Giáo án lớp 1
I. Mục tiêu
- Học sinh đọc: ph, nh, gi, tr, g, ng, gh, ngh, qu; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 22 đến bài 27 .
_ Cviết được : p, ph, nh , g,gh,q,qu ,gi, ng, ngh, y, tr ; các từ ngữ và câu ứng dụng .
- Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Tre ngà.
HS khá giỏi kể được 2-3 đoạn truyện kể theo tranh.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng ôn
- Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và truyện kể: tre ngà
III. Hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ (5p)
- Gọi 2 học sinh viết: y, y tỏ, tr, tre ngà
- Gọi 2 học sinh đọc nối tiếp bài 26 trong sách giáo khoa
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
2. Dạy - học bài mới (30p)
viên hướng dẫn học sinh làm bài: quan sát tranh và giáo viên đặt câu hỏi: Một bông hoa và một bông hoa là mấy bông hoa? – Học sinh trả lời: một bông hao và một bông hoa là hai bông hoa. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết 2 sau dấu bằng để có 1 + 1 = 2. - Học sinh dùng bút chì điền kết quả vào sách giáo khoa. - Gọi học sinh đọc kết quả - Giáo viên nhận xét Bài 5: Viết phép tính thích hợp - Học sinh nêu yêu cầu của bài tập a, Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát vào tranh và nghe giáo viên nêu bài toán: Hùng có một quả bóng bay chị Hoa cho Húng thêm hai quả bóng bay nữa. Hỏi Hùng có tất cả mấy quả bóng bay? - Học sinh trả lời và viết phép tính: 1 + 2 = 3 - Giáo viên nhận xét b, Học sinh tập nêu bài toán: có một on thỏ, rồi một con thỏ nữa chạy đến .Hỏi có mấy con thỏ? ( Dành cho h/s khá giỏi ) - Học sinh khác nhắc lại - Học sinh làm bà, viết phép tính 1 + 1 = 2 - Gọi học sinh đọc: một ộng một bằng hai Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò (5p) - Học sinh đọc lại bảng cộng trong phạm vi 3 - Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà xem lại bài đã làm _________________________________ Học vần Bài 28: Chữ thường - chữ hoa I. Mục tiêu - Học sinh bước đầu nhận diện được chữ in hoa . - Đọc được câu ứng dụng và các chữ in hoa trong câu ứng dụng . - Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Ba Vì II. Phương tiện dạy- học Bảng chữ thường , chữ hoa III. Hoạt động dạy- học Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ (5p) - 3 học sinh lên bảng viết, còn lại viết vào bảng con: nhà ga, quả nho, ý nghĩ - Gọi học sinh đọc các từ ngữ đã viết - Giáo viên nhận xét, ghi điểm 2. Dạy học bài mới (30p) a, Giới thiệu bài (5p) - Giáo viên giới thiệu bài – ghi bảng: Bài 28: Chữ thường – chữ hoa - Giáo viên treo tranh phóng to bảng chữ thường, chữ hoa trong sgk b, Nhận diện chữ hoa (25p) - So sánh chữ in hoa và chữ in thường - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và hỏi: chữ in hoa nào gần giống với chữ in thường nhưng lớn hơn? - Học sinh quan sát và trả lời - Giáo viên nhận xét và nhắc lại: Các chữ in hoa gần chữ in thường nhưng kích thước lớn hơn là: c, e, ê, i, k, l, o, ô, o, p, s, t, ư, u, v, x, y - Học sinh đọc các chữ in thường khác in hoa: a, ă, â, b, d, đ, g, h, m, n, q, r - Giáo viên chỉ vào chữ in hoa – học sinh đọc - Giáo viên che chữ in thường học sinh đọc chữ in hoa - Giáo viên sửa sai cho học sinh Tiết 2 c, Luyện tập (35p) * Luyện đọc (20p) - Học sinh luyện đọc lại phần đã học ở tiết 1 theo hình thức: cá nhân, nhóm, lớp Đọc câu ứng dụng: - Học sinh nhận xét tranh minh hoạ của câu ứng dụng - Học sinh tìm chữ in hoa trong câu: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hề ở Sa Pa - Chữ đứng đầu câu: Bố Tên riêng: Kha, Sa Pa - Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, lớp - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh - Giáo viên đọc mẫu – gọi 2 học sinh đọc lại - Giáo viên giải thích: Sa Pa là một thị trấn nghỉ mát thuộc tỉnh Lào Cai. Khí hậu mát mẻ quanh năm, mùa đông mây mù bao phủ có năm có tuyết rơi. Một ngày ở đây có 4 mùa: Sáng, chiều: mùa xuân, mùa thu; Trưa: mùa hạ; Đêm tối: mùa đông. Sa Pa có nhiều cảnh đẹp như: thác Bạc, cầu Mây, cổng Trời … Tối thứ 7 hàng tuần còn có hội chợ rất đông vui. *Luyện nói (10p) - Học sinh đọc tên bài luyện nói: Ba Vì - Giáo viên giới thiệu về địa danh Ba Vì: Núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Tương truyền cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh xảy ra ở đây. Sơn Tinh ba lần làm núi cao lên và đã chiến thắng Thuỷ Tinh. Núi Ba Vì chia làm ba tầng, cao vút, thấp thoáng trong mây. Lưng chừng núi là đồng cỏ tươi tốt, có nông trường nuôi bè sữa nổi tiếng. Lên một chút nữa là rừng quốc gia Ba Vì. Đây là một khu du lịch nổi tiếng. - Giáo viên gợi ý cho học sinh nói về: sự tích Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; về nơi nghỉ mát; về bò sữa … ( có thể giới thiệu về địa điểm du lịch của địa phương) 3. Củng cố, dặn dò (5p) - Giáo viên chỉ vào chữ in hoa và yêu cầu học sinh đọc - Dặn học sinh về nhà đọc thêm - Giáo viên nhận xét tiết học. Tự nhiên - Xã hội Thực hành : Đánh răng, rửa mặt I. Mục tiêu - Giúp học sinh : Biết đánh răng , rửa mặt đúng cách . II. Phương tiện dạy- học - Mô hình răng nhựa và bàn chải - Kem đánh răng, cốc, khăn mặt. III. Hoạt động dạy- học Khởi động: Cả lớp hát bài : “Rửa mặt như mèo" (5p) - Học sinh hát vỗ tay Hoạt động 1 : Thực hành đánh răng (15p) Mục tiêu: Biết đánh răng đúng cách Cách tiến hành: - Cho học sinh xem mô hình răng: Giáo viên hỏi: Ai có thể chỉ vào mô hình hàm răng và nói đâu là: Mặt trong của răng? Mặt ngoài của răng? Mặt nhai của răng? Hằng ngày em đánh răng như thế nào ? - Học sinh trả lời các câu hỏi. Học sinh làm thử và giáo viên nhận xét GV làm mẫu và nêu các bước cần làm khi chải răng. Chuẩn bị cốc, nước sạch. Cho kem đánh răng vào bàn chải. + Chải răng: Chải răng theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, dưới lên. Mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai. + Súc miệng kĩ rồi nhổ nước ra vài lần + Rửa sạch và cất bàn chải đúng nơi, cắm ngược bàn chải Học sinh thực hành đánh răng Giáo viên hướng dẫn, nhắc nhở Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt (10p) Mục tiêu: Biết rửa mặt đúng cách Cách tiến hành: - Yêu cầu học sinh nêu các bước chuẩn bị rửa mặt - Học sinh trả lời và diễn lại cách rửa mặt - Cả lớp nhận xét Giáo viên hướng dẫn thứ tự cách rửa mặt hợp vệ sinh: + Chuẩn bị khăn sạch, nước sạch + Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi rửa mặt + Dùng hai bàn tay đã sạch hứng nước để rửa mặt + Dùng khăn sạch lau khô + Vò sạch khăn và vắt khô lau vành tai, cổ + Giặt khăn bằng xà phòng và phơI nắng hoặc chỗ thoáng mát Học sinh thực hành rửa mặt bằng cách mô phỏng các động tác. Kết luận (5p) Giáo viên nhắc nhở học sinh thực hiện đánh răng và rửa mặt ở nhà hợp vệ sinh. _____________________________ Hoạt động 2: Trò chơi “ Ai nhanh hơn” (8p) Chuẩn bị: Mỗi học sinh chuẩn bị sẵn các số 1, 2, 3 Cách chơi: Giáo viên nói: “một cộng một bằng ….” Học sinh giơ số ghi kết quả tương ứng của phép cộng đó. Học sinh chơi Giáo viên nhận xét, khen ngợi các học sinh chơi tốt Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (2p) Giáo viên nhận xét giờ học, dặn học sinh học thuộc bảng cộng trong phạm vi 3. _________________________________ Chữa bài kiểm tra I. Mục tiêu Giúp học sinh nhận ra các lỗi sai trong bài kiểm tra, củng cố cho học sinh về các số trong phạm vi 10: đếm, viết, so sánh …Củng cố về các hình đã học. II. Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Chữa bài kiểm tra Bài 1: - Giáo viên gọi học sinh đọc kết quả - Gọi học sinh khác nhận xét - Giáo viên nhận xét. Bài 2: Giáo viên ghi lên bảng - Gọi học sinh nêu các làm - Gọi học sinh lên bảng làm (2 lần, mỗi lần 3 em) - Gọi học sinh nhận xét và đọc kết quả Bài 3: Gọi học sinh đọc kết quả, giáo viên ghi lên bảng lớp - Gọi học sinh khác nhận xét Bài 4: Giáo viên vẽ hình lên bảng - Gọi 2 học sinh lên bảng làm và nêu cách làm - Học sinh khác nhận xét - Giáo viên nhận xét và hướng dẫn thêm (nếu hs làm sai nhiều) Hoạt động 2: Dặn dò (5p) - Dặn học sinh về nhà học thêm về đọc, đếm, so sánh các số trong phạm vi 10. Buổi chiều Tự học Luyện toán HĐTT ATGT : Bài 1 ( Đã soạn ở t1 ) ____________________________________ Thứ 5 ngày 7 tháng 10 năm 2010. Học vần Bài 29: ia I. Mục tiêu - Học sinh đọc được: ia, lá tía tô từ và câu ứng dụng . - Viết được : ia , lá tía tô - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: chia quà II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh học tiếng, từ và câu ứng dụng , BĐ dùng HV. - Mộu vật: lá tía tô III. Hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ (3p) - Yêu cầu 3 học sinh đọc: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy – học bài mới Tiết 1 a, Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu bài 29: ia. Giáo viên ghi bảng: ia Học sinh đọc ia b, Dạy vần (32p) * Nhận diện vần - Giáo viên viết lên bảng: ia và nói: vần ia được tạo nên từ âm i và âm a. - Yêu cầu học sinh đọc ia - Học sinh so sánh ia với a Giống nhau: có a Khác nhau: ia có thêm i - Yêu cầu học sinh ghép vần ia vào bảng gài * Đánh vần - Học sinh đánh vần: i-a-ia - cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên kết hợp chỉnh sửa cho học sinh - Giáo viên giới thiệu tiếng khoá: tía - Học sinh ghép tiếng: tía, phân tích: âm t trước vần ia đứng sau - Học sinh đánh vần và đọc trơn: i-a-ia tờ-ia-tia-sắc-tía lá tía tô - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh * Hướng dẫn viết Viết chữ ia - Giáo viên viết mẫu ia lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. - Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. Giáo viên bao quát và giúp đỡ các em trong quá trình viết - Học sinh giơ bảng con, giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh viết đúng, đẹp. Viết tía - Giáo viên viết mẫu lên bảng, lưu ý học sinh nét nối giữa các chữ, vị trí dấu thanh ` - Học sinh viết vào bảng con. Giáo viên giúp đỡ thêm - Học sinh giơ bảng con, giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh viết đúng, đẹp. * Đọc từ ngữ ứng dụng - Giáo viên viết lên bảng: tờ bìa vỉa hè lá mía tỉa lá - Yêu cầu học sinh đọc tiếng ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm trong quá trình học sinh đọc. - Giáo viên giải thích các từ ngữ ứng dụng - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc trơn từ ngữ ứng dụng. Tiết 2 c, Luyện đọc (30p) * Luyện đọc (10p) - Yêu cầu học sinh đọc lại các âm, tiếng, từ ngữ đã đọc ở tiết 1 - Học sinh đọc theo hình thức nhóm, cá nhân, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh Đọc câu ứng dụng - Gọi học sinh nhận xét về tranh minh hoạ câu ứng dụng - Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá – Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Học sinh tìm tiếng chứa âm vừa học. - Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng - Gọi 2, 3 học sinh đọc câu ứng dụng – Giáo viên nhận xét * Luyện viết (10p) - Học sinh viết vào vở tập viết: ia, tía, lá tía tô - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình viết. * Luyện nói (10p) - Gọi học sinh đọc tên bài luyện nói: Chia quà Giáo viên gợi các câu hỏi như: - Trong tranh vẽ gì? - Bà chi
File đính kèm:
- giao an lop 1.doc