Giáo án Lịch sử lớp 9 - Tiết 20 đến tiết 39

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:Giúp HS hiểu được

- Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của tổ chức cách mạng ở trong nước.

 - Chủ trương và hoạt động của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng thành lập ở trong nước.

* Trọng tâm: Bước phát triển mới của phong trào cách mạng VN

2. Tư tưởng:

Qua các sự kiện lịch sử, giáo dục cho HS lòng yêu kính, khâm phục các bậc tiền bối.

3.Kĩ năng :Rèn luyện cho SH

 - Biết hình dung hồi tưởng lại những sự kiện lịch sử và biết so sánh chủ trương, hoạt động của các tổ chức cách mạng.

II.Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- Những tài liệu về tiểu sử hoạt động của các nhân vật trên các tài liệu đề cập tới Tân Việt cách mạng Đảng.

2. Học sinh:

 - Soạn bài, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh có liên quan.

 

doc93 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Tiết 20 đến tiết 39, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong đó gần 1/2 là tiền rách nát không lưu hành được (586 đồng tiền rách) ta không kiểm soát được ngân hàng Đông Dương.
GV: Tình hình văn hóa xã hội ra sao?
HS: SGK.
GV: Tại sao nói “ nước VNDCCH” ngay khi mới thành lập đang đứng trước tình trạng “ Ngàn cân treo sợi tóc”? (HSTL)
HS: Vì nước ta lúc đó gặp khó khăn rất lớn về kinh tế, chính trị xã hội đặc biệt là khó khăn về quân sự, chưa bao giờ nước ta có nhiều giặc ngoại xâm đến thế.
Hơn nữa nhà nước non trẻ chưa được củng cố, nạn đói khủng khiếp hoành hành, ngân sách trống rỗng, tệ nạn xã hội tràn lan ànên nói nước ta ở tình thế ngàn cân treo sợi tóc
Tuy nhiên trong hoàn cảnh thế nào đi chăng nữa cũng không thể nào trùng ý chí của quân dân ta được. Điều đó được thể hiện ở mục II.
- Hoạt động 2:
GV: Để xây dựng một chính quyền vững mạnh thì công việc đầu tiên nhân dân ta phải làm là gì?
HS: SGK.
GV: Tham gia bầu cử ( quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp) là thực hiện quyền làm chủ đất nước làm chủ vận mệnh của mình ( liên hệ lớp học, tổ dân phố)
GV: Kết quả ra sao?
HS: SGK.
GV: Hơn 90% dân số cả nước đi bầu cử, miền Nam đã có 42 người đổ máu để cuộc tổng tuyển cử thành công.
GV: Sau khi thành lập, quốc hội đã làm gì?
HS: SGK.
GV: Đảng và chính phủ đã tiến hành những biện pháp gì để kiện toàn bộ máy chính quyền?
HS: SGK.
GV: Giới thiệu H41 SGK:
Đây là địa điểm bầu cử ở Sài Gòn được tổ chức ở một bãi rộng với một ngôi ngà ba gian trên nóc gắn hình cờ đỏ sao vàng và một tấm biển đề “ Phòng bỏ thăm” ( phòng bỏ phiếu). Bên ngoài nhân dân đứng chặc nít để chờ đến lược mình, không khí thật sôi động, tưng bừng, điều đó chứng tỏ lòng yêu nước của nhân dân Sài Gòn và cả nước nói chung.
GV: Chuyển ý sang mục III.
- Hoạt động 3:
GV: Đảng ta có chủ trương gì để diệt giặc đói?
HS: SGK.
GV: Giải thích.
+ Hủ gạo cứu đói : Mỗi gia đình còn có gạo ăn, mỗi bửa bớt một nắm gạo cho vào hủ khoảng 5 – 10 ngày cán bộ Việt Minh đi thu gom số gạo đó giúp cho người đang bị đói.
+ Ngày đồng tâm: Là gia đình còn gạo ăn đăng ký với cán bộ Việt Minh 10 ngày nhịn ăn một ngày lấy số gạo đó ủng hộ người đangbị đói.
GV: Giới thiệu H42 SGK: Nhân dân đang góp gạo cứu đói.
GV: Đảng và chính phủ ta làm gì để tiêu diệt giặc dốt?
HS: SGK.
GV: kết quả ra sao?
HS: SGK.
GV: Sau hơn 1 năm thực hiện đã mở được 74.957 lớp học, 97.666 người tham gia dạy học, hơn 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.
GV: Giới thiệu H43 SGK. Giới thiệu hình ảnh một lớp Bình Dân Học Vụ ở miền Bắc. Trước mặt mọi người là cây đèn dầu nhỏ đủ mọi thành phần tham gia. Nét mặt ai cũng lộ rõ quyết tâm học chữ. Chính nhờ tinh thần hiếu học này, chỉ trong 1 năm hơn 2 triệu người biết đọc biết viết.
GV: Chuyển ý sang mục 3.
GV: Đảng ta giải quyết khó khăn về tài chính như thế nào?
HS: SGK.
GV: - Sau “ Tuần lễ vàng” ta thu được 370 kg vàng.
 - Quỹ độc lập 20 triệu đồng và 40 triệu đồng vào quỹ “ Đảm phụ quốc phòng”
GV: Để giải quyết vấn đề tài chính lâu dài, đảng ta đã làm gì?
HS: SGK.
GV: Kết luận: Như vậy những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám có lúc tưởng chừng không vượt qua được, nhưng với sự nổ lực của đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta đã giữ vững và củng cố được chính quyền cách mạng chuẩn bị thực lực để chống ngoại xâm.
I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám.
1. Về quân sự:
- Sau cách mạng tháng Tám nước ta gặp muôn vàng khó khăn nguy hiểm.
- Miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng tràn vào.
- Miền Nam: Pháp trở lại xâm lược.
- Bọn phản cách mạng âm mưu lật đổ chính quyền.
- Trên đất nước còn 6 vạn quân Nhật.
2. Chính trị:
- Nền độc lập bị đe dọa.
- Nhà nước chưa được củng cố.
3. Về kinh tế.
- Nông nghiệp:
+ Nghèo nàn lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
+ Thiên tai, lutl lội, hạn hán xảy ra liên tiếp ( là 2 triệu người chết đói)
- Công Nghiệp: Đình đốn.
+ Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt.
+ Tài chính kiệt quệ.
+ Ngân sách nhà nước trống rỗng.
4. Về Văn hóa xã hội.
- Hơn 90% dân số mù chữ.
- Các tệ nạn xã hội tràn lan, mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút
II. Bước đầu xây dựng chế độ mới.
- Ngày 6-1-1946, tiến hành tổng tuyển cử trong cả nước.
- Ngày 2-3-1946, chính phủ lâm thời ra mắt đồng bào cả nước.
+ Lập ban dự thảo hiến pháp.
+ Tiến hành bầu cử ủy ban các cấp.
•Trung ương ( quốc hội)
• Địa phương ( hội đồng nhân dân)
- 29-5-1946, hội liên hiệp quốc dân Việt Nam ra đời.
III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về kinh tế.
Diệt giặc đói:
+ Thành lập “ Hũ gạo cứu đói”, “ Ngày đồng tâm”.
+ Đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
2.Diệt giặc dốt:
Ngày 8-9-1945, Hồ chủ tịch ký sắc lệnh thành lập cơ quan Bình Dân Học Vụ kêu gọi mọi người tham gia.
3.Giải quyết khó khăn về tài chính:
- Kêu gọi tinh thần đóng góp của nhân dân.
+ Xây dựng “ quỹ độc lập”
+ Phát động “ Tuần lễ vàng”
- Ngày 31-1-1946, phát hành tiền Việt Nam.
à Ngày 23-11-1946, tiền Việt Nam được lưu hành trong cả nước.
4. Củng cố:
	- Nêu những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám?
	- Đảng và chính phủ ta giải quyết những khó khăn ấy bằng cách nào?
Bài tập: Nhiệm vụ cấp bách của cách mạng nước ta sau cách mạng tháng Tám là gì?
	a. Giải quyết nạn ngoại xâm và nội phản.
	b. Giải quyết vấn đề tài chính.
	c. Giải quyết nạn đói, nạn dốt.
	d. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.
5. Dặn dò :
	Học bài, soạn tiếp phần còn lại.
Ngày soạn: ./02/2011
Ngày giảng:/02/2011
Tiết 29-Bài 24. 
CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 – 1946).(TT)
I. Mục tiêu bài học: (Phần I)
II. Chuẩn bị:
	.
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Nêu những khĩ khăn của nước ta sau CMT8 – 1945?
Đảng ta cĩ chủ trương gì để giải quyết những khĩ khăn đĩ?
Giới thiệu bài mới:
Ở tiết trước chúng ta tìm hiểu về những khĩ khăn của nước ta sau CMT8 – 1945 như “ Ngàn cân treo sợi tĩc”. Đảng và Hồ Chủ Tịch từng bước tiêu diệt nạn đĩi, nạn dốt. Riêng nạn ngoại xâm Đảng và Hồ Chủ tịch đối phĩ bằng cách nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết hơm nay.
3. Dạy bài mới: 
Hoạt động của thầy và trị
Nội dung
- Hoạt động 1:
GV: Thực dân Pháp quay lại xâm lược Miền Nam như thế nào?
HS: SGK
GV: Trước tình thế đó nhân dân Nam Bộ đã làm gì?
HS: SGK
GV: Khi bị nhân dân Nam Bộ phản công quyết liệt thì thực dân Pháp đã làm gì?
HS: SGK
GV: Trước tình thế đó Đảng đã làm gì?
HS: SGK
GV: Ngay sau khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn. Ngày 26 – 9 – 1945, qua đài phát thanh Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào Nam Bộ anh dũng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đến khi thực dân Pháp mở rộng chiến tranh ra toàn Nam Bộ và Nam Trung Bộ chính phủ đã ra quân lệnh cho quân và dân Nam Bộ và kêu gọi nhân dân cả nước chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến miền Nam, quyết định thành lập chính phủ Nam Tiến, đưa ngay vào tham gia chiến đấu ở Miền Nam.
GV: Giới thiệu hình 44 (SGK)
GV: Qua hình 44 em thấy những hình ảnh gì? Qua đó em có nhận xét gì?
HS: Bức ảnh nói lên tinh thần yêu nước, ý chí tất cả vì nền độc lập, thống nhất tổ quốc của dân tộc ta.
GV: các đơn vị Nam Tiến từ thủ đô Hà Nội, căn cứ địa Việt Bắc, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã tấp nập lên đường vào Nam đánh giặc cứu nước. Cả Miền Bắc trào dâng làn sóng xung phong vào Nam giết giặc với khẩu hiệu “Thà chết tự do còn hơn chết nô lệ” đã trở thành đạo lí sống của tất cả mọi người. Để ghi lại những ngày sôi sục đáng nhớ ấy, nghệ sĩ nhíp ảnh Nguyễn Bá Khoản đã chụp bức ánh này. Các chiến sĩ quân giải phóng đều mặc quân phục chỉnh tề, đầu đội mũ ca lô, có người đội mũ đan bằng tre có bịt vài ni lông, vai đeo ba lô và súng Họ xếp thành ba đội bên cạnh đường tàu. Người đứng đầu cầm cờ đỏ sao vàng. Nét mặt ai nấy đều toát lên vẻ quyết tâm, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời minh cho cuộc chiến đấu của đồng bào Nam Bộ. Những đơn vị quân giải phóng đầu tiên gồm ba đại đội Bắc Sơn, Bắc Cạn, Hà Nội đã hanhd quân bawngd tàu hỏa từ ga Hàng Cỏ vào Nam.
GV: Qua hình ảnh “ Đoàn quân Nam tiến” em suy nghĩ gì về tinh thần đoàn kết và chiến đấu của nhân dân ta? (SHTL).
HS: “ Nam Tiến” là hình ảnh cả nước ra trận phản ánh ý chí “Nam – Bắc một nhà, Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam”. Đất nước đâu cũng là quê hương, chiến đấu để bảo vệ đất nước là nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của toàn nhân dân Việt Nam. Lực lượng Nam Tiến đã góp phần quan trọng làm tăng thêm sức mạnh chiến đáu cho Miền Nam.
GV: Chuyển ý sang mục V.
- Hoạt động 2.
GV: Giữa lúc Miền Nam đang sôi sục chiến đấu, thì nhân dân Miền Bắc phải làm gì?
HS: Đối phó với 20 vạn quân Tưởng và bè lũ tai sai “ Việt Quốc” và “ Việt Cách”.
GV: Trước tình hình đó Đảng và chính phủ đối phó như thế nào? 
HS: SGK
GV: Em có nhận xét gì về chủ trương của Đảng ta?
HS: Chủ trương của Đảng ta mềm dẻo trong sách lược nhưng cứng rắn về

File đính kèm:

  • docgiao_an_su_9 2011ki II.doc