Giáo án lớp 2 - Tuần 5, 6 môn Mỹ thuật

I/Mục Tiêu

-HS nhận biết hình , khối của một số quả

-Nặn được một số quả gần giống với mẫu

II/Chuẩn Bị

+Giáo viên :

- Sưu tầm tranh, ảnh một số loại quả có hình dáng, màu sắc đẹp.

- Một vài loại quả thực như : cam , chuối , xoài , đu đủ , măng cụt , cà tím,,,

- Một số loại quả mẫu do GV nặn được hoặc bài nặn của HS các lớp trước.

+Học sinh :

- Đất nặn hoặc giấy màu

- Giấy hoặc tập vẽ , màu vẽ các loại

III/CÁC HOẶC ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 5, 6 môn Mỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MĨ THUẬT Bài 5 TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO
 NẶN HOẶC VẼ , XÉ DÁN HÌNH QUẢ
I/Mục Tiêu 
-HS nhận biết hình , khối của một số quả 
-Nặn được một số quả gần giống với mẫu
II/Chuẩn Bị
+Giáo viên :
- Sưu tầm tranh, ảnh một số loại quả có hình dáng, màu sắc đẹp.
- Một vài loại quả thực như : cam , chuối , xoài , đu đủ , măng cụt , cà tím,,,
- Một số loại quả mẫu do GV nặn được hoặc bài nặn của HS các lớp trước.
+Học sinh :
- Đất nặn hoặc giấy màu 
- Giấy hoặc tập vẽ , màu vẽ các loại
III/CÁC HOẶC ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Giới thiệu bài:
- Gv dùng tranh , ảnh hoặc mẫu thật và tìm cách giới thiệu bài cho hợp lý , hấp dẫn lôi cuốn HS vào bài học 
-Ghi tựa bài 
2/ Các hoạt động :
*Hoạt động 1:Quan sát – nhận xét 
-GV giới thiệu vài loại quả và đặt câu hỏi gợi ý để HS nhận biết :
+Tên của quả 
+Đặc điểm , hình dáng , màu sắc và sự khác nhau của một số loại quả 
-Gợi ý cho HS chọn quả để nặn( hoặc vẽ, xé dán)
-HS chú ý lắng nghe và nhắc lại tựa bài
-HS quan sát và trả lời câu hỏi 
*Hoạt động 2: Cách nặn quả 
-Gv hướng dẫn HS 
+Nhào , bóp đất nặn cho dẻo , mềm 
+Nặn thành khối có dáng của quả trước 
+Nặn , gọt dần cho giống với quả mẫu
+Sửa hoàn chỉnh và gắn , các chi tiết (cuống,lá)
*Lưu ý HS : 
+Trong quá trình tạo dáng , cắt ,gọt , nắn sửa hình nếu thấy chưa ưng ý có thể vo, nhào đất làm lại từ đầu .
+Chọn đất màu thích hợp để nặn màu hoặc vẽ màu cho gần giống với mẫu,
-HS quan sát và lắng nghe theo hướng dẫn của GV
*Hoạt động 3: Thực hành 
-GV đặt một số quả ở vị trí vẽ theo mẫu, gợi ý HS chọn quả để nặn.
-Yêu cầu HS dùng bảng con đặt trên bàn để nhào đất , không làm rơi đất , không bôi bẩn lên bàn hoặc quần áo.
-GV quan sát HS thực hành và giúp đỡ một số em còn thực hành lúng túng,
-HS thực hành
*Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá 
-GV gợi ý cho HS nhận xét những bài nặn đẹp
-Nhận xét tiết học và tuyên dương một số em hoàn thành tốt để động viên chung 
3/ Dặn dò : Chuẩn bị màu vẽ cho bài học sau 
 -Không được vẽ màu trước vào bài 6
-HS nhận xét các sản phẩm đã hoàn thành
MĨ THUẬT Bài 6 : VẼ TRANG TRÍ
 VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG
I/Mục Tiêu
-HS biết vẽ trang trí hình vuông 
-Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông
-Cảm nhận được vẽ đẹp của hình vuông khi được trang trí 
II/Chuẩn bị 
+Giáo viên
-Sưu tầm một vài đồ vật có dạng hình vuông được trang trí: khăn vuông, gạch hoa,…
-Một số bài vẽ trang trí hình vuông của hs các lớp trước.
-Hình gợi ý cách vẽ.
-Phấn màu.
+ Học sinh
Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
Thước, bút chì, màu vẽ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1/ Giới thiệu bài
Giáo viên lựa chọn cách giới thiệu bài cho phù hợp với nội dung.
 2/Các hoạt động 
 * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 
 -Giáo viên cho HS xem một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí; các bài trang trí hình vuông và gợi ý để các em nhận biết:
 + Sự khác nhau về cách trang trí ở các hình vuông:về hoạ tiết, cách sắp xếp các hoạ tiết và màu sắc.
 + Hoạ tiết thường dùng để trang trí hình vuông: hoa, lá,chim, thú,…
 + Hoạ tiết chính, hoạ tiết phụ.
 + Hoạ tiết phụ ở các góc giống nhau.
 + Đậm nhạt và màu hoạ tiết.
Lắng nghe.
Quan sát vật mẫu và trả lời qua gợi ý.
 * Hoạt động 2 : Cách vẽ hoạ tiết và mẫu.
- GV giới thiệu cách vẽ hoạ tiết:
 +Quan sát hình a để nhận ra các hoạ tiết và tìm cách vẽ tiếp.
 +Vẽ hoạ tiết ở giữa hình vuông trước : Dựa vào các đường trục để vẽ cho đều. (H b)
 +Vẽ hoạ tiết vào các góc và xung quanh để hoàn thành bài vẽ. (Hc).
 -Gợi ý HS vẽ màu: Chọn màu cho hoạ tiết chính, hoạ tiết phụ, màu nền.
 -Gợi ý HS vẽ màu: Chọn màu cho hoạ tiết chính, hoạ tiết phụ, màu nền.
 -Nên vẽ các màu đã chọn vào hoạ tiết chính hoặc màu nền trước, vẽ màu các hoạ tiết phụ sau.
 *Lưu ý : Vẽ màu đều ,không lem ra ngoài hoạ tiết.
 -Các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt.
-HSQS theo HD của GV.
QSHD trên bảng.
 *Hoạt động3 : Thực hành:
 -Cho HS làm bài ,Theo dõi hướng dẫn HS thêm.
HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
 * Hoạt động 4 :Nhận xét, đánh giá.
 -GV cùng HS nhận xét đánh giá một số bàivẽ ( màu vẽ đều hay chưa đều, đậm hay nhạt…)
 -Gv khuyến khích bài chưa đạt.
3/Dặn dò :
 -Dặn HS về quan sát một số cái chai để tiết sau vẽ tốt ơn.
HS cùng GV nhận xét bài và chọn bài đẹp để TD các bạn .
Lắng nghe.
MĨ THUẬT Bài 7 : VẼ THEO MẪU- VẼ CÁI CHAI.
I/ Mục tiêu:
-Tạo cho HS có thói quen QS, nhận xét về hình dáng ,màu sắc một số đồ vật xung quanh.
-Biết cách vẽ và vẽ được cái chai gần giống mẫu.
II/Chuẩn bị:
+Giáo viên:
 -Một số chai mẫu có hình dáng ,màu sắc ,chất liệu khác nhau để giớithiệu ,so sánh.
 - Một số bài vẽ năm trước.
+Học sinh : 
 - Vở tập vẽ và DCHT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/ Giới thiệu bài:
 -GV chọn cách giới thiệu phù hợp với nội dung .
HS lắng nghe.
 2/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét.
-Cho HSQS vật mẫu và một số bài vẽ mẫu , gợi ý HS nhận xét về màu sắc hình dáng cái chai.
+ Các phần chính của chai gồm :miệng, cổ, vai, thân và đáy chai.
+Chai thường được làm bằng thuỷ tinh,,có màu trắng đục,màu xanh đậm hoặc màu nâu.
HSQS vật mẫu và nghe hướng dẫn của GV. 
*Hoạt động 2 : Cách vẽ cái chai.
Cho từng nhóm chọn mẫu và vẽ (tuỳ điều kiện ở địa phương.).
Bố cục bài vẽ ở phần giấy cho hợp lý, không lệch một bên, hoặc quá cao, quá thấp.
GV phác hoạ lên bảng cho HS xem về bố cục bài.
HSQS vật mẫu và lắng nghe hướng dẫn.
*Hoạt động 3 : Thực hành
-GVQS và hướng dẫn gợi ý cho từng nhóm ,từng HS:
+Điều chỉnh vị trí đặt mẫu sao cho tất cả HS đầu nhìn rõ.
 +Nhắc lại cách vẽ. 
HS thực hành theo hướng dẫn .	
*Hoạt động 4 :Nhận xét,đánh giá.
 -GV cùng HS chọn một số bàivẽ đạt để nhận xét, tuyên dương trước lớp.
- Động viên khuyến khích bài chưa đạt .
3/ Dặn dò :
-Về tập quan sát người thân (ông ba,ø cha mẹ…) để tiết sau học vẽ chân dung.
HS cùng nhận xét bài theo hướng dẫn .
Lắng nghe.
MĨ THUẬT Bài 8 : VẼ TRANH –VẼ CHÂN DUNG.
I/ Mục tiêu:-HS tập QS, nhận xét về đặc điểm khuôn mặt người.
-Biết cách vẽ và vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè.
-Yêu quý người thân và bạn bè.
II/ Chuẩn bị:
+ GV: Sưu tầm một số tranh ,ảnh chân dung các lứa tuổi.
 Bài vẽ chân dung ở lớp trước.
+HS: giấy vẽ hoặc vở tập vẽ
 Bút chì , tẩy màu vẽ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động giáo viên.
Hoạt động học sinh.
1/ Giới thiệu bài:
 -Mỗi người đều có khuôn mặt với những đặc điểm riêng:khuôn mặt tròn, khuôn mặt trái xoan, vuông ,dài,..mắt to, nhỏ, lông mày đen đậm…,tóc có nhiều kiểu: ngắn, dài, tóc búi hay xoăn…Các em hãy quan sát hay nhớ lại khuôn mặt của người thân để vẽ thành bức tranh.
 Lắng nghe.
2/ Các hoạt động:
+Hoạt động 1:Tìm hiểu về tranh chân dung.
-Giới thiệu HS xem một số tranh chân dung của các hoạ sĩ và của thiếu nhi.
-Nêu một số câu hỏi sau:
+Các bức tranh này vẽ khuôn mặt hay vẽ nửa người hay vẽ toàn thân?
+Tranh chân dung vẽ những gì?
+Ngoài khôn mặt còn có thể vẽ gì nửa?
+Màu sắc của toàn bộ bức tranh như thế nào?
QS và trả lời theo nhận biết của mình
HS khác bổ sung.
*Hoạt động 2 :Cách vẽ chân dung.
 - Gợi ý cách vẽ hoạc vẽ lên bảng cho HS xem.
 -Có thể QS bạn trong lớp để vẽ hoặc vẽ theo trí nhớ.Cố gắng nhận xét và tìm rađặc điểm,hình dáng riêng của người mình định vẽ.
 -Dự định vẽ khuôn mặt hay nửa người,hay toàn thân cần bố cục cho hợp lí.
 -Về khuôn mặt chính diện hoặc nghiêng.
 -Vẽ khuôn mặt trứơc,vẽ cổ, mái tóc,cổ, vai sau.
 -Vẽ các chi tiết: mắt ,mũi ,miệng, tai…
 -Vẽ màu các bộ phận lớn trước, vẽ màu các chi tiết sau.
QSHD của GV.
* Hoạt đọâng 3:Thực hành 
 -GV gợi ý HS chọn vẽ người thân như ông bà cha mẹ hoặc bạn bè..
 -HDHS chọn cách vẽ trong khổ giấy.
 -Gợi ý HS vẽ thêm hình ảnh khác cho tranh sinh động.
 -GVHD các em còn chậm để các em hoàn thành bài vẽ sớm hơn.
Lắng nghe hướng dẫn và vẽ vào vở.
*Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá.
 - GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp để nhận xét, tuyên dương.
 - Động viên khuyến khích bài chưa đạt.
3/Dặn dò :
 - Dặn HS về quan sát và tập trang trí màu vào hình có sẵn.
Lắng nghe.

File đính kèm:

  • docM THUAT.doc
Giáo án liên quan