Giáo án lớp 2 - Tuần 29 đến tuần 32 môn Tự nhiên xã hội

A. MỤC TIÊU :

Sau bài học, HS :

- Biết Mặt Trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt .

- Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất .

- Kể 1 số VD về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hàng ngày .

B. ĐDDH :Các hình trong SGK / 110, 111 .

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc25 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 29 đến tuần 32 môn Tự nhiên xã hội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chữ vào sơ đồ “
a. Mục tiêu : Giúp HS nắm chắc vị trí của Cực Bắc, cực Nam, xích đạo , Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
b. Cách tiến hành : 
* Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn . 
- GV treo 2 hình phóng to như H2 /112 ( Không có chú giải ) lên bảng .
- Quan sát .
- GV chia lớp thành nhiều nhóm , mỗi nhóm 5 HS .
- GV gọi 2 dãy mỗi dãy 5 HS lên bảng xếp thành 2 hàng dọc 
- 2 dãy lên bảng.
- GV phát cho mỗi nhóm 5 tấm bìa (Mỗi HS trong nhóm 1 tấm bìa ) .
- GV hướng dẫn luật chơi :
- Nghe .
+ Khi GV hoặc trọng tài hô “ Bắt đầu” , lần lượt từng HS trong nhóm lên gắn tấm bìa của mình vào hình trên bảng . 
+ HS trong nhóm không được nhắc nhau .
+ Khi HS thứ nhất về chỗ thì HS thứ 2 mới được lên dán , cứ như thế đến HS thứ 5. 
* Bước 2 : 
- Y/c 2 nhóm HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV .
- Quan sát , theo dõi 2 nhóm chơi .
* Bước 3 : 
- GV tổ chức cho HS đánh giá 2 nhóm chơi : 
- Quan sát, nx, bình chọn .
+ Nhóm nào gần đúng trong thời gian ngắn nhất là nhóm thắng .
+ Nhóm nào chơi không đúng luật sẽ bị ngừng không được chơi , GV có thể gọi nhóm # lên chơi . 
4. Củng cố – Dặn dò :
Vài HS đọc KL /113/ sgk .
CB bài sau : Sự chuyển động của Trái Đất .
GV nx tiết học .
TN & XH
TIẾT 60 . SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT .
A. MỤC TIÊU :
 Sau bài học, HS có khả năng :
Biết sự chuyển động của trái đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời .
Quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó .
B. ĐDDH : - Các hình trong SGK/ 114, 115 .
 - Quả địa cầu .
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I. KTBC : - Trái Đất có dạng hình gì ?
1 số HS lên chỉ vị trí cực Bắc, Nam, xích đạo, và vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu .
- 3 HS lên bảng .
- GV nx, đánh giá .
II. BÀI MỚI :
1. Hoạt động 1 : Thực hành theo nhóm .
a. Mục tiêu : 
- Biết trái đất không ngừng quay quanh mình nó 
- Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó .
b. Cách tiến hành :
* Bước 1 : 
- GV chia nhóm: Nhóm 6
- Y/c các nhóm quan sát H 1/ 114/ sgk và trả lời câu hỏi : Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ ?.
- Các nhóm quan sát.
- Nếu nhìn từ cực Bắc xuống Trái Đất quay ngược chiều kim đ.hồ .
- Y/c HS trong nhóm lần lượt quay quả địa cầu như hướng dẫn ở phần thực hành tronh SGK / 114.
- HS trong nhóm lần lượt quay quả địa cầu.
* Bước 2 : 
- GV gọi 1 vài HS lên quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó .
- Vài HS nx.
- GV vừa quay quả địa cầu vừa nói : Từ lâu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng : Trái đất không đứng yên mà luôn luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống .
- Nghe, theo dõi .
2. Hoạt động 2 : Quan sát tranh theo cặp 
a. Mục tiêu : 
- Biết Trái Đất đồng thời vừa tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh Mặt Trời .
- Biết chỉ hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời tronh H 3 / sgk / 115.
b. Cách tiến hành :
* Bước 1 : 
- Y/c HS quan sát H 3 trong SGK / 115 và từng cặp chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời .
- GV gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi sau :
- HS quan sát.
+ Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động ? Đó là những chuyển động nào ?
+ ( HS khá giỏi ) nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời 
- HS suy nghĩ, trả lời .
- Cùng hướng và đều ngược chiều kim đ hồ khi nhìn từ cực Bắc xuống .
* Bước 2 :
- GV gọi 1 vài HS trả lời trước lớp.
- HS trả lời trước lớp.
 - HS bổ sung.
* KL : Trái Đất đồng thời tham gia 2 chuyển động : Chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quay quanh Mặt Trời .
- Nghe, nhắc lại .
3. Hoạt động 3 : Trò chơi “ Trái Đất quay “.
Mục tiêu : Củng cố kiến thức toàn bài .
 - Tạo hứng thú học tập.
b. Cách tiến hành : 
* Bước 1 :
- GV chia lớp làm 3 tổ , tổ trưởng điều khiển nhóm .
* Bước 2 : 
Gv cho các nhóm ra sân , chỉ vị trí chỗ cho từng nhóm và HD cách chơi :
 - Nghe HD .
- Bạn đóng vai Mặt Trời đứng ở giữa vòng tròn, bạn đóng vai trái đất sẽ vừa quay quanh mình , vừa quay quanh Mặt Trời như hình dưới / 115/ SGK .
- Các bạn # trong nhóm quan sát 2 bạn và nx .
* Bước 3 : 
- Gv gọi 1 vài cặp HS lên biểu diễn trước lớp .
- Vài cặp HS lên biểu diễn trước lớp .
4. Củng cố – Dặn dò :
Vài HS nêu lại ND bài.
HS làm BT 3/ 85/ VBT .
CB bài sau : Trái Đất là 1 hành tinh trong hệ Mặt Trời . - GV nx tiết học .
TN & XH
TIẾT 61 . TRÁI ĐẤT LÀ 1 HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI
A. MỤC TIÊU :
 Sau bài học, HS : 
Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời .
Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời .
Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
B. ĐDDH : Các hình trong SGK / 116, 117.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I. KTBC :
- Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động ? Đó là những chuyển động nào ? 
- Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ ?.
2 HS trả lời .
HS nx
- GV nx, đánh giá .
II. BÀI MỚI 
1. Hoạt động 1 : Quan sát tranh theo cặp .
a. Mục tiêu : 
- Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời .
- Nhận biết được vị tri của Trái Đất trong hệ Mặt Trời 
b. Cách tiến hành :
* Bước 1 : 
- GV giảng cho HS biết : Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời .
- Nghe.
- GV HD HS quan sát H 1 / sgk/ 116 và trả lời với bạn các câu hỏi sau :
+ Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ?
+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy 
+ Tại sao Trái Đất được gọi là 1 hành tinh của hệ Mặt Trời ?
- Suy nghĩ, trả lời .
* Bước 2 : 
- GV gọi 1 số HS trả lời trước lớp .
- 1 số HS trả lời trước lớp .
- HS bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.
* KL : Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời .
- Nghe, nhắc lại .
2. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 4 :
a. Mục tiêu :
- Biết trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống.
- Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch, đẹp.
b. Cách tiến hành : 
* Bước 1 : HS trong nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau :
- Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý
Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống ?
Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch, đẹp?.
* Bước 2 :
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình .
- Đ.diện các nhóm t.bày kết quả t.luận 
- HS nx, bổ sung.
- GV nx, bổ sung .
* KL : Như SGK 
- Nghe, nhắc lại .
3. Hoạt động 3 : Thi kể về hành tinh trong hệ Mặt Trời .( Trò chơi không bắt buộc, dành cho HS khá giỏi ).
a. Mục tiêu : Mở rộng hiểu biết về 1 số hành tinh trong hệ Mặt Trời.
b. Cách tiến hành : * Bước 1 : 
- GV chia nhóm theo đơn vị tổ và phân công các nhóm sưu tầm tư liệu về 1 hành tinh nào đó trong 9 hành tinh của hệ Mặt Trời ( GV giao nhiệm vụ này cho HS trước 1 đến 2 tuần lễ ) .
* Bước 2 :
- HS trong nhóm nghiên cứu tư liệu để hiểu về hành tinh.
- HS tự kể về hành tinh tronh nhóm .
- HS tự kể .
* Lưu ý : Hình thức kể phong phú, có thể tương tự như ở bài 58.
* Bước 3 :- Y/c đại diện nhóm kể trước lớp .
- HS nx phần trả lời câu hỏi của bạn 
- GV khen nhóm kể hay, đúng và ND phong phú .
4. Củng cố – Dặn dò : 
Vài HS nhắc lại ND bài học .
Làm BT 3/ 486/ VBT .
 - CB bài sau : Mặt Trăng là vệ tinh của trái đất .
GV nx tiết học .
TN & XH
TIẾT 62 MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT .
A. MỤC TIÊU :
 Sau bài học, HS có khả năng :
Trình bày mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng .
Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất .
Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay quanh Trái đất .
B. ĐDDH :
Các hình trong SGK / 118, 119.
Quả địa cầu .
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I. KTBC :
Tại sao Trái Đất được gọi là 1 hành tinh trong hệ Mặt Trời ? 
Có mấy hành tinh chuyển động quanh hệ Mặt Trời ? .
- 2 HS trả lời .
- GV nx, đánh giá 
II. BÀI MỚI :
1. Hoạt động 1 : Quan sát tranh theo cặp .
a. Mục tiêu : Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
b. Cách tiến hành :
* Bước 1 :
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 / 118/ sgk và trả lời với bạn theo gợi ý sau :
- HS quan sát và trả lời
+ Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất . 
+ Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất ( cùng hay ngược chiều ).
- Nhận xét độ lớn của mặt Trời, Trái đất,Mặt Trăng. 
* Bước 2: 
-Gv gọi 1số HS trả lời câu hỏi trước lớp .
- 1số HS trả lời câu hỏi
 - HS nhận xét , bổ sung và hoàn thiện câu trả lời 
* KL: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh mặt Trời . Trái Đất lớn hơn mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
-Nghe, nhắc lại. 
2. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. 
a. Mục tiêu:
- Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất . 
- Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
b. Cách tiến hành:
* Bư

File đính kèm:

  • docTN & XH.doc
Giáo án liên quan