Giáo án Lịch sử lớp 9 - Hoàng Quang Diễn

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh nắm được: - Những thành tựu to lớn của Liên Xô trong khôi phục hậu quả chiến tranh và xây dựng cơ sở vật chất, kinh tế, những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của Đông Âu sau 1945 chiến thắng trong giải phóng dân tộc, thành lập chế độ dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.

- Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong xây dựng CNXH ở Liên Xô và Đông Âu:

+ Mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô và Đông Âu Nay vẫn duy trì cần trân trọng.

+ Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta.

 

doc85 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Hoàng Quang Diễn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa”?
Gv cung cấp thêm thông tin về “Người... khổ”.
- Tác dụng của các tổ chức và các báo mà NAQ viết?
- Theo em, con đường cứu nước của NAQ có gì mới và khác với lớp người đi trước?
Gv bổ sung và giải thích thêm: vì sao NAQ sang phương Tây tìm đường cứu nước. 
- 1919 Nguyễn ái Quốc gửi tới hội nghị Véc xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”
- 7/1920, Người đọc sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (Người tìm thấy chân lý cứu nước)
- 12/1920 Người tham gia Đại hội lần thứ 18 của Đảng XH Pháp, tán thành ra nhập Quốc tế III và sáng lập ĐCS Pháp.
-1921, Người sáng lập “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa”, ra báo “Người cùng khổ”, viết cuốn “Bản án chế độ Thực dân Pháp”...
đ tác dụng: Truyền bá những tư tưởng CM về nước, thức tỉnh nhân dân đấu tranh.
II. Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924)
* Y/cầu H đọc SGK và tóm tắt những hoạt động của NAQ ở Liên Xô?
- Thảo luận của Người tại Đại hội gồm những nội dung cơ bản nào?
- ý nghĩa những hoạt động ở Liên Xô?
- 6/1923 Người rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào BCH.
- Người tìm hiểu, nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo “Sự thật”, Tạp chí “Thư tín quốc tế”
-1924 Người dự ĐH lần V QTCS và phát biểu tham luận
đ Bước chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của ĐCSVN giai đoạn sau
III. Nguyễn ái Quốc ở Trung Quốc (1924-1925)
* Gv nêu hoàn cảnh ra đời của Hội VNCMTN.
* Giới thiệu về Hội VNCMTN và CS Đoàn
* Gv minh hoạ về các lớp huấn luyện. Lúc đầu: 90% là TTS trí thức, 10% cn.
đ 1928 phong trào “Vô sản hoá”đ đưa hội viên vào đồn điền, xí nghiệp, hầm mỏ... truyền bá CN Mác - Lênin và tôi luyện ý thức, lập trường.
- Tác dụng của các tài liệu, sách báo bí mật đối với phong trào CMVN bấy giờ?
- NAQ giữ vai trò ntn đối với Hội VNCMTN?
- Cuối 1924 Nguyễn ái Quốc về Quảng Châu (TQ)
- 6/1925 thành lập Hội VNCMTN có hạt nhân là Cộng sản Đoàn
* Công tác huấn luyện:
- Người trực tiếp mở các lớp huấn luyện chính trị đào tạo cán bộđ đưa về nước hoạt động.
* Công tác tuyên truyền:
- Báo “thanh niên” (xuất bản 6/1925), tác phẩm “Đường Cách mệnh” 1927 vạch ra phương hướng cơ bản của CMGPDT theo CM T10 Nga thúc đẩy quá trình đấu tranh đ Bí mật chuyển về nước.
- Đầu 1929, Hội VNCMTN đã có cơ sở khắp cả nước, nhiều tổ chức quần chúng, xã hội: Công- Nông hội.
đ Giai đoạn chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của đảng
3. Sơ kết bài:
 Những hoạt động của NAQ trong thời gian ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc là bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của chính đảng Cộng sản ở Việt Nam giai đoạn sau.
4. Củng cố: Câu hỏi 1 (64)
5. Hướng dẫn học sinh học bài: Làm BT 2 (64)
Tiết 20 
Bài 17: Cách mạng việt nam
trước khi đảng cộng sản ra đời (tiết 1)
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh hiểu hoàn cảnh lịch sử ra đời của các tổ chức cách mạng, chủ trương- hoạt động của 2 tổ chức thành lập ở trong nước so với Hội VNCMTN. Sự phát triển của PTDTDC ở nước ta, đặc biệt là phong trào Công- Nôngđ Ra đời 3 tổ chức cộng sảnđ bước phát triển mới của PTCMVN.
- Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu, khâm phục các bậc tiền bối.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng b.đồ, trình bày diến biến KN, sử dụng tranh ảnh, so sánh chủ trương, hoạt động của các tổ chức CM, đánh giá nguyên nhân thất bại KN Yên Bái, ý nghĩa lịch sử của sự ra đời 3 tổ chức CS.
B. Phương tiện dạy học:
- Lược đồ: KN Yên Bái 1930
- ảnh số nhà 5D Hàm Long, chân dung các nhân vật lịch sử- tư liệu về Nguyễn Thái Học...
C. Tiến trình dạy học:
1. KTBC: Tại sao nói: Nguyễn ái Quốc là người trực tiếp chuẩn bị cho sự ra đời của ĐCSVN?
2. Bài mới:
Năm 1925 đánh dấu một bước phát triển mới của CMVN, 3 tổ chức CM lần lượt ra đời: Hội VNCMTN, Tân Việt CM Đảng (nguồn gốc Hội phục Việt 11/1925) và VN QD Đảng. Chủ trương hoạt động của 3 tổ chức này ntn.
I. Bước phát triển mới của phong trào CMVN (1926-1927)
1. Phong trào công nhân:
* Y/cầu H đọc SGK
- Trình bày ptđt của cn những năm 1926-1927? Điểm mới so với giai đoạn trước?
*Gv minh hoạ: 1926-1927 có 27 cuộc đấu tranh của công nhân nhằm 2 mục đích: Tăng lương (20-40%) và đòi ngày làm 8h như công nhân Pháp.
- Phong trào yêu nước giai đoạn này ntn?
ð Gv kết luận: PTCM trong nước pt mạnhđ điều kiện thuận lợi cho các tổ chức CM ra đời ở Việt Nam.
- Phong trào mang tính thống nhất trong toàn quốc: đấu tranh của công nhân nhà máy dệt Nam Định, công nhân đóng tàu Ba Son, công nhân đồn điền Phú Riềng (Bình Phước)...
- Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị, liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương.
- Trình độ giác ngộ của cn được nâng caođ Một lực lượng chính trị độc lập
2. Phong trào của các tầng lớp khác
Phong trào của nông dân, TTS... phát triển sôi nổiđ làn sóng chính trị khắp cả nước.
II. Tân Việt cách mạng Đảng (7-1928)
Gv giới thiệu nguồn gốc, thành phần của Tân Việt- Lập trường ban đầu (chưa rõ)
 + Chủ nghĩa Cộng sản quá cao
 + CN Tam Dân của Tôn Trung Sơn quá thấp
- So sánh về thành phần của Tân Việt với Hội VNCMTN
? Đảng Tân Việt có sự phân hoá như thế nào?
*Gv trình bày về hướng hợp nhất 2 tổ chức Tân Việt và Thanh niên
- Nhận xét về Tân Việt so với Thanh niên?
(Tân Việt nhiều hạn chếđ cũng là 1 t/c cách mạng mới)
1- Sự thành lập:
- Nguồn gốc: Từ Hội Phục Việt, sau nhiều lần đổi tênđ 7/1928 lấy tên Tân Việt Cách mạng Đảng.
- Thành phần: Trí thức trẻ và thanh niên yêu nước (t/c yêu nước- lập trường giai cấp chưa rõ ràng)
2- Sự phân hoá:
- Do sự phát triển mạnh của Hội VNCMTNđ ảnh hưởng lớn và thu hút mạnh mẽ Tân Việtđ Tân Việt phân hoá.
+ Khuynh hướng Tư sản (cải lương)
+ Khuynh hướng Vô sản (Chiếm đa số)
đ Nhiều Đảng viên Tân Việt gia nhập Hội VNCMTN.
3. Sơ kết bài
4. Củng cố và hướng dẫn học bài: Chuẩn bị phần III, IV
Tiết 21 
Bài 17: Cách mạng việt nam
trước khi đảng cộng sản ra đời (tiết 2)
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh hiểu hoàn cảnh lịch sử ra đời của các tổ chức cách mạng, chủ trương- hoạt động của 2 tổ chức thành lập ở trong nước so với Hội VNCMTN. Sự phát triển của PTDT- DC ở nước ta, đặc biệt là phong trào Công- Nôngđ Ra đời 3 tổ chức Cộng sảnđ bước phát triển mới của PT CMVN.
- Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu, khâm phục các bậc tiền bối.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, trình bày diến biến khởi nghĩa, sử dụng tranh ảnh, so sánh chủ trương, hoạt động của các tổ chức CM, đánh giá nguyên nhân thất bại cuộc khởi nghĩa Yên Bái, ý nghĩa lịch sử của sự ra đời 3 tổ chức CS.
B. Phương tiện dạy học:
- Lược đồ: Khởi nghĩa Yên Bái 1930
- ảnh số nhà 5D Hàm Long, chân dung các nhân vật lịch sử- tư liệu về Nguyễn Thái Học...
C. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Phong trào cách mạng Việt Nam 1926-1927 có điểm gì mới?
2. Bài mới:
III. Việt Nam Quốc dân Đảng (1927) và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930)
*Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, trình bày hoàn cảnh ra đời, nền tảng tư tưởng chính trị, tôn chỉ mục đích, tổ chức, hoạt động của VNQDĐ.
- So sánh xu hướng CM, thành phần của Việt Nam Quốc dân đảng với Thanh niên và Tân Việt?
Giáo viên: Nêu phương châm của VNQDĐ “không thành công thì cũng thành nhân”: Chết- làm gương cho người sau phấn đấuđ quyết định “Liều một phen”.
- Em có nhận xét gì về thời điểm KN Yên Bái?
đ GV trình bày trên lược đồ.
*GV minh hoạ lời nhận định của tổng bí thư ĐCSVN Lê Duẩn về Khởi nghĩa Yên Bái.
đ Yêu cầu Hs thảo luận về nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử.
a. Sự thành lập:
- Nguồn gốc: Từ nhóm Nam Đồng thư xã đ 25/12/1927 Việt Nam quốc dân đảng ra đời.
- Lãnh đạo: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu...
- Xu hướng Cách Mạng: Dân chủ Tư sản.
- Thành phần: Tiểu tư sản trí thức, TS lớp dưới, thân hào địa chủ, phú nông, binh lính...
b. Hoạt động:
- Thiên về ám sát cá nhân: ám sát Ba Danh (9-2-1929) đ tổ chức bị “trốc gốc” nhưng vẫn quyết định khởi nghĩa (Yên Bái)
c. Khởi nghĩa Yên Bái (1930)
- Bùng nổ đêm 9-2-1930, nghĩa quân không làm chủ được tỉnh lộ, chỉ chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số lính Pháp.
đ Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp đ 10-2-1930 thất bại.
- Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị xử tử.
* Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử (SGK: 66-67)
IV. Ba tổ chức Cộng sản Đảng nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929.
*Y/c H đọc SGK ý 1: Từ cuối... tự do
- Em có nx gì về ptdt- dc ở nước ta giai đoạn 1928-1929?
- Y/c đặt ra cho CM nước ta lúc này là gì?
* Y/c H quan sát H30 (68) và hướng dẫn khai thác.
* G trình bày ĐH lần 1 của VNCMTN (5-1929) và y/c của đoàn Bắc kì.
? Em có suy nghĩ gì về y/c của đoàn đại biểu Bắc Kì.
? Em hãy trình bày về sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản?
* Giáo viên kết luận: 3 tổ chức Cộng sản ra đờiđ Bước nhảy vọt của CMVNđ xu thế ra đời của t/c CS là tất yếu.
1. Hoàn cảnh:
- 1928-1929: Phong trào cách mạng trong nước phát triển mạnh.
- Y/c cấp thiết: thành lập 1 Đảng Cộng sản để lãnh đạo CM.
- 3-1929 Chi bộ CS đầu tiên ra đời tại 5D Hàm Long- Hà Nội.
-5-1929 tại ĐH I của tổ chức Thanh niên, đoàn đại biểu thanh niên Bắc Kì tuyên bố li khai Đại hội.
2. Sự thành lập 3 tổ chức Cộng sản ở VN:
- 6-1929 Đông Dương CS Đảng thành lập tại Bắc .kì)
- 8-1929 An Nam Cộng sản Đảng ra đời (Hương Cảng)
- 9-1929 Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn thành lập tại Hà Tĩnh.
3. Sơ kết bài:
Sự pt mạnh mẽ của phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong giai đoạn 1927-1929 thể hiện, chứng tỏ tinh thần giác ngộ của các tầng lớp ND đã nâng cao rõ rệt, đặc biệt là giai cấp công nhân. Vì vậy tất yếu dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản.
4. Củng cố: Cho H làm bài tập 1 (68)
5. Hướng dẫn ú làm bài tập: Vì sao việc thành lập 1 ĐCS trở thành y/c cấp thiết khi 3 t/c cs ra đời?
Chương II: Việt nam trong những năm 1930-1939
Tiết 22 
Bài 18: Đảng cộng sản việt nam ra đời
 A. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh nắm được: Quá trình thành lập ĐCSVN. ND chủ yếu của hội nghị thành lập Đảng- Luận cương chính trị 1930, ý nghĩa việc thành lập Đảng.
- Giáo dục cho học sinh: Lòng biết ơn, kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh, củng cố niềm tin vào Đảng.
- Chân dung Nguyễn ái Quốc, Trần Phú và các tài liệu về hoạt động của NAQ ...
 C. Tiến trì

File đính kèm:

  • docLich su 9I.doc