh vần theo.
	+ Đoạn 3: Còn lại.
_GV giúp Hs hiểu nghĩa các từ mới trong bài:khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính. GV cho HS ngắt câu dài: Nó cố bắt chước dáng đi khoan thai của cô giáo/khi cô bước vào lớp//
+ Cho HS đọc đoạn trong nhóm (đọc nối tiếp từng đoạn).
_ GV theo dõi, quan sát giúp các nhóm đọc đúng.
_ GV yêu cầu đại diện các nhóm đọc trước lớp.
_ Cho HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
_ GV nhận xét, tuyên dương.
c. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
_ Cho HS đọc thầm từng đoạn để tìm hiểu nội dung bài.
	+ Trong chuyện có những nhân vật nào?
	+ Các bạn nhỏ chơi trò gì?
_ Yêu cầu cả lớp đọc thầm cả bài.
GV hỏi:
	+ Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé làm em thích thú?
_ Các em đọc thầm đoạn: Đàn …… đến hết.
	+ Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám học trò?
GV: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh, các em có thể rủ anh chị của mình cùnh chơi với nhau.
d. Luyện đọc lại:
_ Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài.
_ GV treo bảng phụ, hướng dẫn một số từ cần nhấn giọng: kẹp lại, thả, khoan thai.
_ Cho HS đọc nhấn giọng đoạn văn.
_ GV cho các nhóm thi đua đọc nối tiếp.
_ Cho HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
_ GV nhận xét, tuyên dương.
_ 2 HS đọc bài “Ai có lỗi”.
_ HS trả lời.
_ HS nghe giới thiệu.
_ HS nghe, quan sát tranh.
_ HS đọc nối tiếp câu trong đoạn.
_ HS nêu từ và luyện đọc từ.
(nếu HS đọc sai)
- Một số HS khác đọc nối tiếp câu lần2.
_ 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
_HS đọc từng đoạn trong nhóm
_ Các nhóm thi đọc đoạn trước lớp.
_ HS bình chọn, nhận xét.
_ HS đọc thầm đoạn văn.
+ Có Bé và 3 em nhỏ là Hiển, Anh và Thanh.
+ Trò chơi lớp học.
_ HS đọc thầm cả bài.
+ HS trả lời
_ HS đọc thầm đoạn 3.
+ HS tự trả lời.
_ 3 HS đọc nối tiếp cả bài.
_ HS nêu từ cần nhấn giọng.
_ HS đọc.
_ HS các nhóm thi đua đọc nối tiếp.
_ HS nhận xét, bình chọn.
3. Củng cố – dặn dò: _ Các em có thích trò chơi lớp học không?
-Có thích trở thành cô giáo không? _ Về chuẩn bị đọc trước bài “Chiếc áo len”.
Chủ đề : MÁI ẤM
Thứ 2 ngày 31 tháng 8 năm 2009
TUẦN 3:
Tập đọc-Kể chuyện
CHIẾC ÁO LEN
I- Mục đích yêu cầu:
TẬP ĐỌC
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
_ Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng: lạnh buốt, lất phất, phụng phịu.
_ Biết nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
_ Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
_ Đọc diễn cảm.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
_ Hiểu các từ ngữ trong bài.
_ Nắm được diễn biến câu chuyện, hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu nhau.
KỂ CHUYỆN
1. Rèn kĩ năng nói:
_ HS biết nhập vai, kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan.
_ Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
_ Biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt.
2. Rèn kĩ năng nghe cho HS:
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
_ Tranh minh họa bài tập đọc.
_ Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn.
III-Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Ổn định tổ chức:
B- Kiểm tra bài cũ:
_ Gọi 3 HS đọc bài “Cô giáo tí hon” và trả lời câu hỏi:	
	+ Các bạn nhỏ trong bài chơi trò gì?
	+ Những cử chỉ nào của cô giáo làm em thích? Vì sao?
_ GV nhận xét, cho điểm HS.
C- Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện đọc:
a. GV đọc mẫu toàn bài.
b. Luyện đọc-giải nghĩa từ.
* Luyện đọc câu:
_ Gọi HS đọc nối tiếp câu trong từng đoạn.
_ GV phát hiện từ khó HS phát âm sai, luyện đọc từ khó: lạnh buốt, lất phất, phụng phịu.
_ Gọi một số HS khác đọc nối tiếp câu lần 2.
_ GV nhận xét.
* Luyện đọc từng đoạn:
_ GV chia đoạn văn: 4 đoạn……
_ Gọi 4 HS đọc nối tiếp mỗi em một đoạn. GV hương dẫn ngắt nghỉ hơi, thay đổi giọng đọc cho phù hợp.
_ GV rút từ ngữ, hỏi nghĩa từ.:bối rối , thì thào
_ Gọi 4 HS khác đọc nối tiếp đoạn.
+ Đọc đoạn trong nhóm bốn
_ GV nhận xét.
+ Cho 3 em đại diện 3 nhóm đọc 3đoạn, lớp đọc đồng thanh đoạn 4
_ GV nhận xét, tuyên dương.
TIẾT 2
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
_ Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài.
_ HS đọc thầm từng đoạn 1và trả lời câu hỏi.
	+ Chiếc áo len của bạn Hoa đẹp và tiện lợi như thế nào?
_ Gọi 1 HS đọc to đoạn 2.
	 + Vì sao Lan dỗi mẹ?
_ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3.
	+ Anh Tuấn nói với mẹ những gì?
_ GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4 và thảo luận nhóm: 
	+ Tìm hiểu xem vì sao Lan ân hận?
_ Cho HS khác nhận xét, bổ sung.
_ GV nhận xét, tuyên dương.
+ Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và đặt tên khác cho câu chuyện.
VD: Ba mẹ con, Tấm lòng của người anh, Cô bé ngoan……
_ Có bao giờ các em đòi cha mẹ mua cho những thứ đắt tiền, làm cho cha mẹ phải lo lắng không?
_ Sau đó em có nhận ra mình sai và xin lỗi, tỏ ra hối hận không?
_ GV tổng kết, liên hệ.
4. Luyện đọc lại:
_ Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS và y/c HS đọc theo vai trong nhóm.
_ GV mời các nhóm thi đọc phân vai.
_ Cho HS n xét, bình chọn nhóm đọc hay.
_ GV nhận xét, tuyên dương.
KỂ CHUYỆN
1. GV nêu nhiệm vụ:
_ GV treo bảng ghi câu hỏi.
_ Dựa vào các câu hỏi gợi ý SGK, kể lại từng đoạn của câu chuyện: “Cái áo len” theo lời của bạn Lan.
2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn:
a.Giúp HS nắm được nhiệm vụ
_ Kể theo gợi ý :gợi ý là điểm tựa để nhớ các ý trong câu chuyện.
_ Kể theo lời của bạn Lan: kể theo cách nhập vai, không giống y như đọc văn bản SGK……Người kể đóng vai Lan, phải xưng là “tôi” hoặc “em”.
b. Kể mẫu đoạn 1:
_ Yêu cầu HS đọc câu hỏi gợi ý kể đoạn 1ở bảng phụ.
_ Gọi 1 HS khá kể mẫu đoạn 1.
GV: đoạn này cần kể đủ 3 ý.
c. Cho từng cặp HS tập kể:
 Thay nhau kể lại chuyện.
d. HS kể trước lớp.:
_ Gọi 4 HS kể nối tiếp trước lớp.
_ GV có thể gọi HS giúp bạn kể lại đoạn mà bạn của mình chưa kể được.
_ Cho HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
_ GV nhận xét, tuyên dương.
_ 3 HS đọc bài “Cô giáo tí hon” và HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
_ HS nhận xét.
_ HS nghe giới thiệu
_ HS mở SGK đọc thầm theo.
_ HS đọc nối tiếp câu trong từng đoạn.
_ HS đọc nối tiếp câu lần 2
_ HS theo dõi, đánh dấu đoạn văn.
_ 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
_ HS đọc chú giải SGK.
_ 4 HS đọc nối tiếp đoạn.
_ 4 HS ngồi gần nhau đọc cho nhau nghe.
_ HS làm theo y/c của GV
_ HS khác nhận xét.
_ HS đọc thầm toàn bài.
_ HS đọc thầm đoạn.
+ Màu vàng, có dây kéo, có mũ.
_ 1 HS đọc đoạn 2,lớp đọc thầm.
+ Vì mẹ không thể mua được chiếc áo len.
_ HS đọc thầm đoạn 3.
+ Mẹ hãy mua áo cho Lan, con khoẻ không cần ……
_ HS trả lời.
_ HS khác nhận xét, bổ sung.
_ HS đọc thầm, đặt tên khác cho chuyện.
_ HS tự trả lời.
_Làm theo y/c của GV.
_ HS các nhóm đọc theo vai (nhân vật).
_ HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
_ HS đọc thầm phần gợi ý kể chuyện.
_ 1 HS đọc to phần câu hỏi, gợi ý.
_ HS nghe hướng dẫn.
_ 1 HS đọc câu hỏi.
_ 1 HS kể mẫu đoạn 1.
+ 2 HS ngồi gần tập kể cho nhau nghe.
_ 4 HS kể nối tiếp nhau.
_ HS nhận xét. 
5. Củng cố – dặn dò:
_ Câu chuyện trên giúp em biết điều gì? - HS tự nêu.
GV: Trong gia đình ta phải biết yêu thương, nhường nhịn 

File đính kèm:

  • docT DOC.doc
Giáo án liên quan