Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2010-2011

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu. Cơ cấu xã hội gồm hai giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô. Khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa. Thành thị trung đại xuất hiện ntn? Kinh tế trong thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao?

b. Về kĩ năng: Sử dụng bản đồ châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến. Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

c. Về thái độ: Bồi dưỡng nhận thức cho học sinh về sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ châu Âu, một số tranh ảnh về lãnh địa phong kiến, thành thị trung đại.

b.Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến châu Âu.

3. Tiến trình bài dạy

* Ổn định tổ chức: 7A: /26 7B: /24 7C: / 7D: / 7E: /

a. Kiểm tra bài cũ (3’) Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh

 Đặt vấn đề vào bài mới (1’) Ở lớp 6 các em đã tìm hiểu về xã hội nguyên thuỷ, khi con người tìm thấy kim loại, nền kinh tế phát triển, xã hội nguyên thuỷ tan rã với chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời. Đến thế kỷ X xã hội chiếm hữu nô lệ phương Tây tan rã, thay vào đó là chế độ xã hội mới: Xã hội phong kiến (SGV tr12)

 

doc363 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thừa thóc phải bán cho dân đói, tổ chức nơi chữa bệnh cho dân. (2 điểm)
- Văn hoá – giáo dục: Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Bắt các nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, sửa đổi các quy chế học tập, thi cử. (2 điểm) 
- Quân sự: Tăng quân số, chế tạo vũ khí mới, phòng thủ những nơi hiểm yếu 	 (1 điểm) 	Đặt vấn đề vào bài mới: (1’)
 Các em ạ! Sơn La mảnh đất miền Tây của Tổ quốc, nơi chúng ta đang sống là mảnh đất giàu đẹp, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống anh hùng trong lịch sử chống ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước. Để thấy rõ hơn về vùng đất và con người Sơn La, hôm nay chúng ta học tiết lịch sử địa phương.
b. Dạy nội dung bài mới 
1. Vùng đất và con người Sơn La. (Qua hai bộ phim tư liệu: Ngã ba Cò Nòi và cứ điểm Nà sản) (20)
- Học sinh xem phim tư liệu ngã ba Cò Nòi
- Học sinh xem phim tư liệu cứ điểm Nà sản
2. Mỗi học sinh Sơn La là một hướng dẫn viên du lịch (7’)
- Mỗi học sinh sau khi xem song hai di tích lịch sử này sẽ vào vai là một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với du khách gần xa về di tích lịch sử ngã ba Cò Nòi và cứ điểm Nà Sản 
- Mỗi học sinh cần hướng dẫn cho du khách được những nội dung sau:
+ Di tích lịch sử này nằm ở đâu, vị trí tiếp giáp 
+ Di tích lịch sử này xuất hiện vào thời gian nào 
+ Di tích này được xây dựng như thế nào ?
+ Di tích này gắn với những chiến công của con người Sơn La như thế nào? 
 + Ý nghĩa của di tích lịch sử này
3. Là người dân Sơn La em yêu mến và tự hào về quê hương mình (9’)
- Mỗi học sinh sẽ viết một bài tuỳ bút nói lên tình cảm, trách nhiệm của bản thân đối với quê hương Sơn La, sau khi học xong tiết lịch sử địa phương (bài viết không quá 1000 từ)
c. Củng cố, luyện tập: (2’)
- Chương trình lịch sử địa phương lớp 7 các em sẽ được học ba tiết lịch sử địa phương, tiết này các em được tìm hiểu đôi nét về lịch sử địa phương trong kháng chiến chống Pháp, các em sẽ sưu tầm thêm về chiến công của ông cha ta trong cuộc kháng chiến này, để thấy rõ nhân dân Sơn La đã anh dũng đứng lên kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ quê hương, đấu tranh để thoát khỏi cuộc đời làm cuông, làm nhốc, góp phần cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp, bảo vệ vững chắc độc lập tự do của Tổ quốc 
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’) 
- Các em tiếp tục sưu tầm tìm hiểu thêm về ngã ba Cò Nòi và cứ điểm Nà Sản
- Các em sưu tầm tìm hiểu về Quế Lâm Ngự chế 
- Các em ôn tập toàn bộ chương II và chương III để tiết sau ôn tập 
Ngày soạn: 7.12.2010 Ngày dạy: .12.2010 Dạy lớp 7A
Ngày dạy: .12.2010 Dạy lớp 7C
Ngày dạy: .12.2010 Dạy lớp 7D
Ngày dạy: .12.2010 Dạy lớp 7E
 Bài: 17 Tiết: 33
ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III
 1. Mục tiêu 
a. Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý,Trần, Hồ (1009 – 1400). Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá của Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ.
b. Về kĩ năng: Học sinh biết sử dụng bản đồ, quan sát, phân tích tranh ảnh, lập bảng thống kê, trả lời câu hỏi.
c. Về thái độ: Củng cố, nâng cao cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn tổ tiên để noi gương học tập.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên: Lược đồ Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ. Lược đồ các cuộc kháng chiến chống Tống, kháng chiến chống Mông –Nguyên.
b. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập chương II và chương III về các mặt: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quân sự
 3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức 7A: /25 7C: /23
7D: /25 7E: /33
 a. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong quá trình ôn tập)
Đặt vấn đề vào bài mới: (1’)
Thế kỉ X, các triều đại Ngô – Đinh - Tiền Lê đã có những cống hiến to lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước để từ thế kỉ XI trở đi công cuộc xây dựng đất nước bước vào qui mô lớn, phát triển toàn diện của nhà nước phong kiến Việt Nam mà các em đã được tìm hiểu ở chương II và chương III. Để hiểu sâu hơn ta cùng ôn tập chương II và chương III.
b. Dạy nội dung bài mới:
GV
TB?
TB?
TB?
TB?
TB?
TB?
KH?
G?
KH?
TB?
KH?
KH?
GV
GV
- Chúng ta vừa học song một giai đoạn hào hùng vẻ vang của dân tộc: Từ thời Lý đến thời Trần, Hồ (1009 – 1407): (1’)
- Những nét lớn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:
+ Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết các quan trong triều suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập và truyền được 9 đời. Đến thời Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần thành lập và truyền được 12 đời. Đến đời vua Trần Nhuận Tông bị Hồ Quý Ly truất ngôi thành lập nhà Hồ và truyền được hai đời: Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương. Những cải cách của Hồ Quý Ly tuy khá toàn diện nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng nhưng những đóng góp của nhà Hồ chưa làm cho xã hội thay đổi. Từ thế kỉ XI - thế kỉ XIV, nhà Lý, Trần là hai triều đại đã củng cố quốc gia thống nhất, tăng cường lực lượng quốc phòng để lo đối phó với nạn ngoại xâm.
+ Triều Lý, Trần đạt nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực song chúng ta đi tìm hiểu những nét lớn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Nhà Lý phải đương đầu với những kẻ thù nào? Thời gian nào?
- Năm 1075 – 1077 nhà Lý kháng chiến chống xâm lược Tống.
1. Nhà Lý chống Tống (1075 – 1077) (15’)
Cuộc kháng chiến chống Tống diễn ra ntn?
- Qua hai giai đoạn.
Giai đoạn một diễn ra vào thời gian nào và có đặc điểm gì khác với các cuộc chiến tranh chống xâm lược trước đây?
- Thời gian: 1075.
- Khác là ta tấn công sang đất Tống.
Ta tấn công sang đất Tống để làm gì?
Giai đoạn 2 quân Tống tấn công xâm lược nước ta ntn?
- Gồm 10 vạn quân tinh nhuệ, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, 1 đạo quân thuỷ do Quách Quỳ, Triệu Tiết, Hoà Mâu chỉ huy.
Trận đánh nào của quân dân nhà Lý đã tiêu diệt quân Tống?
- Ta thắng lớn trên sông Như Nguyệt.
Hãy tường thuật tóm tắt cuộc chiến trên sông Như Nguyệt?
Nêu cách đánh giặc của ta?
Kể tên một số gương anh hùng có công lớn trong cuộc kháng chiến?
- Lý Thường Kiệt, Tông Đản, Thân cảnh Phúc, Lý Kế Nguyên.
Em hãy nêu biểu hiện về tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân dân ta?
- Quân đội triều đình cùng các đạo dân binh miền núi đánh giặc.
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến là gì?
- Do có triều đình biết đoàn kết toàn dân đánh giặc.
- Có người chỉ huy tài giỏi Lý Thường Kiệt.
Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến?
- Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống.
- Nền độc lập dân tộc được giữ vững.
Sau cuộc kháng chiến chống Tống, nền độc lập dân tộc được giữ vững một thời gian dài. Nhưng đến đầu thế kỉ XIII nhà nước phong kiến Mông Cổ thành lập đánh dấu bước phát triển của một quốc gia song nó lại đặt nhân loại trước hiểm hoạ ngoại xâm đe doạ nền độc lập của các nước trên thế giới nói chung và nước Đại Việt nói riêng. Đứng trước tình hình đó nhà Trần đã đứng ra gánh vác vai trò lịch sử này.
2. Nhà Trần chống quân xâm lược Mông– Nguyên (1285 – 1288) (25’)
- Trong vòng 30 năm quân xâm lược Mông – Nguyên đã 3 lần xâm lược Đại Việt.
* Giai đoạn 1:
- 1075 ta tấn công sang đất Tống.
-> Ta chủ động tiến công để phòng vệ.
* Giai đoạn 2:
- 1076 – 1077: 10 vạn quân Tống xâm lược nước ta.
- Ta thắng lớn tại phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
- Cách đánh: Ta luôn chủ động đón đánh địch.
 Nội dung 
Lần 1 (1258)
Lần 2 (1285)
Lần 3 (1287-1288)
Lực lượng quân Mông – Nguyên
3 vạn bộ binh do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy.
50 vạn bộ binh do Thoát Hoan chỉ huy.
30 vạn quân bộ, hàng trăm thuyền chiến, đoàn thuyền chở lương do Thoát Hoan, Ô Mã Nhi, Trương Văn Hổchỉ huy.
Cách đánh của ta
- Tránh thế mạnh của giặc, bảo toàn lực lượng, thực hiện vườn không nhà trống, dồn địch vào thế bí, chớp thời cơ ta phản công. 
- Tránh thế mạnh của giặc , bảo toàn lực lượng, thực hiện vươn không nhà trống, chớp thời cơ phản công quyết liệt.
- Tiêu diệt đoàn thuyền lương, thưc hiện kế sách vườn không nhà trống, đón đánh địch trên đường rút chạy của chúng tiêu diệt toàn bộ cánh quân thuỷ trên sông Bạch Đằng, cánh quân bộ bị quân ta tập kích liên tiếp.
Chiến thắng lớn của nhà Trần
Đông Bộ Đầu
Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết
Vân Đồn, Bạch Đằng
 ? Quân Mông – Nguyên xâm lược Đại Việt 3 lần vào những thời gian nào?
? Nêu những chiến thắng lớn của quân ta trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
? Theo em, chiến thắng nào đã làm cho đế quốc hiếu chiến phải từ bỏ mộng xâm lược? Em hãy tường thuật ngắn gọn trên lược đồ?
? Có được thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên là do đâu? Để lại bài học gì?
- Củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
? Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên?
 c. Củng cố, luyện tập: (2’)
? Em hãy liên hệ với ngày nay về việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?
? Em hãy phân tích để thấy rõ: Những chiến lược, chiến thuật thời Trần góp phần xây đắng truyền thống quân sự VN?
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
- Lập bảng thống kê về các thành tựu nổi bật khác: Kinh tế, văn hoá, giáo dục, kinh tế thời Lý và thời Trần? So sánh để thấy được sự tiến bộ của hai triều đại.
- Tiết sau học bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV.
**********************************************
Ngày soạn: 8.12.2010 Ngày dạy: .12.2010 Dạy lớp 7A
Ngày dạy: .12.2010 Dạy lớp 7C
Ngày dạy: .12.2010 Dạy lớp 7D
Ngày dạy: .12.2010 Dạy lớp 7E
 Chương IV: 
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
(THẾ KỈ XV - ĐẦU THẾ KỈ XVI)
 Tiết 34
Bài 18
CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO 
KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỈ XV
1. Mục tiêu 
a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được những nét chính về cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ mà nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm không dựa vào nhân dân. Thấy được chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Minh và các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV.
b. Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ khi học bài, trình bày bài học.
c. Về thái độ: Nâng cao cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo, niềm tự hào về truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất c

File đính kèm:

  • docSỬ 7- CÀ BỘ.doc
Giáo án liên quan