Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội cuối thời trung đại, là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, đây là một hiện tượng xã hội hợp quy luật, đó chính là kết quả của sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới (tư bản chủ nghĩa) với quan hệ sản xuất lạc hậu(phong kiến).
Nguyên nhân trực tiếp, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan, Anh, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và việc thành lập Hợp chủng quốc châu Mỹ(Hoa Kỳ).
Các khái niệm “cách mạng tư sản”, “Chế độ cộng hoà”, “chế độ quân chủ lập hiến”, “quý tộc mới”.
2.kĩ năng
Sử dụng bản đồ và tìm hiểu, khám phá các bức tranh in trong sách giáo khoa cũng như sưu tầm tranh ảnh ,giải thích.
Biết phân tích,so sánh giữa các sự kiện, nắm chắc nội dung các khái niệm.
Ngày giảng Lớp 8A 8B 8C 8D phần I lịch sử thế giới lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917) chương I thời kỳ xác lập của chủ nghĩa tư bản (Từ giữa thế kỷ XVI đến nửa sau thế kỷ XIX) tiết 1 những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên I.Mục tiêu 1.Kiến thức Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội cuối thời trung đại, là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, đây là một hiện tượng xã hội hợp quy luật, đó chính là kết quả của sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới (tư bản chủ nghĩa) với quan hệ sản xuất lạc hậu(phong kiến). Nguyên nhân trực tiếp, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan, Anh, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và việc thành lập Hợp chủng quốc châu Mỹ(Hoa Kỳ). Các khái niệm “cách mạng tư sản”, “Chế độ cộng hoà”, “chế độ quân chủ lập hiến”, “quý tộc mới”... 2.kĩ năng Sử dụng bản đồ và tìm hiểu, khám phá các bức tranh in trong sách giáo khoa cũng như sưu tầm tranh ảnh ,giải thích. Biết phân tích,so sánh giữa các sự kiện, nắm chắc nội dung các khái niệm. 3.Thái độ Giúp cho các em nhận thức được vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng tư sản. Đồng thời giúp các em nhận thức rõ nét cách mạng tư sản đã làm thay đổi bộ mặt xã hội và có những mặt tiến bộ, xong nó chỉ là một hình thức bóc lột với người dân lao động. Chứ không thủ tiêu chế độ áp bức bóc lột. II.Chuẩn bị 1.Giáo Viên: Bản đồ thế giới Bản đồ trong SGK 2.Học Sinh :SGK-Vở III.tiến trình tổ chức dạy học 1.ổn định tổ chức (1’) 8A: 8B: 8C: 8D: 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh(2’) : SGK-Vở 3.Bài mới Từ thời hậu kỳ trung đại trong lòng chế độ phong kiến suy yếu đã nay sinh và bước đầu phát triển nền sản xuất mới ra đời, nền sản xuất đó đã làm mâu thuẫn ngày càng tăng giữa phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động và chính nó đã dẫn đến những cuộc cách mạng sẽ nổ ra. Cách mạng tư sản, là một hiện tượng xã hội hợp quy luật, là kết quả của sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới (tư bản chủ nghĩa) với quan hệ sản xuất lạc hậu (phong kiến). Đó chính là nội dung tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung hoạt động 1:Tìm hiểu sự biến đổi trong kinh tế , xã hội Tây Âu trong các thế kỷ XV- XVII(23phút) HS đọc bài GV treo bản đồ thế giới : Giới thiệu vị trí các nước nằm trong khu vực được gọi là Tây Âu ?Nền sản xuất mới được ra đời trong điều kiện nào? ?Những sự kiện nào chứng tỏ nền sản xuất mới, TBCN phát triển? GV: Vào thế kỷ XV, ở Tây Âu xuất hiện các xưởng, các trung tâm sản xuất, buôn bán, ngân hàng...đã xoá bỏ quan hệ thợ cả, thợ học nghề và chuyển sang thuê mướn nhân công, quan hệ chủ- thợ(người làm thuê). ? Cùng với nền sản xuất mới phát triển thì sự chuyển biến của xã hội ra sao?(giai cấp mới?) -Ngoài các giai cấp tầng lớp cũ của xã hội phong kiến, cùng với nền sản xuất mới giai cấp tư sản và vô sản (những người làm thuê)ra đời. HS đọc phần chữ nhỏ ?Đoạn chữ nhỏ giới thiệu điều gì? -Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị. -Nhân dân lao động bị áp bức bóc lột. ?Vì vậy đã nảy sinh mâu thuẫn nào? -Mâu thuẫn mới giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt =>Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc đấu tranh sẽ nổ ra... HS đọc phần 2 GV: Trước cách mạng, vùng đất Nê-đec-lan(nghĩa là “vùng đất thấp”), vì phần lớn đất đai ở đây thấp hơn mặt biển,lãnh thổ thuộc hai nước Hà Lan và Bỉ ngày nay. Đầu thế kỷ XVI, Nê-đec-lan là vùng đất có nền kinh tế phát triển, tiên tiến nhất Tây Âu thời bấy giờ, có những trung tâm thương mại nổi tiếng như Am-xtéc-đam và An-vec-pen song về chính trị lại phụ thuộc Tây Ban Nha(một nước phong kiến lạc hậu về kinh tếvà chính trị), thêm vào đó là chính sách ngăn cấm về tôn giáo(Triều đình Tay Ban Nha ban lệnh hễ ai là tín đồ tôn giáo,đàn ông phải chặt đầu, đàn bà bị chôn sống hoặc thiêu...)trong khi làn sóng cải cách tôn giáo đang lan rộng khắp châu Âu. Điều đó đã cản trở sự phát triển của Nê-đec-lan, làm cho mâu thuẫn dân tộc giãu các tần lớp xã hội Nê-đec-lan với Tây Ban Nha càng thêm sâu sắc. ?Trình bày diễn biến và kết quả của cách mạng Hà Lan?(TL-8) GV:1648 nền độc lập của Hà Lan mới chính thức được công nhận.Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới được diễn ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, mở đầu thời kỳ lịch sử thế giới cận đại. hoạt động 2:Cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII(15’) HS đọc bài ?Trong sự phát triển chung của châu Âu, quan hệ TBCN ở Anh phát triển ntn? ?Những sự kiện nào chứng tỏ điều này? HS đọc đoạn chữ nhỏ ?Đoạn chữ nhỏ trình bày vấn đề gì? ?Vì sao nông dân phải rời bỏ quê hương đi nơi khác sinh sống? -Nông dân trở nên nghèo khổ->kéo ra thành thị làm thuê ?Sự thay đổi về kinh tế, những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế đã dẫn tới cuộc cách mạng gì? -Lật đổ CĐPK, xác lập quan hệ sản xuất TBCN HS đọc bài Dùng bản đồ để nêu cuộc nội chiến xảy ra giữa nhà vua và Quốc hội? ?Thái độ của nhân dân ntn? -Nhân dân ủng hộ Quốc hội ?Cuộc đảo chính dẫn đến kết quả gì? HS quan sát ảnh 2 – SGK GV tường thuật quang cảnh xử tử vua Sác lơI ?Việc xử tử nhà Vua có ý nghĩa gì? HS đọc bài ?Thái độ của quần chúng nhân dân? ?Giải thích thế nào là “quân chủ lập hiến” ? -Chế độ chính trị của một nước trong đó quyền lực của vua bị hạn chế bằng một hiến pháp do Quốc hội (tư sản) định ra =>Thực chất vẫn là chế độ tư bản ?Vì sao phải lập chế độ quân chủ lập hiến? -Chống lại cuộc đấu tranh của nhân dân nhằm đẩy mạnh đi xa hơn bảo vệ quyền lợi của quý tộc HS đọc đoạn chữ nhỏ ?Cuộc cách mạng đưa lại quyền lợi cho ai? ?Ai lành đạo cách mạng? ?Cách mạng có triệt để không? ?Em hiểu như thế nào về câu nói trên của Mác? -Giai cấp tư sản và quý tộc mới thắng lợi đã xác lập chế độ TBCN (hình thức là quân chủ lập hiến), sản xuất TBCN phát triển và thoát khỏi sự thống trị của chế độ phong kiến. I.Sự biến đổi trong kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỷ XV- XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI 1.Một nền sản xuất mới ra đời -Nền sản xuất mới được ra đời trong điều kiện chế độ phong kiến đã bị suy yếu và bị chính quyền phong kiến kìm hãm... -Xuất hiện các xưởng dệt vải,luyện kim, nấu đường -Có thuê mướn nhân công các trung tâm sản xuất, buôn bán, ngân hàng đước thành lập và có vai trò to lớn. -2 giai cấp mới: *Giai cấp tư sản *Giai cấp vô sản - Mâu thuẫn mới giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt. 2.cách mạng hà lan thế kỷ XVI - -Tháng 8-1566, nhân dân nhiều nơi ở miền Bắc Nê-đéc-lan khởi nghĩa. -Đến năm 1581,các tỉnh miền Bắc Nê-đec-lan thành lập nước cộng hoà với tên gọi chính thức là các tỉnh liên hiệp(về sau gọi là Hà Lan). -1648 nền độc lập của Hà Lan chính thức được công nhận. II.cách mạng anh giữa thế kỷ XVII 1. sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở anh. -Sự phát triển của các công trường thủ công -Trung tâm lớn về công nghiệp thương mại, tài chính được hình thành. -Phát minh mới về kĩ thuật -Năng suất lao động tăng -Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới 2. tiến trình cách mạng a.Giai đoạn 1(1642 – 1648) -1640 Quốc hội gồm phần lớn là quý tộc mới được triệu tập. -8-1642, cuộc nội chiến bùng nổ -Quân đội Quốc hội đánh bại quân đội nhà Vua -30-1-1649 Sác lơ bị xử tử b. Giai đoạn 2 (1649 – 1688) -12-1688 Quốc hội tiến hành một cuộc đảo chính phế truất vua Giêm II -Đưa vin-hem O-ran-giơ lên làm vua 3.ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản anh giữa thế kỷ XVII 4.củng cố(4’) Sự phát triển của CNTB ở Anh?+ ý nghĩa lịch sử của CMTS Anh? 5.Hướng dẫn học ở nhà(1’) Học thuộc bài Đọc trước phần III – SGK.
File đính kèm:
- Lich su 8 tuan 1.doc