Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 9 - Bài 5: Công xã Pa-Ri 1871

1. Mục tiêu .

a. Kiến thức.

- HS biết và hiểu nguyên nhân bùng nổ, diễn biến của công xã Pa-ri thành tựu của công xã, công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới.

b kĩ năng .- Rèn kĩ năng: Nâng cao khả năng trình bày, phân tích sự kiện lịch sử, sưu tàm, phân tích, liên hệ kiến thức đã học với cuộc sống hiện nay.

c. Thái độ.

- HS thấy được năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước của GCVS chủ nghĩa anh hùng CM, lòng căm thù đối với giai cấp bóc lột tàn ác.

 2. Chuẩn bị.

a.Giáo viên.-Bản đồ: Công xã pa-ri.

 - Sơ đồ bộ máy hội đồng công xã.

b. HS: Đọc trước sgk, sưu tầm tư liệu có liên quan đến công xã Pa-ri xem trước sơ đồ trong sgk.

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 5912 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 9 - Bài 5: Công xã Pa-Ri 1871, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xem trước sơ đồ trong sgk.
3.Tiến trìng bài dạy.
* Ổn định tổ chức
 8A:
 8B:
 a: Kiểm tra bài cũ: (5’)
1.Câu hỏi: Em hãy nêu nội dung tuyên ngôn của Đảng cộng sản?
2. Đáp án: tuyên ngôn nêu rõ qui luật qui luật phát triển của XH loại người là sự thắng lợi của CNXH.
Tuyên ngôn nhấn mạnh vai trò của GCVS là lực lượng lật đổ chế độ TBCN xây dựng CNXH .
Tuyên ngôn kết thúc: Bằng lời kêu gọi “vô sản tất cả các nước đoàn kết lại.”
Giới thiệu bài: Trong những năm cuối thế kỉ XIX GCVS Pháp đã vùng dạy đấu tranh làm nên một kì tích trong lịch sử đấu tranh của GCVS thế giới lập ra một nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Công xã Pa-ri.
b. Bài mới.
T. Sau cuộc CM 1848-1849 GCCN Pháp đã trưởng thành vượt bậc về tinh thần đấu tranh chống GCTS, điều này đã làm cho GCCN hoảng sợ, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản là không thể điều hoà nổi.
? . Thảo luận nhóm.Em hãy cho biết chính sách của Na-pô-lê-ông III, diễn biến và hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp-Phổ.( Đại diện nhóm trình bày).
H / Nhằm giảm nhẹ các mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất đất nước, Na-pô-lê-ông III tuyên chiến với Phổ?(Phổ là vương quốc lớn nhất ở Đức, có lực lượng quân sự hùng mạnh và hiếu chiến, giữ vai trò chủ đạo trong chiến tranh với Pháp.)
Năm 1870 chiến tranh Pháp-Phổ nổ ra-> 2/9/1870 Hoàng đế nước Pháp cùng toàn bộ quân chủ lực gồm 10 vạn người bị quân Phổ bắt làm tù binh tại thành Sơ-đăng (gần biên giới Pháp-bỉ)
?TB / Vì sao mà quân Pháp lại thất bại nhanh chóng?
H -Phía Pháp không có điều kiện thuận lợi, chưa chuẩn bị chu đáo để tham gia chiến tranh, quân đội chưa được huấn luyện kĩ càng, thiếu sự chỉ huy thống nhất, thiếu vũ khí trang thiết bị, ngay cả kế hoạch tác chiến cũng không có).
?TB / Trước tình hình đó nhân dân Pa-ri đã làm gì?
H / ngày 4/9/1870, nhân dân Pa-ri phần lớn là công nhân và tiểu tư sản, đã đứng lên khởi nghĩa lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III đòi thành lập chế độ cộng hoà và bảo vệ “tổ quốc lâm nguy” chính phủ lâm thời tư sản vội vã xin bình chiến. Bất chấp thái độ đầu hàng và hành động đàn áp phong trào đấu tranh của chính phủ rư sản, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
T / Thành quả của CM 4/9/1870 rơi vào tay giai cấp tư sản. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: “ Tb Pháp khi ấy như lửa cháy 2 bên, bên thì Đức bắt chịu đầu hàng, bên thì CM nổi trước mắt. TB Pháp thề chịu nhục với Đức chứ không chịu hoà với CM”. Chứng tỏ TS Pháp sợ nhân dân hơn sợ quân Đức xâm lược nên đã đầu hàng Đức để rảnh tay đối phó với nhân dân. Vậy cuộc khởi nghĩa tiếp diễn như thế nào?Chuyển tiếp sang phần 2
T / Theo đòi hỏi của kẻ chiến thắng Pháp bầu một Quốc hội thông qua hoà ước đưa Chi-e một kẻ điên cuồng của nhân dân lao động lên cầm đầu chính phủ chính thức, chính phủ không chịu về Pa-ri mà đóng ở véc-sai. Nhưng ở véc-sai mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản với nhân dân Pa-ri do uỷ ban trung ương quốc dân quân chỉ huy ngày càng tăng.
?TB / Trước thái độ kiên quyết của nhân dân chính phủ vệ quốc đã có hành động gi?
H / Đứng đầu chính phủ TS là chi-e đã ra lệnh tước vũ khí của quốc dân quân, bắt hết các uỷ viên của uỷ ban trung ương.
T / Treo bản đồ: Công xã Pa-ri.
Kí hiệu chú thích trên bản đồ.
tường thuật: Ngay từ sáng sớm tinh mơ 3 giờ ngày 18/3/1871 chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác, nơi tập chung đại bác của quốc dân quân mục đích của Chi-e là chiếm trọng pháo của quân vệ quốc. Nhân lúc tảng sáng quân Chi-e vượt qua các phố tới đời Mông-mác chỉ có một đơn vị nhỏ canh giữ trọng pháo nên không giữ nổi..... Đồi Mông-mác và trọng pháo được giữ vững thừa thắng quân vệ quốc cùng nhân dân tiến vào trung tâm Pa-ri, Chi-e phải cho quân rút về véc-sai uỷ ban trung ương quốc dân quân đảm nhiệm vai trò chính phủ lâm thời. như vậy âm mưu chiếm đồi Mông-mác của Chi-e bị thất bại chiến sự cũng diễn ra ở nhiều nơi khác với thắng lợi của quốc dân quân.
?KH / VÌ sao khởi nghĩa 18/3/1871 đưa tới sự thành lập công xã? Tính chất của cuộc khởi nghĩa 18/3/1871 là gì?
H / Khởi nghĩa 18/3/1871 là cuộc CM vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền của GCTS, tính chất của cuộc khởi nghĩa là cuộc CM vô sản đưa GCVS lên nắm quyền.
T / Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu hội đồng Công xã theo phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã chống cử hầu hết là công nhân và chí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
Ngày 28/6/1871 tại Quảng trường toà thị chính giữa một biển người bao la, công xã long trọng tuyên bố ra mắt quốc dân trong tiếng hoan hô vang dạy “Công xã muôn năm” ...
?G / Vì sao hội đồng công xã được nhân dân nồng nhiệt chào đón? 
H / Đây là ngày hội của quần chúng vì lần đầu tiên nhân dân lao động thực hiện nguyên tắc phổ thông đầu phiếu bầu ra cơ quan lãnh đạo của mình.
T / Theo sơ đồ bộ máy nhà nước hội đồng công xã cơ quan cao nhất của nhà nước là hội đồng công xã vừa ban bố pháp luật vừa lập các uỷ ban thi hành pháp luật.
? KH /Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy công xã.
H / -Hội đồng công xã là cao nhất có nhiều uỷ ban: Uỷ ban đối ngoại, tư pháp, lương thực, công tác xã hội, giáo dục tài chính, công thương nghiệp, quân sự, an ninh xã hội.
? Thảo luận nhóm.
Em hãy nêu những việc làm của công xã.
Đại diện các nhóm trình bày -> giáo viên bổ xung.
H / Công xã ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân. Công xã đã ban bố và thi hành các các biện phục vụ quyền lợi của nhân dân. Tách nhà thờ khỏi hoạt động của nhà nước, nhà trường không dạy kinh thánh. Giao cho công nhân quản lý những xí nghiệp của bọn chủ bỏ chốn. Qui định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân hoãn chr tiền thuê nhà, hoãn chả nợ, qui định giá bán bánh mì thực hiện chế độ giáo dục miễn phí.
Hội đồng công xã đã ban bố và thi hành nhiều chính sách tiến bộ phục vụ lợi ích nhân dân về các mặt: Chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục, đây là một nhà nước kiểu mới.
Công xã Pa-ri đảm bảo quyền làm chủ cho nhân dân, vì nhân dân .
 HS/ đọc mục III(trang 37, 38) từ đầu đến công xã.
?KH /Vì sao giai cấp TS quyết tâm tiêu diệt công xã?
H / bảo vệ lợi ích giai cấp TS, TS không ngần ngại bán rẻ Tổ Quốc kí hoà ước với những điều khoản có lợi cho Đức đàn áp giã man CM.
T / Tường thuật bản đồ:
 Đầu tháng 4, quân véc-sai bắt đầu tấn công Pa-ri. Đến đầu tháng 5 phần lớn các pháo đài phía Tây và phía nam bị quân véc xai chiếm lại để tăng thêm sức mạnh đàn áp công xã Pa-ri đầu tháng 5/1871, chính phủ Chi-e kí hoà ước với Đức cắt cho Đức tỉnh An-dát và một phần tỉnh Lo-ren giàu có, và chịu bồi thường 5 tỷ Phơ-răng vàng. Đáp lai Đức chả 10 vạn tù binh để Chi-e có thêm lực lượng chống lai cong xã, với đạo quân ô hợp đó ngày 20/5 quân chính phủ véc-sai bắt đầu tổng tiến công vào thành vào thành phố, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt giành giật từng ngôi nhà, góc phố(kéo dài cho đến ngày 28/5/1871)trên chiến luỹ người ta nghe tiếng thì thầm của 2 chiến sĩ: 60 tuổi có tiếng hò xung phong. Hai ông cháu nắm chắc tay súng lao về phía quân thù đang kéo đến.
Nhân dân lao động Pa-ri kể cả người già , phụ nữ, trẻ em đều tham gia chiến đấu, Trận chiến đấu cuối cùng của các chiến sĩ công xã diễn ra ở nghĩa địa Cha-la-che-dơ ngày 27/5/1781, các chiến sĩ chiến đấu anh dũng chống lại 5000 quân Chi-e đến hơi thở cuối cùng bên bức tường nghĩa địa, đến ngày 28/5/1781, lịch sử gọi là “tuần lể đẫm máu” (HS quan sát H31 trang 38). Cuộc chiến đấu trên chiến luỹ để thấy được tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ, phụ nữ, trẻ em...
?G / Tại sao Đức ủng hộ chính phủ véc-xai trong việc chống lại Công xã Pa-ri?
H / Vì hoà ước mà Pháp kí với Đức có 2 tỉnh giàu có của Pháp được 5 tỷ phơ-răng vàng mà chỉ đòi thả 10 vạn tù binh.
Công xã Pa-ri chỉ tồn tại 72 ngày nhưng công xã có ý nghĩa thực sự lớn lao.
?TB / Sự ra đời và tồn tại của công xã có ý nghĩa gì?
Công xã là hình ảnh của 1 chế độ mới, xã hội mới, là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho 1 tương lai tốt đẹp hơn.
Công xã để lại nhiều bài học quý báu: CMVS muốn thắng lợi phải có đảng CM chân chính lãnh đạo thực hiện liên minh công nông phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Ở Việt Nam trước năm 1930, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nhiều tầng lớp tham gia nhưng bị thất bại vì chưa có đường lối lãnh dạo đúng đắn, chưa có đảng thống nhất lãnh đạo. 
I. Sự thành lập công xã:
1 . Hoàn cảnh ra đời của công xã 
Năm 1870 chiến tranh Pháp-Phổ nổ ra-> 2/9/1870. Pháp thất bại 
- 4/9/1870 nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ôngiii, chính phủ lâm thời TS thành lập mang tên “chính phủ vệ quốc”.
- Quân Phổ tiến sâu vào đất Pháp 
-Chính phủ tư sản xin đình chiến với Đức, còn nhân dân Pa-ri kiên quyết bảo vệ Tổ Quốc.
2.Cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871 sự thành lập công xã.
- Ngày 18-3-1871 Quần chúng Pa Ri tiến hành khởi nghĩa -> Nhân dân làm chủ Pa -Ri , Quân chính phủ tháo chạy về véc –Xai 
- ngày 18-3-1871 là ngày cách mạng vô sản thắng lợi đầu tiên trên thế giới . uỷ ban trung ương vệ quốc quân trở thành chính phủ lâm thời 
-Ngày 26/3/1871 nhân dân Pa-ri bầu hội đồng công xã.
III: Tổ chức bộ máy và chính sách của công xã Pa-ri.
* Tổ chức bộ máy 
-Hội đồng công xã là cơ quan cao nhất vừa ban bố pháp luật vừa lập các uỷ ban thi hành pháp luật.
* Chính sách 
+Giải tán quân đội, cảnh sát cũ thành lập lực lượng vũ trang an ninh của nhân dân.
+Tách nhà thờ ra khỏi nhà nước, trường học không dạy kinh thánh.
+Công nhân quản lý những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn 
+ quy định lương tối thiểu
+Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc.
-Công xã Pa-ri trở thành một nhà nước kiểu mới.
III: Nội chiến ở Pháp. Ý nghĩa lịch sử của công xã Pa-ri.(8’)
1 . Nội chiến ở Pháp 
*Diễn biến: 
-Đầu tháng 4 quân véc-sai đánh Pa-ri-> đầu tháng 5 chúng chiếm pháo đài phía Tây-Nam.
-5/1871 Chi-e kí hoà ước với Đức.
-ngày 20/5 chúng tổng phản công-> 28/5/1871 công xã bị thất thủ.
+Ý nghĩa: Tuy sự tồn tại 72 ngày nhưng công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới, cổ vũ nhân dân lao đ

File đính kèm:

  • docSử 8 tiết 9.doc