Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

I. Mục tiêu bài học

* Sau khi học xong học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức

- Bậc 1:

+ Nêu được nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) (nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp).

+ Trình bày được diễn biến của cuộc chiến tranh (2 giai đoạn: 1914 – 1916 và 1917 – 1918).

- Bậc 2:

+ Giải thích được nguyên nhân Mỹ tham gia chiến tranh muộn.

- Bậc 3:

+ Đánh giá được hậu quả của cuộc chiến tranh đối với nhân loại.

 

docx19 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 liệu: Ảnh biếm họa chủ nghĩa đế quốc Anh, biểu đồ so sánh diện tích và dân số của thuộc địa với đế quốc Anh và Pháp. 
- GV nêu câu hỏi: Sự phát triển không đều của Chủ nghĩa đế quốc cuối thế kỷ XIX - đầu hế kỷ XX được thể hiện như thế nào?
- HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận, nhấn mạnh quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản, làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. 
- GV nêu câu hỏi: Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản và sự phân chia thuộc địa không đều sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu gì?
- HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, tổng kết
- Câu hỏi: Em có nhận xét gì về các cuộc chiến tranh đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
- HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, kết luận. Đây là cuộc chiến cục bộ giữa các nước đế quốc, chứng tỏ nhu cầu thị trường đối với các nước đế quốc là không thể thiếu, vì vậy mâu thuẫn về thuộc địa là khó có thể điều hòa, chiến tranh giữa các nước đế quốc khó tránh khỏi. Đây là “khúc dạo đầu của bản hòa tấu đẫm máu, đó là chiến tranh thế giới thứ nhất”.
- GV giới thiệu lược đồ 14 Lược đồ hai khối quân sự trong chiến tranh thế giới thứ nhất, (SGK trang 32) và nêu câu hỏi: Quá trình thành lập khối quân sự của hai khối đế quốc diễn ra như thế nào? Vì sao nói châu Âu là trung tâm của chiến tranh thế giới?
- HS theo dõi SGK, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, tổng kết, mở rộng (Phụ lục 1)
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
- HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, tổng kết, nhấn mạnh mối quan hệ căng thẳng giữa các nước đề quốc, tiêu biểu là giữa Anh và Đức, về vấn đề thuộc địa. Đây là nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh.
GV cho HS quan sát bức ảnh Thái tử Áo - Hung và giới thiệu đoạn tư liệu về sự kiện thái tử Áo Hung bị ám sát, nêu câu hỏi (Phụ lục 2): Nguyên nhân trực tiếp của chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
- HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh sự kiện thái tử Áo - Hung bị ám sát là nguyên nhân trực tiếp của chiến tranh.
I. Nguyên nhân của chiến tranh
* Nguyên nhân sâu xa
- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
- Sự phân chia thuộc địa không đồng đều, tất yếu làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc.
+ Một số cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc:
- Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895).
- Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1989)
- Chiến tranh Anh - Bô ơ (1899 - 1902)
- Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905)
- Hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: 
+ Phe liên minh: Đức, Áo - Hung,
 I - ta - li - a 
+ Phe hiệp ước: Anh, Pháp, Nga.
 Như vậy, nét nổi bật trong quan hệ quốc tế giữa các nước đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX là quan hệ căng thẳng, phức tạp giữa các đế quốc về vấn đề thị trường thuộc địa. Đây là nguyên nhân sâu xa của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
* Nguyên nhân trực tiếp
- Ngày 28 / 6 / 1914, thái tử Áo - Hung bị một người Xéc - bi ám sát tại Bô - nix - a. 
 Nhân cơ hội này, Đức - Áo gây chiến tranh.
Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm, tìm hiểu về diễn biến của chiến tranh ở giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916).
- GV chuẩn bị trước lược đồ diễn biến chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), giới thiệu các ký hiệu trên lược đồ và nêu câu hỏi: Chiến tranh bùng nổ như thế nào? Diễn biến chính của giai đoạn thứ nhất?
- GV chia lớp thành hai nhóm
- Nhiệm vụ: Theo dõi SGK, hoàn thành bảng thống kê các sự kiện chính trong diễn biến chiến tranh ở giai đoạn 1 (1914 - 1916) (Phụ lục) 
+ Hình thức: Trình bày qua lược đồ GV đã chuẩn bị trước). 
+ Sau 7 phút các nhóm hoàn thành sản phẩm. Đại diện cho các nhóm lên trình bày. Các thành viên còn lại theo dõi phần trình bày của nhóm bạn, cùng thảo luận.
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về giai đoạn 1 của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1916)? (Về cục diện chiến trường, mức độ chiến tranh)
- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhạn xét, tổng kết
Hoạt động 3. Tìm hiểu về diễn biến giai đoạn thứ hai của chiến tranh thế giới thứ nhất (1917 - 1918).
- GV chuẩn bị lược đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất (Chiến trường châu Âu) và nêu câu hỏi: Trình bày diễn biến của giai đoạn thứ 2 (1917 1918)?
- HS theo dõi SGK, thảo luận theo cặp và hoàn thành bảng thống kê.(Phụ lục 4)
- GV nêu câu hỏi thảo luận: Từ tháng 2 đến tháng 11/1917 nước Nga diễn ra những sự kiện? Tác động của những sự kiện đó đối với chiến tranh thế giới I?
- HS theo dõi SGK, thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, tổng kết.
* Câu hỏi: Nét nổi bật trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh là gì? Vì sao đến năm 1917 Mĩ mới tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất? (Câu hỏi dành cho học sinh Khá - Giỏi)
- Dự kiến câu trả lời:
+ Nét nổi bật trong giai đoạn thứ hai của Chiến tranh thế giới I là tình hình cách mạng đã xuất hiện ở một số nước. Ở nước Nga, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn - sê - vích Nga và Lê - nin đã biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng, thực hiện thành công Cách mạng XHCN tháng Mười.
+ Mĩ tham gia chiến tranh muộn vì: Ban đầu Mĩ giữ thái độ “trung lập”. Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc, dù thắng hay bại, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ giữ địa vị ưu thế (giàu lên sau chiến tranh). Đến năm 1917 phong trào cách mạng ở các nước lên cao, ưu thế của chiến tranh nghiêng về phe Hiệp ước, Mĩ đã quyết định nhảy vào tham chiến cùng phe Hiệp ước để thu lợi nhuận sau khi thắng trận, đồng thời ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng. Như vậy, khi cả hai phe đã mệt mỏi, thiệt hại thì Mĩ đã nổi lên với vai trò người đứng đầu phe Hiệp ước và việc Mĩ tham chiến cùng phe Hiệp ước đã góp phần làm cho chiến tranh kết thúc nhanh hơn.
II. Diễn biến của chiến tranh
1. Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916)
- Chiến sự diễn ra ở phía Tây (Đức, Áo - Hung với Anh, Pháp) và diễn ra ở phía Đông (Đức, Áo – Hung với Nga).
+ 28/7/1914: Áo - Hung tuyên chiến với Xécbi
+ 01/8/1914: Đức tuyên chiến với Nga
+ 03/8/1914: Đức tuyên chiến với Pháp
+ 04/8/1914: Anh tuyên chiến với Đức 
 Chiến tranh thế giới bùng nổ diễn ra trên 2 mặt trận Đông Âu và Tây Âu.
- Năm 1914:
 + Ở phía Tây, ngày đêm 3/8/1914 Đức tràn vào Bỉ đánh sang Pháp, uy hiếp Pari.
+ Ở phía Đông, Nga tấn công Đông Phổ, cứu nguy cho Pari.
+ 9/1914 Pháp phản công và giành thắng lợi trên song Mác-nơ.
- Năm 1915: Đức, Áo - Hung dồn lực lượng tấn công Nga. Hai bên ở vào thế cầm cự.
- Năm 1916: Đức chuyển mục tiêu, tấn công pháo đài Véc đoong, không thành công, hai bên thiệt hại nặng.
* Hậu quả:
- Chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt gây thiệt hại nặng nề về người và của, nhưng không đưa lại ưu thế cho các bên tham chiến.
+ Từ cuối 1916 trở đi. Đức, Áo - Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu.
+ Mĩ chưa tham gia chiến tranh.
+ Tình thế cách mạng xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.
2. Giai đoạn thứ hai (1917 - 1918)
- Chiến sự gay go, ác liệt.
- Đức sử dụng phương tiện chiến tranh mới là tàu ngầm
- Những sự kiện chính:
+ Tháng 2/1917 Cách mạng DCTS ở Nga thành công, nhưng chính phủ tư sản lâm thời vẫn tiếp tục chiến tranh.
+ 4/1917 Mĩ tuyên chiến với Đức, đứng về phe Hiệp ước
+ 11/1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công, chính phủ Xô Viết thành lập.
+ 3/1918 Nga rút khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
+ Đầu năm 1918, lợi dụng Mĩ chưa sang đến châu Âu, Đức mở bốn cuộc tấn công lớn vào Pháp, chính phủ Pháp chuẩn bị rời khỏi Pari.
+ Tháng 7/1918 Mĩ đổ bộ vào châu Âu, Anh, Pháp quay lại tấn công Đức.
+ 9/11/1918 Cách mạng Đức bùng nổ, nền quân chủ ở Đức sụp đổ.
+ 11/11/1918 Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
Hoạt động 4. Tìm hiểu về hệ quả của chiến tranh.
- GV giới thiệu một số tư liệu ảnh về về quang cảnh đổ nát sau chiến tranh, bảng thống kê những thiệt hại trong chiến tranh thế giới thứ nhất, và nêu câu hỏi; Em có nhận xét gì về hậu quả của chiến tranh thế giới?
- HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, tổng kết.
- Câu hỏi liên hệ: Theo em, hiện nay có nguy cơ xảy ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ 3 không? Tại sao?
- HS trả lời câu hỏi.
III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh
- Hậu quả:
+ 10 triệu người chết
+ 20 triệu người thương
+ Nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.
+ Tiêu tốn 85 tỉ USD.
- Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô Viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
3. Sơ kết bài học
- GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918)?
- Gợi ý: 
+ Về quy mô?
+ Tính chất?
+ Hậu quả của chiến tranh?
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, tổng kết bài học.
V. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Mục tiêu
Thời điểm
Phương pháp và công cụ đánh giá
GHI CHÉP ĐÁNH GIÁ CẢI TIẾN
Thời gian
Lớp
Ưu điểm
Hạn chế
Giải pháp cải tiến
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Phụ lục 1. Lược đồ hai khối quân sự trong
 chiến tranh thế giới thứ nhất.
Từ những năm 80 của thế kỷ XIX, giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch chiến tranh nhằm chiếm hầu hết lãnh thổ châu Âu, vươn ra các thuộc địa của Anh và Pháp ở châu Phi và châu Â. Năm 1882, Đức cùng Áo - Hung và I talia đã thành lập liên minh tay ba, được gọi là “phe Liên minh”.
Đối phó với âm mưu của Đức, Anh cũng chuẩn bị kế hoạch chiến tranh. Anh, Pháp, Nga tuy có tranh chấp về thuộc địa, nhưng phải nhân nhượng lẫn nhau, kí những bản hiệp ước tay đôi: Pháp - Nga (1890), Anh - Pháp (1904), Anh - Nga (1907), hình thành phe Hiệp ước. Sau này trong quá trình diễn ra chiến tranh, phe Liên minh có thêm Thổ Nhĩ Kỳ và Bun-ga-ri (1914). Phe Hiệp ước có thêm Nhật (1914), I-ta-li-a (1915), Rumani, Hy Lạp (1916) và Mĩ (1917). Sự có mặt của Mĩ đã làm thay đổi cục diện chiến tranh, giúp phe Hiệp ước liên tiếp giành thế chủ động trên các chiến trường, và sớm kết thúc chiến tranh vào tháng 11/1918.
Như vậy, đến đầu thế kỷ XX, ở

File đính kèm:

  • docxGia an bai 6 lop 11.docx