Giáo án lớp 2 - Tuần 4

I. Mục tiêu:

 - Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

 - Hiểu nội dung: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* GDKNS: - Kiểm soát cảm xúc.

 - Thể hiện sự cảm thông.

 - Tìm kiếm sự hỗ trợ.

 - Tư duy phê phán.

 

doc43 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài tập chuẩn KT: Bài 1 ( cột 1-2-3). Bài 2. Bài 3 (cột 1). Bài 4
II. Chuẩn bị:
 - GV: Đồ dùng phục vụ trò chơi.
 - HS: Bảng con, vở bài tập.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ : 49 + 25
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tìm tổng biết các số hạng của phép cộng lần lượt là:
a. 9 và 7 	 b. 39 và 6	 c. 29 và 45
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
- Hôm nay chúng ta luyện tập về phép cộng dạng 9 + 5, 29 + 5, 49 + 25
v Hoạt động 1: 
- Bài 1: Yêu cầu HS:
+ Nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính
+ Ghi kết quả vào vở 
- Bài 2: 
+ Cho HS nêu yêu cầu của bài
+ Cho HS làm vào bảng
+ Yêu cầu HS nhận xét
+ Gọi 3 HS lên thực hiện phép tính:
+ GV nhận xét và cho điểm
v Hoạt động 2: 
- Bài 3: ( Hs khá giỏi làm cả cột 2)
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Viết lên bảng: 9 + 5 … 9 + 6
+ Ta phải điền dấu gì?
+ Vì sao?
+ Trước khi điền dấu ta phải làm gì?
+ Có cách làm nào khác không?
+ Cho HS làm bài tập
+ Khi so sánh 9 + 2 và 2 + 9 có cần thực hiện phép tính không? Vì sao?
v Hoạt động 3: 
- Bài 4: 
+Yêu cầu HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra
- Bài 5: ( HS khá giỏi trả lời) 
+ Vẽ hình lên bảng 
+ Yêu cầu HS quan sát hình và kể tên các đoạn thẳng
+ Có tất cả bao nhiêu đoạn thẳng?
+ Ta phải khoanh vào chữ nào?
+ Có khoanh được chữ khác không?
4. Củng cố – Dặn dò 
- Trò chơi: Thi vẽ
+ Chuẩn bị: -Vẽ trên bảng phụ hoặc trên giấy 2 hình ngôi nhà đang vẽ dở
- Một số câu hỏi: 
Nêu phép tính cùng dạng với 9 + 5 đã học
Đặt tính và thực hiện phép tính 39 + 15
Tổng của 39 và 25 là bao nhiêu?
So sánh 19 + 25 và 18 + 25
+ Cách chơi: Chọn 2 đội. GV đặt câu hỏi các đội dành quyền trả lời. Đội nào trả lời đúng 1 câu thì trả lời 1 nét. Đội nào vẽ xong ngôi nhà là đội đó thắng
- Chuẩn bị bài: 8 cộng với một số 8 + 5
- Hát
+ Mỗi HS nêu 1 phép tính
+ Làm vào vở
+ Tính
+ 2 HS lên bảng - lớp làm vào bảng con.
+ HS làm trên bảng: 19 + 9; 
81 + 9; 20 + 39
+ Điền dấu (>, < =) vào chỗ chấm thích hợp
+ Điền dấu <
+ Vì 9 +5 = 14; 9 + 6 = 15; nên 14 < 15 nên 9 + 5 < 9 + 6
+ Phải thực hiện phép tính
+ Ta có: 9 = 9; 5 < 6 
 vậy 9 + 5 < 9 + 6
+ HS làm vào vở
+ Không cần, vì khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi
+ Làm vào vở 
+ 1 HS đọc đề bài
+ MO, MP, MN, OP, PN
+ Có 6 đoạn thẳng
+ D
+ Không, vì 3, 4, 5 đoạn thẳng không phải là câu trả lời đúng 
- Mỗi đội có 5 em
Rút kinh nghiệm:…………………………………………………………………
Tập làm văn:
Bài:	CẢM ƠN – XIN LỖI 
I. Mục tiêu:
 - Biết nói lời cám ơn, xin lỗi phù với tình huống giao tiếp đơn giản.
 - Nói được 2-3 câu ngắn về nd bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn, xin lỗi.
 - Hs khá giỏi viết được những câu đã nói ở bài tập 3.
* GDKNS: - Giao tiếp cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác.
 - Tự nhận thức về bản thân.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh
 - HS: SGK, vở
III. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
- Lớp nhận xét, Gv nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
- Hôm nay chúng ta sẽ làm 1 số bài tập về loại bài cám ơn, xin lỗi.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- Lưu ý: Khi hết 1 ý câu ta sẽ dùng dấu chấm để ngắt câu.
- “Trống tan trường đã điểm. Trời mưa to Hòa quên mang áo mưa. Lan mời bạn đi chung áo mưa với mình. Đôi bạn vui vẻ đội mưa ra về”.
Bài 2, 3: Gv cho HS nêu yêu cầu và thảo luận.
Bài 2:
- Gv chốt ý: Đối với bạn, lời cảm ơn chân thành, thân mật. Đối với cô giáo là người trên, lời cảm ơn cần thể hiện thái độ lễ phép và kính trọng. Đối với em bé là người dưới lời cám ơn chân thành, yêu mến.
Bài 3:
- Gv nhận xét, chốt ý.
- Lời xin lỗi phải lịch sự, chân thành.
- Tùy đối tượng giao tiếp, cần chọn lời xin lỗi thích hợp.
v Hoạt động 2: Kể sự việc theo tranh.
Bài 4:
- Gv treo tranh: Cho HS quan sát.
- Dựa vào tranh hãy kể lại nội dung bức tranh bằng 3, 4 câu trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp.
- Gv nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Gv nhận xét kết quả luyện tập của HS.
- Nói, viết phải thành câu rõ ý, câu cảm ơn hay xin lỗi phải hiện thái độ lịch sự, chân thành.
- Viết bài tập vào vở.
- Chuẩn bị: Tiết làm văn sau.
- Hát
- 2 HS tóm tắt nội dung qua tranh bằng lời để thành câu chuyện “Gọi bạn”
- 2 HS lên lập danh sách 4 bạn trong tổ học tập.
 - Hoạt động nhóm nhỏ.
 - HS nêu yêu cầu đề bài và thảo luận theo nhóm nhỏ – Trình bày
- Thảo luận và thực hành theo cặp
 - HS trình bày, lớp nhận xét.
 - Hoạt động lớp
 - HS quan sát tranh.
 - Bố mua cho Hà 1 gấu bông. Hà giơ 2 tay nhận và nói “Con cám ơn bố”.
 - Cậu con trai làm vở lọ hoa. Cậu khoanh tay đứng trước mẹ để xin lỗi Cậu nói “Con xin lỗi mẹ”
 - Lớp nhận xét.
 Rút kinh nghiệm:…………………………………………………………………
Tiếng việt (ônTập làm văn):
	Bài:	CẢM ƠN – XIN LỖI	 
I. Mục tiêu:
 - Biết nói lời cám ơn, xin lỗi phù với tình huống giao tiếp đơn giản.
 - Nói được 2-3 câu ngắn về nd bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn, xin lỗi.
 - Hs khá giỏi viết được những câu đã nói ở bài tập 3
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh
 - HS: SGK, vở
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
- 2 HS tóm tắt nội dung qua tranh bằng lời để thành câu chuyện “Gọi bạn”
- 2 HS lên lập danh sách 4 bạn trong tổ học tập.
- Lớp nhận xét, Thầy nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
- Hôm nay chúng ta sẽ ôn1 số bài tập về loại bài cám ơn, xin lỗi.
Bài 1:
- Lưu ý: Khi hết 1 ý câu ta sẽ dùng dấu chấm để ngắt câu.
- “Trống tan trường đã điểm. Trời mưa to Hòa quên mang áo mưa. Lan mời bạn đi chung áo mưa với mình. Đôi bạn vui vẻ đội mưa ra về”.
Bài 2, 3: Cho HS nêu yêu cầu và thảo luận.
Bài 2:
- Chốt ý: Đối với bạn, lời cảm ơn chân thành, thân mật. Đối với cô giáo là người trên, lời cảm ơn cần thể hiện thái độ lễ phép và kính trọng. Đối với em bé là người dưới lời cám ơn chân thành, yêu mến.
Bài 3:
- Nhận xét, chốt ý.
- Lời xin lỗi phải lịch sự, chân thành.
- Tùy đối tượng giao tiếp, cần chọn lời xin lỗi thích hợp.
Bài 4: Cho hs viết lại lời cảm ơn sau:
Em rơi chiếc bút, bạn em đã nhặt lên hộ em.
- Nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét kết quả luyện tập của HS.
- Nói, viết phải thành câu rõ ý, câu cảm ơn hay xin lỗi phải hiện thái độ lịch sự, chân thành.
- Viết bài tập vào vở.
- Chuẩn bị: Tiết làm văn sau.
- Hát
- Hoạt động nhóm nhỏ.
 - HS nêu yêu cầu đề bài và thảo luận theo nhóm nhỏ – Trình bày
- Thảo luận và thực hành theo cặp
- HS làm bài trong vở 5 ôli
- Cảm ơn bạn rất nhiều.
- Mình cảm ơn bạn nhé.
- Lớp nhận xét.
Thứ năm ngày 20 tháng 9 năm 2012
(sáng)
Toán:
 Tiết 19: 8 CỘNG VỚI MỘT SỐ 8 + 5
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5 lập được bảng cộng 8 cộng với 1 số (cộng qua 10)
 - Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
 - Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng.
 ( Bài tập chuẩn KT: Bài 1,2,4)
II. Chuẩn bị:
 - GV: 20 que tính, bảng cài
 - HS: SGK 
III. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Luyện tập
- HS sửa bài 2 
- Gv nhận xét
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
- Hôm nay chúng ta học toán 8 cộng với 1 số.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 
8 + 5
- Gv nêu đề toán có 8 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu bao que tính?
- Gv nhận xét cách làm bài của HS và hướng dẫn.
- Gộp 8 que tính với 2 que tính bó thành 1 chục, 1 chục que tính với 3 que tính còn lại là 13 que tính.
- Gv yêu cầu HS lên đặt tính và nêu kết quả.
- Gv nhận xét.
- Hướng dẫn HS tự lập bảng 8 cộng với 1 số.
- Gv cho HS lập bảng cộng bằng cách cộng 8 với bắt đầu từ 3 đến 9.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS học bảng cộng 8 với 1 số.
- Cho HS thời gian để học các công thức.
- Chia nhóm thảo luận đọc các công thức:
8 + 3; 8 + 4 . . . 8 + 9
v Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
- Quan sát hướng dẫn uốn nắn
- Gọi lần lượt hs nêu kq - Lượt cuối cùng, gv ghi nhanh kết quả lên bảng. – y/c cả lớp đọc lại bài 1.
Bài 2:
- Nêu yêu cầu bài?
- Cho HS ghi kết quả của bài toán.
-Bài 3: Tính nhẩm: ( hs khá giỏi nhẩm nêu kết quả và cách tính nhẩm)
Bài 4: 
- Gọi hs đọc đề toán
- Gv gợi ý tóm tắt
- Để biết cả 2 có mấy con tem ta làm ntn?
4. Củng cố – Dặn dò 
- Cho HS thi đua điền số vào ô trống.
- Cho HS đọc bảng công thức 8 cộng với 1 số
- Làm bài 1.
- Chuẩn bị: 28 + 5
- Hát
- Hoạt động lớp
- HS thao tác trên 8 que tính để tìm kết quả là 13 que tính.
+
- HS đặt 8
	 5 	 	
	 13
- HS nhận xét.
- HS lập các công thức
 8 + 3 = 11	 8 + 7 = 15
 8 + 4 = 12	 8 + 8 = 16
 8 + 5 = 13	 8 + 9 = 17
 8 + 6 = 14
- HS đọc bảng cộng 8 với 1 số.
- Hs tính nhẩm, nối tiếp nhau nêu kết quả.
 - Đọc đồng thanh bài 1.
- HS làm rồi nêu kq
	 - Tính nhẩm
 8 + 2 + 3 = 13 8 + 2 + 4 = 14
 8 + 5 = 13	 8 + 6 = 14
 9 + 1 + 7 = 17 9 + 1 + 5 = 15
 9 + 8 = 17	 9 + 6 = 15
- HS đọc đề bài
- Làm phép cộng.
	 Số tem cả hai bạn có là:
	 8 + 7 = 15 (con tem)
	 Đáp số: 15 con tem.
 8 + 6 = 14	9 + 7 = 16
 5 + 8 = 13	3 + 9 = 12
 Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………
Hoạt động ngoài giờ:
Bài:	TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP TRONG NHÀ TRƯỜNG
I/ Mục tiêu :
 - HS hiểu được thế nào là truyền thống trong nhà trường
 - HS phải có ý thức bảo về trường lớp của mình
II/ Chuẩn bị:
 Truyền thống tốt đẹp của nhà trường
III/ Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
Hoạt động 1 : Tiếp tục ôn truyền thống của trường 
- GV cho HS biết thế nào gọi là truyền thống của trường.
- GV chốt ý
- GV nêu những nhiệm vụ mà HS cần phải thực hiện trong năm học mới của truyền thống trường đề ra.
- Truyền thống dạy tốt học tốt thực hiện năm điều Bác Hồ dạy: Kính thầy, trọng bạn, phải yêu quý và giúp đỡ mọi người xung quanh.
.Hoạt động 2 : Văn hóa, văn nghệ.
- GV cho HS sinh hoạt hát múa tập thể, cá nhân nhóm 
- Nhận xét –Tuyên dương
Hoạt động 3 :Nhận xét hoạt động tuần qua 
- Ghi nhận : Duy trì nề nếp truy bài tốt.
- Xếp hàng nhanh, trật tự.
- Chuẩn bị bài đủ khi đến lớp.
- Không ăn quà trước cổng trường.
Hoạt động

File đính kèm:

  • docTUẦN 4.doc
Giáo án liên quan