Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 36 : Phần II: Lịch sử Việt Nam từ 1858 - 1918
A . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: hs hiểu :
- Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh xâm lược thực dân TK XIX.
- Nguyên nhân và tiến hành xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp .
- Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam chống xâm lược Pháp nổ ra trong những ngày đầu .
2.Kĩ năng: So sánh, quan sát tranh ảnh ,sử dụng bản đồ các tư liệu lịch sử ,văn học minh hoạ .
3.Thái độ :Thấy được bản chất tham lam tàn bạo của thực dân Pháp căm thù thực dân Pháp .
B.PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm ,nêu vấn đề
C.CHUẨN BỊ :
1.GV: - Bản đồ Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của Phương Tây.
- Bản đồ chính về chiến trường Đà Nẳng, Gia Định .
- Tranh ảnh liên quan.
2.HS: Học bài cũ , đọc và soạn trước bài mới .
Ngày soạn: 8/1/2008 Tiết 36 : PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858-1918 CHƯƠNG I: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX Bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN 1873 A . MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: hs hiểu : - Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh xâm lược thực dân TK XIX. - Nguyên nhân và tiến hành xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp . - Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam chống xâm lược Pháp nổ ra trong những ngày đầu . 2.Kĩ năng: So sánh, quan sát tranh ảnh ,sử dụng bản đồ các tư liệu lịch sử ,văn học minh hoạ . 3.Thái độ :Thấy được bản chất tham lam tàn bạo của thực dân Pháp căm thù thực dân Pháp . B.PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm ,nêu vấn đề C.CHUẨN BỊ : 1.GV: - Bản đồ Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của Phương Tây. - Bản đồ chính về chiến trường Đà Nẳng, Gia Định . - Tranh ảnh liên quan. 2.HS: Học bài cũ , đọc và soạn trước bài mới . D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.Ổn định lớp:(1p) II.Bài cũ: III. Bài mới:(3) 1.Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu khái quát về lịch sử Việt Nam từ 1858-1918 .Đứng trước sự phát triển của CNTB thì Việt Nam không thoát khỏi cuộc xâm lược của chủ nghĩa dế quốc . 2.Triển khai bài: TL Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức 16’ 20’ Hoạt động 1 :Cả lớp GV: Trình bày về tình hìnhViệt Nam ? Tại sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ? Chúng lấy cớ gì để xâm lược Việt Nam GV: Giải thích thêm về đạo Gia-tô ?Pháp chính thức xâm lược Việt Nam vào lúc nào? ở đâu ? ? Trước tình hình đó quân ta đối phó như thế nào? ? Kết quả ra sao ? Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Gv: chia lớp làm 4nhóm và thảo luận ? Vì sao Pháp lại hướng mục tiêu vào chiếm Gia Định. ? Pháp tiến hành đánh Gia Định như thế nào? GV: Yêu cầu học sinh lên tường thuật trên Bản đồ và giới thiệu về Gia Định . ? Triều đình đối phó như thế nào? Còn nhân dân thì sao ? GV: cho học sinh đọc phần chử nhỏ ? nhận xét cách đánh giặc của nhân dân ta ( ý thức dân tộc yêu nước) ? Em có nhận xét gì về thái độ của triều đình? GV: cho học sinh quan sát sơ đồ ? Nội dung cơ bản của Hiệp ước nói gì? I:Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam 1.Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859: - Nguyên nhân: + Chủ nghĩa tư bản phát triển cần thị trường và thuộc địa. + Việt Nam giàu tài nguyên thiên và khoáng sản. + Chế độ phong kiến suy yếu . -Âm mưu: Lấy cớ bảo vệ đạo Gia-Tô. - Diễn biến: + 31/8/1858 : 3000 quân Pháp và Tây Ban Nha dàn trận ở cửa Biển Đà Nẵng. + Sáng 1/9/1858 Pháp nổ súng xâm lược nước ta. + Triều đình cử Nguyễn Tri Phương đứng dậy chống trả quyết liệt . - Kết quả: Quân Pháp bước đầu bị thất bại,chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. 2. Chiến sự ở Gia Định: * Nguyên nhân: - Chiếm vựa lúa Nam Bộ,cắt nguồn lương thực của triều đình Huế. - Đi trước nước Anh một bước. - Chuẩn bị chiếm Cao Miên rồi Trung Quốc. * Diễn biến: - 9/2/1859 quân Pháp tập trung ở vũng tàu. - 10/2/1859 tiến vào Gia Định. + Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã . + Nhân dân tự động đứng lên đánh giặc. - Quân Pháp tập trung lực lượng và mở rộng đánh chiếm Gia Định. + Đêm 23 rạng 24/2/1861 Pháp tấn công lớn vào Đồn Chí Hoà. + Pháp chiếm Định Tường- Biên Hoà –Vĩnh Long. +Triềuđình kí hiệp ước 5/6/1862(Nhâm Tuất) nhường cho Pháp nhiều quyền lợi. IV. CŨNG CỐ: (4P)-Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam - Phía ta đối phó như thế nào? Em có nhận xét gì về nhà Nguyễn. V.DẶN DÒ: (1p) - Học bài cũ ,làm bài tập ,soạn bài mới
File đính kèm:
- T36.doc