Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 32: Nghệ an từ nguồn gốc đến thế kỷ X
A Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được những nét cơ bản về quá trình hình thành và phát triển từ thời tiền sử cho đến thế kỷ X của vùng đất Nghệ An.
- Phong trào đấu tranh chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc của nhân dẩn Nghệ An và những đóng góp của nhân dân Nghệ An trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc đặc biệt là biết ơn các anh hùng đã dương cao ngọn cờ chống giặc ngoại xâm khôi phục nền độc lập dân tộc.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỉ năng quan sát, liên hệ thực tế, xác định các địa danh lịch sử.
B. Thiết bị dạy học:
Ngày soạn:5/5/2011 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG NGHỆ AN TIẾT 32: NGHỆ AN TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỶ X A Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được những nét cơ bản về quá trình hình thành và phát triển từ thời tiền sử cho đến thế kỷ X của vùng đất Nghệ An. - Phong trào đấu tranh chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc của nhân dẩn Nghệ An và những đóng góp của nhân dân Nghệ An trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. 2. Tư tưởng: - Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc đặc biệt là biết ơn các anh hùng đã dương cao ngọn cờ chống giặc ngoại xâm khôi phục nền độc lập dân tộc. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kỉ năng quan sát, liên hệ thực tế, xác định các địa danh lịch sử. B. Thiết bị dạy học: - Tài liệu lịch sử Nghệ An, tranh ảnh các địa danh lịch sử Nghệ An. C. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: - Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? 3.Bài mới: MỤC I: NGHỆ AN TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THỜI KỲ VĂN LANG - ÂU LẠC. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1 Cho học sinh đọc tài liệu lịch sử trang 5 LSNA. ?Những dấu tích của người vượn cổ được phát hiện ở đâu trên tỉnh Nghệ An? Có niên đại cach đây bao lâu ? ?Cuộc sống của người nguyên thuỷ trên đất Nghệ An như thế nào? ?Sự xuất hiện các tộc người cổ trên đất Nghệ An có ý nghĩa gì ? HS Thảo luận trả lời. GV Bổ sung,phân tích,liên hệ,kết luận . Hoạt động 2 HS Theo dõi mục I.2.SLSĐP ?Em hãy nêu vài nét về thời kì Văn Lang – Âu Lạc trên đất nước ta? Nhớ lại các kiến thức đã học để trình bày. ?Cư dân cổ Nghệ An biết sử dung đồ đồng từ khi nào? ?Tình hình kinh tế Nghệ An thời kì Văn Lang - Âu Lạc như thế nào? ?Đời sống của cư dân Nghệ An thời kì Văn Lang – Âu Lạc như thế nào? ?Tại sao nối cư dân Nghệ An đã góp phần tạo nên nền văn hoá Đông Sơn nổi tếng ? ?Em hãy kể một vài di tích gắn liền với thời kì dưng nước Văn Lang – Âu Lạc? HS Thảo luận,sau đó liệt kê các di tích ở Nghệ An. GV Giới thiệu về đền Cuông và An Dương Vương. =>Nghệ An là một vùng đất cổ nổi tiếng, các cư dân ở đây có quá trình hình thành và phát triển liên tục và có nhiều đóng góp cho nền văn hoá Việt Nam. 1. Nghệ An thời tiền sử. - Cách đây khoảng 20 vạn năm người tói cổ đã sinh sống ở Nghệ An. - Họ sống thành từng bầy, đàn kiếm ăn bằng hình tức hái lượm, săn bắn. - Nghề nông nghiệp lúa nước và nương rẫy dần dần được hình thành. => Nghệ An là một vùng đất cổ và là 1 trong những quê hương của loài người. 2. Nghệ An thời Văn Lang - Âu Lạc - Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều di chỉ thuộc thời kì đồng thau ở Nghệ An có niên đại cách đây 4000 – 3500 năm. - Đỉnh cao của thì đại đồ đồng là di chỉ Làng Vạc (Thị xã Thái Hoà), Đồng Mỏm(Diễn Châu). - Nghề Luyện kim phát triển -> các trung tâm luyện sắt ra đời: Nho Lâm (Diễn Thọ - Diễn Châu). - Họ sống gắn bó trong cộng đồng thành các thị tộc, chiềng chạ, thích ca hát nhảy múa, có nhiều tín ngưỡng văn hoá độc đáo. => Cư dân Nghệ An đã góp phần tích cực tạo nên nền văn hoá Đông Sơn nổi tiếng. MỤC II:NGHỆ AN TRONG THỜI KÌ BẮC THUỘC. Hoạt động 3 HS Theo dõi mục II.1.SLSĐP ?Nghệ An trong thời kì Bắc thuộc như thế nào? ?Tên gọi của Nghệ An qua các triều đại phong kiến phương Bắc ra sao? ?Cuộc sống của nhân dân Nghệ An dưới thời Bắc thuộc ntn ? HS Hoạt động cá nhân,liên hệ. GV Bổ sung,phân tích,liên hệ,kết luận. Hoạt động 4 HS Theo dõi mục II.2.SLSĐP ?Nhân dân Nghệ An đã có những đóng góp gì trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc ?Nêu ví dụ? HS Thảo luận nhóm trao đổi. GV Bổ sung,phân tích,kết luận.Liên hệ thêm về cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan 1. Chính sách đô hộ của phong kiến phương Bắc. - Phong kiến phương Bắc đã sáp nhập Nghệ An vào các quận huyện của Trung Quốc. - Chúng ra sức vơ vét bóc lột, thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc. - Chúng bắt nhân dân dân ta phải cống nạp các sản vật quý: sừng tê, ngà voi, vải, nhãn, cam => Cũng giống như nhân dân cả nước cư dân Nghệ An cũng phải gánh chịu sự áp bức tàn bạo của phong kiến phương Bắc. 2. Nghệ An trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập - Họ đã đấu tranh kiên cường bền bỉ chống lại ách thống trị của các triều đại phương Bắc, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. =>Nghệ An luôn là hậu phương lớn trong các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta. 4. Củng cố dặn dò - Trong thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc nhân dân Nghệ An có những đóng góp gì ? - Em biết gì về Mai Thúc Loan? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 722 tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, ý chí giành độc lập của nhân dân Nghệ An ? - Dặn học sinh học bài và sưu tầm về các anh hùng dân tộc đã có nhiều đóng góp trong quá trinh đáu tranh giành độc lập dân tộc. - Về nhà đọc lại các bài đã học, để chuẩn bị cho tiết ôn tập.
File đính kèm:
- Tiet 32Lich su dia phuong Nghe An.doc