Giáo án lớp 2 - Tuần 21 đến tuần 24 môn Tập làm văn

I/ Mục đích, yêu cầu

Rèn kĩ năng nói:

1.Quan sát tranh, nói đúng về những tri thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm.

2.Nghe kể câu chuyện nâng niu từng hạt giống, nhớ nội dung, kể lại đúng, tự niên câu chuyện.

II/ Đồ dùng dạy – học:

-Tranh, ảnh minh họa trong SGK.

-Mấy hạt thóc .

-Bảng lớp viết 3 câu hỏi ( trong SGK) gợi ý HS kể chyện Nâng niu từng hạt giống.

III/ Các hoạt động dạy – học:

A/ Kiểm tra bài cũ:

GV gọi 3 HS đọc báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. GV nhận xét, chấm điểm theo các yêu cầu: viết đúng mẫu, đúng thực tế, viết thành câu, trình bày rõ ràng, rành mạch.

B/ Dạy bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 21 đến tuần 24 môn Tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chuyện về ông Lương Định Của một nhà khoa học nổi tiếng của nước ta.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
a/ Hoạt động 1: Bài tập 1
-GV treo tranh minh họa ( SGK) được phóng to lên bảng.
-GV cho HS làm mẫu ( nói nội dung tranh 1).
-GV cho HS quan sát 4 bức tranh để thảo luận nhóm.
-GV cho các nhóm thi trình bày.
-GV nhận xét, chấm điểm thi đua theo các yêu cầu: nói đúng nghề của các trí thức trong tranh, nói chính xác họ đang làm gì, nói thành câu, diễn đạt đủ ý.
b/ Hoạt động 2: Bài tập 2
-GV ghi bài tập 2 lên bảng.
-GV cho HS quan sát tranh của ông Lương Định Của.
-GV kể chuyện 2 lần ( kể giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự nâng niu của ông Lương Định Của với từng hạt giống).
-GV kể xong lần 1 hỏi HS:
+Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
+Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả 10 hạt giống?
+Ông Lương Định Của làm gì để bảo vệ giống lúa?
-GV kể chyện lần 2
-GV cho HS tập kể chuyện.
-GV cho HS thi kể.
-GV nhận xét
-GV hỏi thêm: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của?
-1 HS nêu yêu cầu của bài ( quan sát tranh và nói rõ những người trí thức trong bức tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì).
-1 HS làm mẫu.
-HS thảo luận nhóm, nói nội dung của 4 bức tranh.
-HS đại diện các nhóm thi trình bày => Cả lớp nhận xét.
-HS nghe kể chuyện.
-1 HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý
-HS quan sát tranh.
-HS chăm chú nghe kể chuyện.
-10 hạt giống quý.
-Vì lúc ấy trời rất rét. Nếu đem gieo, những hãt giống nảy mầm rối sẽ chết rét.
-Ông chia 10 hạt giống làm 2 phần. Năm hạt đem gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt kia ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS tập kể chuyện: Từng cặp HS tập kể lại nội dung câu chuyện.
-HS thi kể chuyện => lớp nhận xét
-HS bình chọn những bạn kể hay nhất.
-Ông Lương Địng Của rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống. Ông nâng niu từng hạt lúa, ủ chúng trong người, bảo vệ chúng, cứu chúng hỏi chết vì giá rét.
3.Củng cố, dặn dò:
-GV cho 2 HS nói về nghề lao động trí óc mà các em mới biết qua giờ học.
-GV dặn HS tìm đọc trước sách, báo viết về nhà bác học Ê – đi – xơn để chuẩn bị cho tiết tập đọc sau.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 22: NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
I/ Mục đích, yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng nói: Kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết ( tên, nghề nghiệp; công việc hằng ngày; cách làm việc của người đó).
2.Rèn kĩ năng viết: Viết lại đượcnhững điều em vừa kể thành một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu),diễn đạt rõ ràng, sáng sủa.
II/ Đồ dùng dạy – học:
-Tranh minh hoạ về một số trí thức: 4 tranh ở tiết TLV tuần 21; các tranh khác ( nếu sưu tầm được)
-Bảng lớp viết gợi ý kể về một người lao động trí óc.
III/ Các hoạt động dạy – học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra 2 HS kể lại câu chuyên Nâng niu từng hạt giống.
B/ Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
Hai tuần học chủ điểm Sáng tạovừa qua đã cung cấp cho các emkhá nhiều hiểu biết về lao động trí óc. Trong tiết TLV hom nay,dựa trên những hiểu biết đã có nhờ sách vở, nhờ cuộc sống hằng ngày, các em sẽ tập kểvề một người lao động trí ócmà em biết. Sau đó,mỗi em sẽ viết lại những điều mình vừa kể thành một đoạn văn.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
a/ Hoạt động 1: Bài tập 1
-GV ghi bài tập 1 lên bảng
-GV gọi HS kể tên một số nghề lao động trí óc.
-Để HS dễ dàng hơn khi chọn kể về một người lao động trí óc, GV lưu ýcác em có thể kể về một người thân trong gia đình ( ông,bà, cha mẹ, chú bác, anh chị…); một người hàng xóm; cũng có thể là người em biết qua truyện đọc, sách, báo, xem phim…
-GV gọi HS nói về một người lao động trí óc kể theo gợi ý trong SGK, có thể mở rộng hơn.
-GV cho HS tập kể.
-GV cho HS thi kể.
-GV nhận xét và chấm điểm. Nêu những HS kể tốt,xem đó là những mẫu cho cả lớp rút kinh nghiệm khi viết lại những điều vừa kể.
b/ Hoạt động 2: Bài tập 2
-GV ghi bài tập 2 lên bảng.
-GV nhắc HS viết vào vở rõ ràng, từ 7 đến 10 câu những lời mình vừa kể.
-GV theo dõi các em viết bài, giúp đỡ những HS yếu.
-GV gọi một số em đọc bài viết của mình trước lớp.
-GV nhận xét và chấm điểm một số bài viết tốt. GV thu một số vở về nhà chấm.
-Một HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý.
-2 HS kể tên một số nghề lao động trí óc.
-Một HS nói về một người lao động trí óc mà em chọn.
-Từng cặp HS tập kể.
-Bốn HS thi kể trước lớp => Cả lớp nhận xét.
-1 HS nêu yêu cầu của bài.
-HS viết bài vào vở.
-7 HS đọc bài viết trước lớp => Cả lớp nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- Nhắc nhở những HS trình bày bài chưa đẹp về nhà viết lại bài để cô chấm điểm trong tiết học sau.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 23: KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I/ Mục đích, yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng nói: Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem ( theo gợi ý trong SGK).
2.Rèn kĩ năng viết: Dựa vào những điều vừa kể, viết được 1 đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệt thuật.
II/ Đồ dùng dạy – học:
-Bảng lớp viết các gợi ý cho bài kể
-Một số tranh, ảnh về các loại hình nghệ thuật: kịch , chèo, hát, múa, xiếc, liên hoan văn nghệ của HS trong trường, lớp…
III/ Các hoạt động dạy – học;
A/ Kiểm tra bài cũ:
2 HS đọc bài viết nói về 1 người lao động trí óc.
B/ Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
a/ Hoạt động 1: Bài tập 1
-GV ghi bài tập 1 và các gợi ý lên bảng.
-GV nhắc HS: những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý.
-GV gọi HS làm mẫu.
-GV gọi HS kể.
-GV nhận xét nhanh lời kể của từng em để cả lớp
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý. 
-1 HS làm mẫu (trả lời theo các gợi ý)
-5 HS kể
rút kinh nghiệm.
 b/ Hoạt động 2: Bài tập 2
-GV ghi bài tập 2 lên bảng.
-GV nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu.
-GV theo dõi, giúp đỡ.
-GV gọi HS đọc bài.
-GV chấm điểm một số bài. 
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-HS viết bài.
-5 HS đọc bài. 
3.Củng cố, dặn dò:
-GV cho HS bình chọn những bạn có bài nói, viết hay nhất.
-GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà xem lại bài viết. 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 24: NGHE – KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I/ Mục đích, yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chyện, kể lại đúng, tự nhiên.
II/ Đồ dùng dạy – học:
-Tranh minh họa truyện trong SGK. Thêm một chiếc quạt giấy lớn viết một số chữ Hán bằng mực tàu ( nếu có điều kiện).
-Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy – học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 3 HS đọc bài viết “ Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem”. GV nhận xét chấm điểm.
B/ Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe kể chuyện về một bà lão bán quạt may mắn. Bà lão gặp ai? Người đó có tài gì? Người đó đã mang lại điều may mắn gì cho bà cụ? Câu chuyện này còn giúp các em biết thêm một từ chỉ người hoạt động nghệ thuật ( nhà thư pháp) bổ sung cho bài mở rộng vốn từ ( tiết LTVC ) các em vừa học.
2.Hướng dẫn HS nghe – kể chuyện:
a/ Hoạt động 1: HS chuẩn bị
-GV ghi bài tập và các câu hỏi gợi ý lên bảng. 
-GV cho HS quan sát tranh minh họa.
b/ Hoạt động 2: GV kể chuyện
-GV kể chuyện ( kể thong thả, thay đổi giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Vừa kể vừa kết hợp giải nghĩa từ ngữ: lem luốc ( bị dây bẩn nhiều chỗ); cảnh ngộ (tình trạng không hay mà người ta gặp phải).
-Kể xong lần 1, GV hỏi HS:
+Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
+Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì?
+Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
-GV kể lần 2, lần 3.
c/ Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện tìm hiểu câu chuyện.
-GV cho HS tập kể chuyện theo nhóm.
-GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
-GV cho các nhóm thi kể.
-GV nhận xét và động viên, khuyến khích các em.
-GV hỏi:
+Qua câu chyện này, em biết gì về Vương Hi Chi?
+Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này?
-GV chốt lại: Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ
– có tên gọi là nhà thư pháp. Nước Trung Hoa cổ có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ của họ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, lưu giữ như một tài sản quý. Ở nước ta cũng có một số nhà thư pháp. Đến Văn Miếu, Quốc tử giám (ở thủ đô Hà Nội) có thể gặp họ. Quanh họ luôn có đám đông xúm xít ngắm họ viết chữ.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập và gợi ý.
-HS quan sát tranh minh họa ( Bà lão bán quạt đ

File đính kèm:

  • docT L VAN.doc