Giáo án lớp 2 môn Âm nhạc chuẩn kiến thức kỹ năng
I/ MỤC TIÊU: Gây không khí hào hứng khi học âm nhạc. Nhớ lại các bài hát đã học ở lớp 1. Hát đúng, hát đều, hòa giọng. GD thái độ nghiêm trang khi chào cờ, nghe Quốc ca.
II/ CHUẨN BỊ : Tập hát chuẩn những bài hát ở lớp 1.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
đúng giai điệu và thuộc lời ca. HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ, phối hợp vận động phụ họa. GV nhận xét và sửa chữa cho HS trong quá trình ôn hát, kết hợp kiểm tra đánh giá đối với những em thực hiện tốt. Mời HS lên biểu diễn trước lớp. lần lượt 3 bài hát . - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài hát đã học. GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC. LỚP 2 TIẾT THỨ 31. TUẦN 16. Bài dạy: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC; NGHE NHẠC. Ngày dạy: 07 - 12 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I/ MỤC TIÊU: Các em biết 1 danh nhân âm nhạc thế giới.Nhạc sĩ Mô- da. Nghe nhạc để bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc. II/ CHUẨN BỊ: Bản đồ thế giới,xác định vị trí nước Áo. Đọc diễn cảm câu chuyện Mô-da thần đồng âm nhạc. Trò chơi âm nhạc “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS a/ Hoạt động 1: Kể chuyện “ Mô-da thần đồng âm nhạc”. - GV đọc diễn cảm câu chuyện, chậm rãi cho HS nghe. Cho HS biết vị trí nước Áo trên bản đồ thế giới. Nhạc sĩ Mô-da là người nước nào? Mô-da đã làn gì sau khi đánh rơi bản nhạc xuống sông? Khi biết rõ sự thật, ông bố của Mô-da nói gì? b/ Hoạt động 2: Nghe nhạc. - Cho các em nghe 1 khúc nhạc thiếu nhi chọn lọc ( hoặc 1 trích đoạn nhạc không lời). Có thể dùng băng hoặc GV tự trình diễn. Sau khi HS nghe xong GV hỏi. Bài nhạc em vừa nghe như thế nào? Bài hát nói về điều gì? c/ Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”. - Cho HS tập họp thành vòng tròn, đứng hoặc ngồi. GV phổ biến cách chơi. * Một HS ra khỏi vòng tròn, GV đưa một vật nhỏ cho 1 em giữ. Sau đó cho tất cả các em cùng hát 1 bài hát. GV gọi em đó vào, nếu tiếng hát nhỏ là bạn đang ở xa người giấu đồ vật, nếu tiếng hát to là đang ở gần người giấu đồ vật. Như vậy người đi tìm phải lắng nghe tiếng hát to, nhỏ để định hướnh tìm cho ra vật bị giấu. Khi phát hiện được đồ vật sẽ thay bạn khác tiếp tục chơi. 3/ Củng cố: Cho HS hát ôn lại các bài hát đã học và nắm tên tác giả. 4/ Dặn dò: Về nhà hát cho thuộc để tiết sau kiểm tra. - Nước Áo - Định quay về thú thật với bố ….……….tặng ông chủ rạp . - Ông bố tự hào về con và tin rằng ….. thành 1 nhạc sĩ vĩ đại. - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. - HS chú ý GV phổ biến cách chơi và tham gia trò chơi. - Hát ôn theo h/dẫn của GV. - Lắng nghe và ghi nhớ. GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC. LỚP 2 TIẾT THỨ 32. TUẦN 16. Bài dạy: ÔN LUYỆN: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC; NGHE NHẠC. Ngày dạy: 08 - 12 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nội dung: Các em biết 1 danh nhân âm nhạc thế giới.Nhạc sĩ Mô- da. Nghe nhạc để bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc. - GV đọc diễn cảm câu chuyện, chậm rãi cho HS nghe. Cho HS biết vị trí nước Áo trên bản đồ thế giới. : Nghe nhạc. - Cho các em nghe 1 khúc nhạc thiếu nhi chọn lọc ( hoặc 1 trích đoạn nhạc không lời). Trò chơi âm nhạc “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”. - Cho HS tập họp thành vòng tròn, đứng hoặc ngồi. GV phổ biến cách chơi. Dặn dò: Về nhà hát cho thuộc để tiết sau kiểm tra. GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP :2. TIẾT THỨ: 33. TUẦN : 17. Bài dạy: TẬP BIỂU DIỄN 1 VÀI BÀI HÁT ĐÃ HỌC. TRÒ CHƠI ÂM NHẠC. Ngày dạy: 22 - 12 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I/ Mục tiêu: HS tập biểu diễn để rèn luyện tính mạnh dạn và tự tin. Động viên các em tích cực tham gia trò chơi âm nhạc. II/ Chuẩn bị: GV & HS cùng chuẩn bị nhạc cụ gõ là thanh phách. III/ Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Tập biểu diễn bài hát. Sử dụng các bài hát đã học , GV tổ chức cho từng nhóm HS, mỗi nhóm từ 4-5 em hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp. + Thành lập “ban giám khảo” HS để chấm điểm tiết mục. Khi các em biểu diễn , GV động viên HS sáng tạo các động tác phụ họa theo từng bài hát. - Thật là hay. Nhạc và lời : Hoàng Vân. - Xòe hoa. Dân ca Thái . Lời mới : Phan Duy. - Múa vui. Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước. - Chúc mừng sinh nhật. Nhạc Anh. - Cộc cách tùng cheng. Nhạc và lời : Phan Trần Bảng. - Chiến sĩ tí hon. Nhạc Đinh Nhu. Lời mới : Việt Anh. 2/ Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc. - Cho cả lớp xếp thành hàng ngang , cách GV từ 2-3 m tùy theo địa hình lớp học, có thể cho HS đứng thành 2,3,4 hàng. - GV dùng 1 trống nhỏ gõ đều theo nhịp hành khúc với 1 âm hình tiết tấu như sau. - Các em vừa giậm chân tại chỗ vừa hát bài “ Chiến sĩ tí hon” hai tay nắm lại vung lên với dáng điệu mạnh mẽ. - GV gõ tiếng trống mạnh, các em tiến lên 1,2 bước, GV gõ tiếng trống nhẹ các em lùi lại 1,2 bước. - Khi gõ vào tang trống thì các em giậm chân tại chỗ. - Cứ như vậy theo tiếng trống và tiếng hát, các em tiến lên , lùi lại theo âm thanh to nhỏ của tiếng trống. - GV làm mẫu cho HS thấy. - GV gõ trống HS làm động tác theo GV. 3/ Củng cố dặn dò. - Cho HS hát lại 1 trong những bài hát đã ôn tập. - Về nhà tập hát cho tốt để tiết học sau liểm tra học kì 1. - HS tham gia biểu diễn các bài hát đã học. - Lắng nghe GV phổ biến cách chơi và tham gia trò chơi. GV làm maaux cho HS thấy. - HS làm theo h/dẫn. - Hát ôn lại 1 bài hát đã ôn. - Lắng nghe và ghi nhớ. TIẾT THỨ: 34. TUẦN : 17. Bài dạy: ÔN LUYỆN TẬP BIỂU DIỄN 1 VÀI BÀI HÁT ĐÃ HỌC. TRÒ CHƠI ÂM NHẠC. Ngày dạy: 24 - 12 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nôi dung: HS tập biểu diễn để rèn luyện tính mạnh dạn và tự tin. Động viên các em tích cực tham gia trò chơi âm nhạc. Tập biểu diễn bài hát: Sử dụng các bài hát đã học , GV tổ chức cho từng nhóm HS, mỗi nhóm từ 4-5 em hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp. - Trò chơi âm nhạc: Cho cả lớp xếp thành hàng ngang , cách GV từ 2-3 m tùy theo địa hình lớp học, có thể cho HS đứng thành 2,3,4 hàng. Cả lớp ôn lại các bài hát đã học. Cá nhân biễu diễn. - Về nhà tập hát cho tốt để tiết học sau liểm tra học kì 1. GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP : 2. TIẾT THỨ : 18. TUẦN .18. BÀI DẠY: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA. Ngày dạy: 24 - 11 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I / MỤC TIÊU: Cho các em ôn lại các bài hát , trong khi hát kết hợp trò chơi hoặc gõ đệm , làm động tác phụ họa. Đánh giá đúng & khích lệ đúng kết quả học tập của HS. II / HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HOC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 / Hoạt động 1: Ôn tập. - Cho HS hát ôn lại 6 bài hát đã học , vừa hát kết hợp trò chơi hoặc gõ đệm , làm động tác phụ họa. Cho HS trả lời tên 6 bài hát đã học từ đầu năm đến nay. - Thật là hay. Nhạc và lời : Hoàng Vân. - Xòe hoa. Dân ca Thái . Lời mới : Phan Duy. - Múa vui. Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước. - Chúc mừng sinh nhật. Nhạc Anh. - Cộc cách tùng cheng. Nhạc và lời : Phan Trần Bảng. - Chiến sĩ tí hon. Nhạc Đinh Nhu. Lời mới : Việt Anh. 2 / Hoạt động 2: Kiểm tra. Từng nhóm hoặc cá nhân hát kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ đệm hoặc làm động tác vận động phụ họa. Cách cho điểm: A+ :Hát thuộc ; đúng nhạc, hay, kết hợp gõ đệm hoặc làm động tác phụ họa. A :Hát thuộc , đúng nhạc, chưa kết hợp gõ đệm đúng nhịp hoặc điệu bộ phụ họa chưa hợp. B : Thuộc còn ngập ngợ, hát chưa đúng nhạc, không biết gõ đệm và làm động tác phụ họa. 3 / Hoạt động 3: Nhận xét. Cuối tiết học GV khen ngợi các em tích cực tham gia giờ học hát, những em học tốt, nhắc nhở nhẹ nhàng đối với các em chưa đạt yêu cầu cần cố gắng hơn. Tiết sau học hát bài “ Trên con đường đến trường”. - HS hát ôn và trả lời. - Từng nhóm biểu diễn kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ hoạ. - GV nhận xét và ghi điểm cho từng nhóm hoặc các nhân. - HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ. __________________________________________ GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP 2. TIẾT THỨ : 37. TUẦN : 19. BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI : TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG. Nhạc và lời : Ngô Mạnh Thu. Ngày dạy: 12 - 01 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I/ MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và lời ca. Hát đồng đều , rõ lời. II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ để chép lời ca. Nhạc cụ , tranh vẽ, hát chuẩn xác bài hát. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài “ Trên con đường đến trường”. GV dùng tranh vẽ ở SGK ( phóng to) để giới thiệu bài hát. GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. Cho HS đọc đồng thanh lời ca. Toàn bộ bài hát gồm 4 câu. Chú ý những chỗ lấy hơi là sau tiếng ngân dài 1,5 phách và 2 phách ( nốt đen chấm dôi, nốt trắng) như “ trường,mát, gió,cơn, mùa, trường , hót, hót, mau”. GV bày cho HS hát từng câu hát ngắn theo lối móc xích để hướng dẫn các em hát toàn bộ bài hát. Cho HS hát nhiều lần theo nhóm , dãy để thuộc lời ca. 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. GV hát mẫu và gõ đệm cho HS thấy. ( theo phách , theo tiết tấu lời ca). * Trên con đường đến trường có cây là cây xanh mát. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - GV cho HS hát vừa kết hợp gõ đệm theo phách theo dãy, tổ. - GV cho HS vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca theo từng dãy, nhóm. - HS hát cá nhân kết hợp gõ đệm theo tiết tấu hoặc theo phách. - Cho HS đứng hát và nhún chân nhẹ nhàng. 3/ Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò. - Vừa rồi các em được học hát bài gì? -Do nhạc sĩ nào sáng tác? - Giai điệu của bài hát như thế nào? - Nội dung của bài hát nói lên điều gì? ( Bài hát nêu lên những cảnh vật thật là đẹp của con đường dẫn đến ngôi trường em đang học). - Về nhà hát cho thuộc và tập gõ đệm cho thành thạo. - HS xem tranh để biết. - Ngồi ngay ngắn lắng nghe. - HS đọc lời ca. - Hát từng câu theo h/dẫn của GV. - HS hát theo nhóm, dãy. - Chú ý GV làm mẫu. - HS làm theo GV. - Hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca. - Hát và gõ đệm. - HS vận động theo nhạc. - HS trả lời. - Lắng nghe và ghi nhớ. TIẾT THỨ : 38. TUẦN : 19. BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI : TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG. Nhạc và lời : Ngô Mạnh Thu. Ngày dạy: 14 - 01 -2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. Nội dung: HS hát đúng giai điệu và lời ca. Hát đồng đều , rõ lời. - GV cho HS hát vừa kết hợp gõ đệm theo phách theo dãy, tổ. - GV cho HS vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca theo từng dãy, nhóm. - HS hát cá nhân kết hợp gõ đệm theo tiết tấu hoặc theo phách. - Cho HS đứng hát và nhún chân nhẹ nhàng. Cho HS hát nhiều lần theo nhóm , dãy để thuộc lời ca. - Vừa rồi các em được học hát bài gì?
File đính kèm:
- Giao an Am nhac Lop 2 - Chuan KTKN.doc