Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 43: Lịch sử địa phương phong trào đấu tranh chống thực dân pháp của nhân dân Bắc Ninh cuối thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX

I. Mục tiêu: )

1.Kiến thức: Nắm được những nét chính về quá trình xâm lược Bắc Ninh của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược của nhân dân BN.

Những chính sách khai thác bóc lột của TD Pháp trên đất BN, tác động của những chính sách đó đến kinh tế xã hội BN.

2.Tư tưởng: Giáo dục lòng yêu nước,tự hào về truyền thống quê hương.

3.Kĩ năng: Phân tích,đánh giá. ý thức tìm hiểu truyền thống lịch sử quê hương.

* Trọng tâm: :Chính sách khai thác và cai trị của Pháp

II>Chuẩn bị

- GV: Lược đồ Bắc Ninh, sưu tầm tư liệu.

- HS: sưu tầm tư liệu tìm hiểu ls địa phương BN.

III. Tiến trình dạy học:

1. ổn định:1

2.KTBC: Kiểm tra 15 phút

Em hãy trình bày đôi nét về cuộc khởi nghĩa Yên Thế? Nêu điểm khác nhau của khởi nghĩa Yên thế với các cuộc hkởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?

3. Bài mơ i 26

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 3822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 43: Lịch sử địa phương phong trào đấu tranh chống thực dân pháp của nhân dân Bắc Ninh cuối thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N.Soạn:
N.Dạy: tuần 27
Tiết:43
lịch sử địa phương
phong trào đấu tranh chống thực dân pháp của nhân dân bắc ninh cuối thế kỷ xix- đầu thế kỷ xx
I. Mục tiêu: )
1.Kiến thức: Nắm được những nét chính về quá trình xâm lược Bắc Ninh của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược của nhân dân BN.
Những chính sách khai thác bóc lột của TD Pháp trên đất BN, tác động của những chính sách đó đến kinh tế xã hội BN.
2.Tư tưởng: Giáo dục lòng yêu nước,tự hào về truyền thống quê hương.
3.Kĩ năng: Phân tích,đánh giá. ý thức tìm hiểu truyền thống lịch sử quê hương.
* Trọng tâm: :Chính sách khai thác và cai trị của Pháp
II>Chuẩn bị
- GV: Lược đồ Bắc Ninh, sưu tầm tư liệu...
- HS: sưu tầm tư liệu tìm hiểu ls địa phương BN.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định:1’
2.KTBC:’ Kiểm tra 15 phút
Em hãy trình bày đôi nét về cuộc khởi nghĩa Yên Thế? Nêu điểm khác nhau của khởi nghĩa Yên thế với các cuộc hkởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
3. Bài mơ i 26’’
Hoạt động GV-HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động:1 Cá nhân.
GV: Cho HS quan sát lược đồ BN giới thiệu đôi nét về vị trí địa lí, lịch sử BN...
GV: Diễn giảng:
 - có khu vực Gia Lâm bao bọc phía bắc HN, án ngữ trục giao thông nối giữa trung tâm đồng bằng B.kỳ với đồng bằng duyên hải. có thành BN trấn giữ các đầu mối giao thông quan trọng đi Phả Lại, HD, HP, QN. Có cảng sông Đáp Cầu.....là vùng đất khoa bảng và giầu truyền thống văn hoá...
- GV: Tường thuật diễn biến quá trình xâm lược của TD Pháp trên đất BN.
" Để đánh chiến BN, TD Pháp huy động 2 đại đội lính khố đỏ Bắc Kì, 1 tiểu đoàn Lê Dương, một tiểu đoàn chiến đấu, 1 đại đội pháo binh hải quân, 1 trung đoàn công binh, 1 trung đội quân y dã chiến...
 ? Em có nhận xét gì về lực lượng TD Pháp tấn công Bắc Ninh?
? em nào biết TDP đã tiến hành xd bộ máy cai trị ở BN ntn..?
? theo em vì sao chúng lại chú trọng mở mang giao thông..?
 - HS:Trả lời.
 - GV: Diễn giảng: nhằm phục vụ cho việc khai thác thuộc địa và bình định của P như QL1, từ GL đến Đáp cầu, từ Đáp Cầu- Lạng Sơn. QL 18 từ BN- HD-QN, xd các đường sắt nhà ga, sân bay GL, cầu Long Biên sang BN, cảng Đáp Cầu...
? Trước sự cai trị và bóc lột của P, KT-XH BN có gì thay đổi?
GV; những biến đổi về mặt kinh tế và kết cấu g/c ở BN có một giá trị nhất định trong việc hình thành và phát triển các trào lưu tư tưởng và các phong trào chính trị lúc đó.
*HĐ2: 
 ? ND BN đã k/c chống Pháp ntn..?
HS: Trả lời.
GV: Giới thiệu một số phong trào chống Pháp tiêu biểu của nhân dân BN.
 ? Vì sao nhân dân BN quyết tâm chống Pháp xâm lược?
 ? khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vàoVN, PT ĐT ở BN có biến đổi gì..?
HS; thảo luận theo cặp đôi.
GV: Diễn giảng.
GV: Diễn giảng.
I. Tình hình chính trị -xh bn cuối tk xix- đầu tk xx.
- BN có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng ở Bắc kỳ.
- 1884 P’ huy động một lực lượng gồm 16.300 binh sĩ với nhiều chiến thuyền cùng 55 đại bác yểm trợ do viên trung tướng Mi-Lô, 2 thiếu tướng Brie-đờlin và Nêgriéc chỉ huy tiến đánh BN.
1/ Bộ máy cai trị và chính sách bóc lột của thực dân P.
- Chia nhỏ tỉnh BN để trị
- Khuyến khích vui chơi để ru ngủ tinh thần đấu tranh
- áp đặt bộ máy quân sự đồ sộ.
- Cướp đất, lập đồn điền..
- Chú trọng mở mang giao thông..
 2/ Những biến chuyển về kt-xh.
*KT:- các nhà máy sản xuất ra đời ,TXBN thành trung tâm xuất khẩu nông sản( lúa gạo), các hoạt động buôn bán, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trở lên sôi động.
 - Xuất hiện nhiều thị trấn như: Hồ, Chờ, Lim, Từ Sơn...
*XH: biến đổi và phân hoá mạnh mẽ
- Giai cấp địa chủ có số lượng ít nhưng có tiềm lực lớn về KT và địa vị chính trị ở nông thôn.
-Giai cấp nông dân đông đảo nhưng ngày bần cùng hoá, bị tô cao, sưu thúe nặng.
- G/cấp tư sản sl ít, bị chèn ép về KT.
- G/cấp công nhân hình thành qua các thời kỳ và phát triển dần về số lượng.
- G/cấp TTS phát triển khá nhanh ( thị dân, thợ thủ công, giới tri thức và HS) yêu nước, năng động thành lớp người đầu tiên tiếp xúc tư tưởng tiến bộ
II. Phong trào chống Pháp của nhân dân Bắc ninh trong những năm cuối tk Xĩ đầu tkXX.
- Ngay từ những ngày đầu đặt chân lên cửa ngõ BN, TD Pháp đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của NDBN dưới sự lãng đạo của các sĩ phu. Tiêu biểu là : Hoàng văn Hoè( 1884-1885), Nguyễn Cao(1884-1887), Dương Khải, Ngô Quang Huy, Đội Văn, Cai Kinh, Cai Bình... gây cho chúng bao thảm hại.
- Sau phong trào Yên Thế, PT ĐT chuyển sang xu hướng mới với hình thức hoạt động Chính trị - Phong trào chuyển mình khi tầng lớp tiểu tư sản được tiếp cận với ánh sáng CN Mác-Lênin đầu những năm 1920.
- Cuối 1926, lớp thanh niên đầu tiên của BN là Nguyễn Tuân, Nguyễn Sơn, Trần tư Chính, Nguyễn Hữu Căn được kết nạp vào tổ chức VN TNCM đồng chí hội. Các lớp kế tiếp có Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hồ Ngọc Lân, Hoàng Quốc Việt.. là Đảng viên ưu tú của Đảng và PTCM sau này..
- Các chi hội CM ở BN liên tục ra đời và hoạt động. Tháng 7-1927 Tỉnh hội VNTNCM Đồng chí hội ở BN được thành lập. 1928 Tỉnh hội BN-BG có trên 100 hội viên sinh hoạt trong 14 chi hội và hoạt động ở nhiều nơi đã tạo ra chuyển biến cách mạng toàn diện và mạnh mẽ.. Cùng với các chi hội trên cả nước đã tham gia vào chi bộ cộng sản đầu tiên ở VN (T3/ 1929).
4/ Củng cố:2’ Hệ thống lại bài.
5/ HDHT:1’ - Tìm hiểu một nghề thủ công của quê hương em ( Nói rõ cách thức tổ chức sản xuất và hiệu quả của. Tìm hiểu về ls QV.
 - làm bài tập Ls.. 

File đính kèm:

  • docTiet 43 LSDP tinh Bac Ninh.doc
Giáo án liên quan