Giáo án Lịch sử 9 tuần 4 Bài 4: các nước châu á

I. MỤC TIÊU: Qua bài này học sinh hiểu được:

 1. Kiến thức:

 - Giúp học sinh nắm một cách khái quát tình hình các nước Châu Á sau chiến tranh thế giới II

 - Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa và công cuộc mở cửa từ năm 1978 đến nay

 2. Thái độ

- Giáo dục học sinh tinh thần quốc tế đoàn kết với các nước trong khu vực để cùng xây dựng xã hội giàu đẹp, công bằng và văn minh.

 3. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tổng hợp, phân tích và sử dụng bản đồ thế giới và châu Á

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bản đồ thế giới.

2. Học sinh: Đọc trước bài mới, tìm hiểu về đất nước Trung Hoa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ.

 ? Trình bày những nét chính về phong trào độc lập của các nước Á, Phi, Mỹ la tinh từ giữa những năm 70 đến những năm 90 của thế kỷ XX?

2. Giới thiệu bài mới:

 Châu Á với diện tích rộng lớn và đông dân nhất thế giới. Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, các dân tộc Châu Á đã giành được độc lập và có nhiều biến đổi sâu sắc. Hai nước lớn nhất Châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, vị thế của các nước này ngày càng lớn mạnh

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5859 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 tuần 4 Bài 4: các nước châu á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 4 Ngày soạn:06 /9/2014
 Tiết 4 Ngày dạy: 09/9/2014
 BÀI 4: CÁC NƯỚC CHÂU Á
I. MỤC TIÊU: Qua bài này học sinh hiểu được:
 1. Kiến thức: 
 - Giúp học sinh nắm một cách khái quát tình hình các nước Châu Á sau chiến tranh thế giới II 
 - Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa và công cuộc mở cửa từ năm 1978 đến nay
 2. Thái độ
- Giáo dục học sinh tinh thần quốc tế đoàn kết với các nước trong khu vực để cùng xây dựng xã hội giàu đẹp, công bằng và văn minh.
 3. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng tổng hợp, phân tích và sử dụng bản đồ thế giới và châu Á
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bản đồ thế giới.
2. Học sinh: Đọc trước bài mới, tìm hiểu về đất nước Trung Hoa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ. 
 ? Trình bày những nét chính về phong trào độc lập của các nước Á, Phi, Mỹ la tinh từ giữa những năm 70 đến những năm 90 của thế kỷ XX?
2. Giới thiệu bài mới:
 Châu Á với diện tích rộng lớn và đông dân nhất thế giới. Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, các dân tộc Châu Á đã giành được độc lập và có nhiều biến đổi sâu sắc. Hai nước lớn nhất Châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, vị thế của các nước này ngày càng lớn mạnh…
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Họat động 1: Tìm hiểu tình hình chung
- Gv dùng bản đồ Châu Á giới thiệu vị trí địa lý .
? Qua tìm hiểu, hãy cho biết Châu Á có đặc điểm gì về diện tích, dân số, tài nguyên ?
- Diện tích: Rộng nhất thế giới – gần 43.500.000 Km2 (gấp hơn 4 lần Châu Âu).
- Dân số: đông nhất thế giới, có nguồn lao động rẻ.
- Là châu lục giàu có về tài nguyên, nhiều dầu mỏ nhất thế giới (VD: Trung Đông – chiếm 2/3 trữ lượng dầu mỏ thế giới).
? Lịch sử Châu Á trước chiến tranh thế giới thứ II như thế nào (Là các nước thuộc địa , nửa thuộc địa)
? Sau năm 1945 phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á diễn ra như thế nào?
? Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ 2 phong trào giải phóng dân tộc lại phát triển mạnh mẽ và lan ra cả Châu Á
- Do truyền thống : yêu nước, yêu chuộng hoà bình, quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc -> các nước Châu Á đã vùng dậy đánh đuổi Đế quốc thực dân, tiêu biểu:
+ Việt Nam: CM tháng 8/1945.
+ Lào: CM Tu – La tháng 10/1945.
+ Ấn Độ: Nhân dân Bom – bay tẩy chay hàng hoá Anh năm 1946.
? Kết quả của các cuộc đấu tranh trong giai đoạn này.
? Từ nửa sau thế kỷ XX tình hình Châu Á diễn ra như thế nào.
? Tại sao nửa sau thế kỷ XX tình hình Châu Á không ổn định? Dẫn chứng?
- GV: Giải thích “chiến tranh lạnh”
? Sau khi giành được độc lập, các nước Châu Á đã phát triển Kinh tế – XH như thế nào ? Kết quả.
- GV: Sau khi giành độc lập xây dựng đất nước theo nhiều con đường khác nhau:
+ TBCN: Xin ga po, In - đô - nê - xi – a, Thái lan…
+ XHCN: Việt Nam, Lào, Trung quốc, Mông cổ…
- Sự tăng trưởng KT nhanh chóng, khiến nhiều người dự đoán rằng “thế kỷ 21 là thế kỷ của Châu Á”. Trong đó: Ấn độ là 1 VD.
? Sự phát triển kinh tế của Ấn Độ từ 1945 đến nay như thế nào.
? Em có đánh giá nhận xét gì về lịch sử Châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Từ những nước thuộc địa phụ thuộc, các nước đã giành độc lập và xây dựng đất nước theo những con đường khác nhau và bước lên vũ đài chính trị ->Góp phần quan trọng vào sự phát triển của lịch sử.
 Họat động 2: Tìm hiểu về Trung Quốc
GV: dùng bản đồ thế giới thiệu vị trí, diện tích, dân số Trung Quốc.
? Tình hình Trung Quốc 1946 - 1949?
? Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời thời gian nào?
- GV: Giới thiệu cho h/s hình ảnh Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước cộng hoà nhân dân Trung hoa.
? Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa?
2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959) (giảm tải không dạy )
3. Đất nước trong thời kì biến động 
( 1959 – 1978 ) (giảm tải không dạy )
Họat động 3: Tìm hiểu công cuộc cải cách mở cửa
? Năm 1978 Trung Quốc đề ra đường lối gì?
Tại sao lại đề ra đường lối ấy?
? Kết quả thu được như thế nào?
- Gv giới thiệu hình 7,8 SGK
? Em có nhận xét gì về những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ cuối 1978 đến nay?
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế phát triển nhanh.
? Chính sách đối ngoại của Trung Quốc như thế nào?( Thực hiện cải cách mở cửa, mở rộng quan hệ hữu nghị, thu chủ quyền với Hồng Công và MaCao)
? Lấy 1 số ví dụ về quan hệ đối ngoại của Trung Quốc trong giai đoạn này.
? Kể những hiểu biết của em về mối quan hệ Việt Nam – Trung quốc hiện nay?
- Việt Nam thực hiện 16 chữ “ Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”
- Có nhiều cuộc gặp gỡ giữa cấp cao hai nước, ký các hiệp định về đường biên giới, đường bộ, đường biển, giao lưu kinh tế.
I. TÌNH HÌNH CHUNG
* Chính trị: 
- Sau 1945 cao trào giải phóng dân tộc dấy lên khắp Châu Á
- Cuối những năm 50 phần lớn các nước đã giành độc lập: Trung Quốc, Ấn Độ, In - đô - nê - xi – a…
- Nửa sau thế kỷ XX tình hình Châu Á không ổn định các nước đế quốc tiến hành xâm lược nhất là khu vực Đông Nam Á.
- Xung đột, ly khai, khủng bố ở một số nước: Thái Lan, Ấn Độ, Pa-kitx- tan...
* Kinh tế: 
- Phát triển nhanh, tiêu biểu là Nhật, Xin-ga-po, Ấn Độ, Trung quốc, Hàn Quốc …
- Kinh tế Ấn độ phát triển nhanh chóng: “CM xanh” trong nông nghiệp, công nghệ phần mềm, thép, xe hơi...
II. TRUNG QUỐC
1. Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
- 1946 -1949 nội chiến
- 01/10/1949 Nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời.
- Ý nghĩa: Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của CĐPK, đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do.
- Hệ thống XHCN được nối liền từ Châu Âu sang Châu Á
4. Công cuộc cải cách mở cửa.
- 1978 Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, xây dựng TQ thành quốc gia giàu mạnh, văn minh.
- Thành tựu : 
+ Kinh tế phát triển nhanh chóng, tổng sản phẩm (GDP) tăng trung bình 9.6%
 + Đời sống nhân dân nâng cao.
+ Đối ngoại: Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhiều nước . --> Địa vị của TQ được nâng cao trên trường quốc tế.
4. Củng cố 
 ? Trình bày ngắn gọn những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc trong những năm 1978 - 1997 
5. Hướng dẫn học tập ở nhà
 - Học thuộc bài, Làm bài tập 2 trang 20, Tìm hiểu thêm về Trung Quốc 
 - Chuẩn bị bài 5 trang 21 – Tìm hiểu về các nước Đông Nam Á.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • doclich su 9 tiet 4 tuan 4.doc