Giáo án lớp 2 - Tuần 30

I/ Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Biết nghỉ hơi đúng sau dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu

 - Hiểu nội dung: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ (trả lời được câu hỏi 1, 3, 4, 5. HS khá giỏi trả lời câu hỏi 2)

GDĐĐ HCM: - Tình thương yêu bao la của Bác đối với thiếu nhi.

 - Những lời dạy của Bác với thiếu nhi về học tập, rèn luyện đạo đức.

 - Giúp HS hiểu: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn, ở, học tập thế nào. Bác khen ngợi khi các em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ.

* GDKNS: Ra quyết định; Tự nhận thức, ra quyết định; PPKTDH: trình bày ý kiến cá nhân, Thảo luận nhóm.

 

doc38 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 30, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoạn bài: “ Ai ngoan sẽ được thưởng”
 - Trả lời câu hỏi do GV nêu
 - Nhận xét phần kiểm tra bài cũ .
 2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Giới thiệu bài
- Giới thiệu bài: Cây đa quê hương
HĐ2: Luyện đọc
* Đọc từng câu.
- GV đọc mẫu
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu
- GV: Ô Lâu, bâng khuâng, vầng trán, ngẩn ngơ..…
* Đọc từng đoạn
- Luyện đọc:
 Nhìn mắt sáng, / nhìn chòm râu.
Nhìn vầng trán rộng,/ nhìn đầu bạc phơ. 
 Càng nhìn, / càng lại ngẩn ngơ . 
 Ôm hôn ảnh Bác, / mà ngờ Bác hơn . 
+ Đọc đoạn trước lớp
- Giảng: cất thầm
 Ngẩn ngơ
 * Đọc từng đoạn trong nhóm 
* Thi đọc giữa các nhóm .
 - GV nhận xét nhóm có giọng đọc hay nhất .
 * Đọc đồng thanh bài
- Đọc đồng thanh
HĐ3: Tìm hiểu bài
+ Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu ?
 + Vì sao bạn nhỏ phải “cất thầm” ảnh Bác?
+ Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 câu thơ đầu ?
+ Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ ?
+ Qua câu chuyện một bạn nhỏ sống trong vùng địch tạm chiếm, đêm đêm vẫn mang ảnh Bác Hồ ra ngắm với sự kính yêu vô vàn, ta thấy được tình cảm gì của thiếu nhi đối với Bác Hồ ?
HĐ4: Luyện đọc lại
 - Luyện đọc thuộc lòng bài thơ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- Chốt nd bài + Liên hệ giáo dục TTĐ HCM.
- Yêu cầu HS đọc bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Theo dõi GV giới thiệu bài
- Đọc thầm
- Hs đọc nối tiếp từng dòng thơ
- Hs đọc tiếng, từ khó theo yêu cầu
- HS luyện đọc ngắt nhịp thơ
- Luyện đọc đoạn nối tiếp
- nghe
- Nhóm 2 luyện đoc
- 2 nhóm thi đọc, lớp bình chọn nhóm đọc tốt 
- Cả lớp đọc đồng thanh .
- Quê ở sông Ô Lâu .
- Vì ở trong vùng tạm chiến , địch cấm nhân dân ta treo ảnh Bác Hồ, vì Bác là người lãnh đạo nhân dân ta chiến đấu giành độc lập, tự do. 
- Hình ảnh Bác hiện lên rất đẹp: Đôi má Bác hồng hào, râu, tóc bạc phơ, mắt sáng tựa vì sao, vầng trán rộng.
- Đêm đêm, bạn nhớ Bác, mang ảnh bác ra ngắm, bạn hôn ảnh Bác mà ngỡ được Bác hôn.
- Thiếu nhi vùng tạm chiếm nói riêng và thiếu nhi của cả nước nói chung rất kính yêu Bác Hồ.
- Cả lớp luyện học thuộc lòng bài thơ .
- 3 - 5 cá nhân đọc .
Tập làm văn
Tiết:30	NGHE VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
I/ Mục tiêu:
- Nghe GV kể, trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối
- Viết được câu trả lời ở bài tập 1
GDĐĐ HCM: Tình thương yêu bao la của Bác đối với con người
 - Qua câu chuyện Qua suối, giúp HS hiểu được tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ đối với mọi người. Từ đó rút ra bài học cho bản thân: cần quan tâm đến mọi người xung quanh, làm việc gì cũng phãi nghĩ tới người khác...
II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
2Hs kể lại câu chuyện “Sự tích hoa dạ lan hương” và trả lời câu hỏi sau .
 + Vì sao cây hoa biết ơn ông lão ?
 + Cây hoa xin trời điều gì ?
- Nhân xét bài kiểm tra
2/ Bài mới	 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Giới thiệu bài
- Nêu tên bài và mục têu bài dạy
 HĐ2: Luyện nói
Bài 1: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi - GV kể chuyện lần 1
-GV gọi HS đọc câu hỏi dưới bức tranh.
- GV kể chuyện lần 2: GV vừa kể vừa giới thiệu tranh.
- GV kể chuyện lần 3 và đặt câu hỏi
+ Bác Hồ và các chiến sĩ cảnh vệ đi đâu?
+ Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?
+ Khi biết hịn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì?
+ Câu chuyện “Qua suối” nói lên điều gì về Bác Hồ ?
- GV yêu cầu HS thực hiện hỏi - đáp theo cặp.
- GV nhận xét tuyên dương. 
- Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện . 
HĐ3: Luyện viết
Bài 2: Viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1 .
- GV nhận xét sửa sai . 
3. Củng cố, dặn dò
+ Qua câu chuyện “Qua suối” em tự rút ra được bài học gì ?
- GDĐĐ HCM
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại ND các bài đã làm
- Theo dõi
- HS đọc yêu cầu.
- Hs đọc
- HS quan sát và lắng nghe nội dung truyện.
- HS theo dõi và trả lời .
- Bác Hồ và các chiến sĩ đi công tác.
- Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ bị sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh .
- Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hón đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.
- Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người .
- HS thực hiện hỏi - đáp: HS 1 đọc câu hỏi, HS 2 trả lời.
1 HS kể.
- HS làm vào vở. 
- Phải biết quan tâm đến người khác. Cần quan tâm tới mọi người xung quanh…
Toán
Tiết:148	LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
 - Biết thực hiện phép tính giải toán liên quan đến các số đo theo đơn vị đo đọ dài đã học
 - Biết dùng thước để đo độ dài cạnh của hình tam giác theo đơn vị cm, mm
 - Làm các bài tập 1, 2, 4.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ
 - KT về mối quan hệ giữa các đơn vị đo
 - Giáo viên nhận xét đánh giá 
2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu bài học
HĐ 2 Thực hành
Bài 1: Tính 
 + Khi thực hiện các phép tính với các số đo ta làm như thế nào ?
 - Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở. 
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. 
- Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở.
- Gv chấm chữa bài
Bài 4: Đo độ dài các cạnh của hình tam giác ABC rồi tính chu vi của hình tam giác.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước , cách tính chu vi hình tam giác 
 A
 B C
- GV nhận xét sửa sai. 
3. Củng cố, dặn dò
- Tổ chức cho học sinh thi so sánh các số có ba chữ số
- Nhận xét đánh giá tiết học.Về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
- Theo dõi GV giới thiệu bài.
 - Ta thực hiện bình thường sau đó ghép tên đơn vị vào kết quả tính .
13 m + 15 m=28 m 5 km x 2= 10 km
- 2 HS đọc.
Bài giải .
Quảng đường người đó đi là :
 18 + 12 = 30 ( km)
Đáp số : 30 km
- HS dùng thước đo các cạnh .( AB = 3 cm ; BC = 4 cm ; CA = 5 cm )
- HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Chu vi của hình tam giác là :
 3 + 4 + 5= 12 ( cm )
Đáp số: 12 cm
- Hs thực hiện tốt yêu cầu.
Tiếng Việt (ôn):
Tiết 2: LUYỆN VIẾT
I.Mục tiêu
 - Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đúng đoạn văn; biết ghi đúng các dấu câu trong bài
 - Làm được bài tập 2, 3.
II.Chuẩn bị
- Phiếu bài tập, bảng con
- Bảng phụ chép sẵn bài viết
III.Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét
 2/ Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu của bài chính tả 
HĐ2: Hướng dẫn tập chép 
* Ghi nhớ nội dung đoạn chép:
- Đọc mẫu đoạn văn cần chép.
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét chữa lỗi .
* Hướng dẫn viết bài trong vở
Nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút, đặt vở…
- Gv đọc thong thả từng câu và nhắc lại 2- 3 lần kết hợp quan sát giúp đỡ hs yếu
* Soát lỗi : - Đọc lại để học sinh soát bài, tự gạch chân chữ viết sai lỗi chính tả
* Chấm bài : - Thu vở học sinh chấm điểm và nhận xét từ 10 – 15 bài.
HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2: 
Gv chia nhóm 
- Nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu lớp đọc các từ trong bài sau khi điền .
Bài 3: 
-Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
3, Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài
- Nhận xét giờ học.
- Hs tự kiểm tra chéo bài làm ở nhà
- Lớp theo dõi giới thiệu 
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc bài viết
- Lớp viết từ khó vào bảng con: 
- Nghe
- Nghe - viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Nộp bài theo tổ
- Đọc yêu cầu đề bài . 
- Học sinh làm bài nhóm 4
- Đọc lại các từ khi đã điền xong.
- Một em nêu: 
- Học sinh làm vào vở.
Thứ năm ngày 11 tháng 4 năm 2013
Toán
Tiết:149	VIẾT SỐ THÀNH TỔNG CÁC TRĂM, CHỤC, ĐƠN VỊ
I/ Mục tiêu:
 - Biết viết số có 3 chữ số thành tổng của số trăm, số chục, số đơn vị và ngược lại
 - Làm các bài tập 1, 2, 3.
 II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng kẻ sẵn các cột ghi: trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
Bài 3: 
Tóm tắt:
 1 cuốn sách : 5 mm
 10 cuốn sách: ...mm ?
- GV nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Giới thiệu bài 
- Nêu tên bài và mục têu bài dạy
HĐ2: HD viết các số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị .
- GV viết lên bảng số 375 
+ Số 375 gồm mấy trăm, chục, đơn vị ?
- Dựa vào việc phân tích số 375 thành các trăm, chục, đơn vị như trên, ta có thể viết số này thành tổng như sau:
 375 = 300 + 70 + 5.
- Việc viết số 375 thành tổng các trăm, chục, đơn vị chính là phân tích số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Phân tích các số 456, 764, 893 thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- GV yêu cầu HS phân tích số 703, 450, 803 , 707.
 - Với các số có hàng chục và hàng đơn vị là 0 ta không viết vào tổng .
HĐ3: Luyện tập
Bài 1: Viết số theo mẫu.
- Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào bảng nhóm.
- GV nhận xét sửa sai. 
Bài 2: Viết các số: 271; 978; 835; 509 theo mẫu .
271 = 200 + 70 + 1 
- GV nhận xét sửa sai. 
Bài 3: Nối với số có tổng tương ứng.
- GV nhận xét
Bài 4: HSKG: Xếp 4 hình tam giác thành hình cái thuyền?
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Dặn về nhà học bài.
- Theo dõi
- Số 375 gồm 3 trăm, 7 chục và 5 đơn vị.
- HS phân tích số:
 456 = 400 + 50 + 6
 764 = 700 + 60 + 4
 893 = 800 + 90 + 3
- HS phân tích :
 450 = 400 + 50
 803 = 800 + 3
 707 = 700 + 7
- HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận và làm bài theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm đọc kq, các nhóm theo dõi.
- Nêu yêu cầu của bài
- HS lên bảng làm cả lớp làm vào bảng con . 
- HS đọc yêu cầu .
- 2 đội , mỗi đội 2 em lên bảng thi nối nhanh và đúng . 
- 3 hs khá lên thi xếp. Ai xếp nhanh sẽ thắng cuộc.
BUỔI CHIỀU
Tiết 30: NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CÁC CON VẬT
I. Mục tiêu
 - Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước.
 - Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật.
 - Nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối (thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân, 
 lá, hoa), và con vật (di chuyển được, có đầu, mình, chân, một số loài cây cảnh)
 KNS: Kỹ năng quan sát , tìm kiếm và xử lý các thông tin về cây cối và các con vật.
Kỹ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối và các con vật.
Kỹ năng hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
 II. Chuẩn bị: Tranh ảnh minh 

File đính kèm:

  • docTUẦN 30.sáng.doc