Giáo án lớp 2 - Tuần 15

I - MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Hiểu nghĩa các từ mới: công bằng, kì lạ.

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tình anh em, anh em yêu thương, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau.

2. Kĩ năng:

 a. Rèn kĩ năng đọc: Đọc phân biệt giọng các nhân vật .Ngắt nghỉ đúng dấu câu và câu dài.

 b.KNS : Xác định giá trị . Tự nhận thức về bản thân . Thể hiện sự cảm thông .

3. Thái độ: Giáo dục HS phải đoàn kết, biết yêu thương nhau.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Tranh, bảng phụ.

2. HS: SGK, bút chì.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc33 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 15, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u nói lời của bạn Nam.
- GV lưu ý nói lời chia vui một cách tự nhiên,thể hiện tháI độ của em trai trước thành công của chi.
- Khen những HS nhắc lại lời đúng nhất.
b) Bài 2: ( Miệng): Em sẽ nói gì để choc mừng chị Liên
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV nhấn mạnh: em cần nói lời của em chúc mừng chị Liên, không nhắc lại lời của Nam.
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi mỗi HS nói 1 câu.
- Gọi HSG phát biểu.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 3: ( Viết): Hãy viết từ 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em ruột( hoặc anh, chị, em họ) của em.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV gợi ý:
 + Chọn viết về 1 người: anh, chị, em ruột hoặc anh, chị, em họ.
 + Giới thiệu về tên của người ấy.
 + Nêu đặc điểm về hình dáng, tính tình của người ấy.
 + Tình cảm của em với người ấy.
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý viết thành bài văn.
- GV hướng dẫn HS còn lúng túng.
- Gọi 3HS viết xong bài đọc.
- GV nhận xét, cho điểm.
C- Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài tuần 15.
- 2 HS lên bảng
- HS ghi vở.
- 1HS đọc yêu cầu
- HS quan sát tranh.
- Vẽ Nam và chị Liên
- HS nêu.
- HS nối tiếp nhau nêu.
- HS nghe.
- HS nêu yêu cầu.
- HS nghe.
- Thảo luận nhóm.
- HS nêu ý kiến:
Em chúc mừng chị Liên.
Chúc mừng chị đoạt giải Nhì.
Chúc chị học giỏi hơn nữa.
- HS đọc yêu cầu.
- Đọc gợi ý.
- HS trả lời chọn viết về ai, nêu tên, một vài đặc điểm về hình dáng, tính tình của người định kể.
- HS viết vở.
- 3HS đọc bài.
- HS nghe.
Tiết :Luyện từ và câu
 Bài: từ chỉ đặc điểm
Câu kiểu Ai thế nào?
I- Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nắm được từ chỉ đặc điểm và câu kiểu Ai thế nào?.
 2. Kĩ năng:
 - Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật.
 - Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?
 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích học môn Tiếng việt.
II- Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ, tranh.
HS: SGK, vở.
III- Các hoạt động - dạy học chủ yếu.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 5’
 30’
 4’
A- KTBC:
- Tìm 3 từ chỉ tình cảm yêu thương của anh chị em trong gia đình.
- Đặt câu theo mẫu: Ai làm gì?
- Nhận xét cho điểm.
B- Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu, ghi tên bài
2) Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài 1: Dựa vào tranh trả lời câu hỏi :
+ Em bé thế nào ? 
+ Con voi thế nào ? 
+ Những quyển vở thế nào ? 
+ Những cây cau thế nào ? 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi 1 HS làm mẫu.
- Ngoài những từ đã ghi ở đây ta còn có thể tìm thêm những từ nào khác để tả em bé?(HSG)
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Gọi HS đọc bài làm.
- Nhận xét bài làm của bạn. 
- Yêu cầu HS đọc các từ đã tìm được và trả lời hoàn chỉnh câu.
Chốt: Tất cả các từ vừa nêu đều dùng để chỉ các đặc điểm, tính chấtcủa người, vật, sự vật nên được gọi là từ chỉ đặc điểm
Bài 2: Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật :
a, Đặc điểm về tính tình của một người. M : tốt, ngoan, hiền ...
b, Đặc điểm về màu sắc của một vật. M : trắng, xanh, đỏ...
c, Đặc điểm về hình dáng của người, vật. M : cao tròn, vuông...
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Các từ này được gọi là từ gì ?
Bài 3: Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả :
a, Mái tóc của ông (hoặc bà) em : bạc trắng, đen nhánh, hoa râm ...
b, Tính tình của bố (hoặc mẹ) em : hiền hậu, vui vẻ, điềm đạm ...
c, Bàn tay em bé : mũm mĩm, trắng hồng, xinh xắn...
d, Nụ cười của anh (hoặc chị) em : tươi tắn, rạng rỡ, hiền lành ...
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS đọc câu mẫu, phân tích câu mẫu: Mái tóc ông em bạc trắng.
 Ai ? thế nào ?
+ Mái tóc ông em trả lời cho câu hỏi nào ?
+ Bạc trắng trả lời cho câu hỏi nào ?
+ Vậy câu này được đặt theo mẫu câu gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
C. Củng cố dặn dò
- Thế nào là từ chỉ đặc điểm?(HSG)
- Khi đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? phải sử dụng từ gì? 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài tuần 16.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS ghi tên bài
- (xinh đẹp, dễ thương...)
- (khoẻ, to, chăm chỉ...)
- (đẹp, nhiều màu, xinh xắn ) 
- (cao, thẳng, xanh tốt..)
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Em bé rất xinh./ Em bé rất đẹp./ Em bé rất dễ thương...
- đáng yêu, ngây thơ, xinh xắn, kháu khỉnh...
- HS làm bài.
- 4, 5 HS đọc bài làm.
- HS nhắc lại theo yêu cầu.
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài, 2HS lên bảng làm. 
- 2HS đọc.
- Từ chỉ đặc điểm
- 2HS đọc đề bài.
- Trả lời cho câu hỏi Ai ?.
- Trả lời cho câu hỏi thế nào ?.
- Ai thế nào ?
- HS làm bài, 1HS lên bảng làm.
- HS đọc lại bài làm.
- HS trả lời
- Sử dụng từ chỉ đặc điểm.
Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2011
Tiết :Toán 
Bài: 100 trừ đI một số (Tiết 70 )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm chắc cách trừ dạng 100 trừ đi một số.
2. Kĩ năng: 
 - Vận dụng các kiến thức và kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ để tự tìm được cách thực hiện phép trừ dạng : 100 trừ đi một số có một chữ số hoặc có hai chữ số.
 - Thực hành tính trừ dạng “100 trừ đi một số” (trong đó có tính nhẩm với trường hợp 100 trừ đi một số tròn chục có hai chữ số, tính viết và giải toán). 
3. Thái độ: Giáo dục HS say mê tính toán.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Bảng phụ.
2. HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 5’
 33’
A. KT BC: 
- GV gọi HS lên bảng làm bài:
Bài 1: Đặt tính và tính
 75 - 38 ; 98 - 79. 
? Nêu cách thực hiện các phép tính trên.
Bài 2: Tìm x : 
 x + 5 = 23 ; x + 6 = 45. 
? Muốn tìm số hạng ta làm thế nào ?
- GV nhận xét cho điểm
B. Bài mới
1) Giới thiệu bài:
GV giới thiệu + ghi bảng.
2) Phép trừ 100 - 36 :
- Có 100 que tính, bớt đi 36 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính ?
- Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
- Gọi HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính 100 – 36, yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào bảng con.
- Nêu cách làm.(HSG)
- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện. 
3) Phép tính 100 - 5
- Có 100 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính ?
- Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
- Gọi HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính 100 - 5. HS làm bài vào bảng con.
- Nêu cách làm.(HSG)
- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện.
4) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tính
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài, chốt: Phép trừ 100 trừ đi một số.
Bài 2: Tính nhẩm:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chốt: Cách nhẩm tìm kết quả.(HSG)
C. Củng cố, dặn dò.
- 2 HS lên bảng + cả lớp làm nháp.
- HS ghi đầu bài.
- Lắng nghe, nhắc lại và tự phân tích đề toán.
- Thực hiện phép trừ
100 - 36 
* Viết 100 rồi viết 36 xuống dưới sao cho hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột với hàng chục, ghi dấu trừ và kẻ gạch ngang 
* Trừ từ phải sang trái : 0 không trừ được 6, lấy 10 trừ 6 bằng 4, viết 4, nhớ 1, 3 thêm 1 bằng 4, 0 không trừ được cho 4, lấy 10 trừ 4 bằng 6, viết 6, nhớ 1, 1 trừ 1 bằng 0 viết 0.
- 3HS nhắc lại cách thực hiện.
- Còn 95 que tính.
- Lấy 100 - 5
* Viết 100 rồi viết 36 xuống 
dưới sao cho hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột với hàng chục, ghi dấu trừ và kẻ gạch ngang 
* Trừ từ phải sang trái : 0 không trừ 
được 5, lấy 10 trừ 5 bằng 5, viết 5, nhớ 1, 0 không trừ được cho 1, lấy 10 trừ 1 bằng 9, viết 9, nhớ 1, 1 trừ 1 bằng 0 viết 0.
- 3HS nhắc lại cách thực hiện.
- HS đọc đề, làm bài.
 100 100 100 100
 - 4 - 9 - 22 - 69
 96 91 78 31 
- HS đọc đề, làm bài
- 3HS làm trên bảng phụ.
- HS nghe.
Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2011 
Tiết :Toán 
Bài: tìm số trừ (Tiết 71) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm chắc cách tìm số trừ.
2. Kĩ năng: 
 - Biết cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu.
 -Củng cố cách tìm một thành phần của phép trừ khi biết hai thành phần còn lại.
 -Vận dụng cách tìm số trừ vào giải bài toán. 
3. Thái độ: Giáo dục HS say mê tính toán.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: 10 quả cam bằng bìa
2. HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 5’
 33’
 2’
A. KT BC: 
- GV gọi HS lên bảng làm bài:
Bài 1: Đặt tính và tính
 100 – 4 100 - 38
? Nêu cách thực hiện các phép tính trên.
Bài 2: Tính nhẩm:
 100 – 40; 100 – 50 - 20
? Nêu cách nhẩm?
- GV nhận xét cho điểm
B. Bài mới
1) Giới thiệu bài:
GV giới thiệu + ghi bảng.
2) Hướng dẫn cách tìm số trừ
- Gắn 10 quả cam lên bảng. Có 10 quả cam (tách 4 quả ra). Lấy đi một số quả cam còn lại 6 quả cam. Hỏi đã bớt đi mấy quả cam ?
- Lúc đầu có tất cả bao nhiêu quả cam ?
- Đã bớt đi bao nhiêu quả cam ?
- Số quả cam chưa biết ta gọi là x
- Còn lại bao nhiêu quả cam ?
- 10 quả cam bớt đi x quả cam, còn lại 6 quả cam, hãy đọc phép tính tương ứng.
- Viết lên bảng : 10 - x = 6, gọi HS đọc phép tính.
- Gọi tên các thành phần trong phép trừ này.
- Muốn tìm số trừ ta làm thế nào ?
- Gọi HS nhắc lại, sau đó viết bảng :
 10 - x = 6
 x = 10 - 6
 x = 4 
- Gọi HS đọc kết luận. 
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tìm x:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài, chốt: Cách tìm số bị trừ.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chốt: Cách tìm hiệu, số trừ, số bị trừ.(HSG)
Bài 3: Giải toán:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Yêu cầu giải bài.
- Chữa bài, chốt: câu lời giải, phép tính.
C. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Đường thẳng.
- 2 HS lên bảng + cả lớp làm nháp.
- HS ghi đầu bài.
- 2HS nhắc lại bài toán.
- Có tất cả 10 quả cam
- Chưa biết bớt đi bao nhiêu quả.
- Còn lại 6 quả cam.
- 10 - x = 6 
- 3HS đọc.
- 10 là số bị trừ, x là số trừ, 6 là hiệu
- Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- 3HS nhắc lại cách thực hiện.
- 5HS nhắc lại kết luận.
- HS đọc đề, làm bài cột 1,3( HSG làm cả bài). 2HS lên bảng 32 – X = 14 X – 14 = 18
 X = 32 -14 X = 18 + 14
 X = 18 X = 32
- Cả lớp nhận xét bài trên bảng .
- HS đọc đề, làm bài
- 1HS làm trên bảng phụ.
SBT
 75
 84
 58
STrừ
 36
 37
Hiệu
 60
 34
 18
- Cả lớp nhận xét bài trên bảng .
- HS 

File đính kèm:

  • docTuan 15.doc