Giáo án Lịch sử lớp 10 - Tiết 4 - Bài 4: Các Nước Đông Nam Á (cuối Thế Kỉ XIX - Đầu Thế Kỉ XX)

I. Mục tiêu bài học : Giúp HS nắm được

1. Về kiến thức.

- Nắm được tình hình các nước ĐNA từ sau thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này.

- Thấy được vai trò của các giai cấp (đặc biệt là tư sản dân tộc và giai cấp công nhân) trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Nắm được những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở các nước ĐNA.

2. Kĩ năng: Biết sử dụnglược đồ ĐNA cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để trình bày những sự kiện tiêu biểu. Biết phân biệt những nét chung , riêng của các nước trong khu vực ĐNA thời kì này

3 Tư tưởng, tình cảm

 - Nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc , chủ nghĩa thực dân

- Có tinh thần đoàn kết , hữu nghị , ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực

II. Thiết bị ,tài liệu dạy học

- Lược đồ ĐNA cuối TK XIX -đầu TK XX

- Tranh ảnh ,tư liệu về các cuộc cách mạng của các nước trong khu vực ĐNA cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

III. Tiến trình lên lớp .

1. Kiểm tra sĩ số: .11A2./45 .11A3 ./46 .11A4./46

2. Kiểm tra bài cũ

 - Nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh của nhân dân TQ cuối TK XIX đầu TK XX

 - Nêu kết quả ,ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi . Vì sao cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để

3. Bài giảng:

Cuối thế kỉ XIX các quốc gia ĐNA cũng lần lượt rơi vào ách thống trị của chủ nghĩa thực dân -trừ Xiêm . Để hiẻu được quá trình chủ nghĩa thực dân xâm lược các nước ĐNA và cuộc đáu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân các nước ĐNA, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Các nước ĐNA

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 10 - Tiết 4 - Bài 4: Các Nước Đông Nam Á (cuối Thế Kỉ XIX - Đầu Thế Kỉ XX), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Tiết 4 Bài 4 - các nước đông Nam á
 (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
I. Mục tiêu bài học : Giúp HS nắm được
1. Về kiến thức.
- Nắm được tình hình các nước ĐNA từ sau thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này.
- Thấy được vai trò của các giai cấp (đặc biệt là tư sản dân tộc và giai cấp công nhân) trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Nắm được những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở các nước ĐNA.
2. Kĩ năng: Biết sử dụnglược đồ ĐNA cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để trình bày những sự kiện tiêu biểu. Biết phân biệt những nét chung , riêng của các nước trong khu vực ĐNA thời kì này
3 Tư tưởng, tình cảm
 	 - Nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc , chủ nghĩa thực dân
- Có tinh thần đoàn kết , hữu nghị , ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực 
II. Thiết bị ,tài liệu dạy học
- Lược đồ ĐNA cuối TK XIX -đầu TK XX
- Tranh ảnh ,tư liệu về các cuộc cách mạng của các nước trong khu vực ĐNA cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
III. Tiến trình lên lớp .
1. Kiểm tra sĩ số: ...........11A2....../45 .........11A3 ......./46 ........11A4....../46
2. Kiểm tra bài cũ 
 - Nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh của nhân dân TQ cuối TK XIX đầu TK XX 
 - Nêu kết quả ,ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi . Vì sao cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để
3. Bài giảng:
Cuối thế kỉ XIX các quốc gia ĐNA cũng lần lượt rơi vào ách thống trị của chủ nghĩa thực dân -trừ Xiêm . Để hiẻu được quá trình chủ nghĩa thực dân xâm lược các nước ĐNA và cuộc đáu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân các nước ĐNA, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Các nước ĐNA 
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động cá nhân
GV sử dụng bản đồ ĐNA để yêu cầu học sinh nêu vị trí địa lí , những thuận lợi củakhu vực ĐNA.
PV: Nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc xâm lược của các nước đế quốc vào ĐNA?
PV: Sự xâm lược của các nước đế quốc dẫn tới hậu quả gì? Rút ra nhiệm vụ của cách mạng ở các nước ĐNA.
GV sử dụng lược đồ ĐNA thế kỉ XIX
GV giới thiệu về Inđônêxia: > 13000 đảo ,khoảng 1,9 tr km2 hình dáng " như 1 chuỗi ngọc vấn vào đường xích đạo"
GV giải thích: Sau thất bại của K/N do Đi-pô-nê-gô-rô lãnh đạo
( 1825-1830) -> A chê chống 3000 quân Hà Lan ( đánh du kích)
GV giới thiệu về Sa min
Ngoài ra giai cấp tư sản dân tộc, trí thức tiếp thu những tư tưởngdân chủ tư sản đống vai trò quan trọng...
PV: Nguyên nhân?
GV giới thiệu: Là 1 quốc gia hải đảo được ví như 1 " dải lửa" trên biển ( Vì sự hoạt động của nhiều núi lửa)
 GV giới thiệu về Hô-xê-ri-đan và tổ chức Liên minh Philíppin
 Bô-ni-pha-xi-ô và tổ chức Liên hiệp những người con yêu qu‏‎ý của nhân dân.
Hoạt động nhóm
Nhóm 1: Nguyên nhân và phong trào đấu tranh chóng Pháp của nhân dân Campuchia, nguyên nhân thất bại.
Nhóm 2: Nguyên nhân và phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào, nguyên nhân thất bại?
Nhóm 3: Hoàn cảnh, cải cách của Ra Ma IV, Ra Ma V và tác dụng.
Các nhóm treo bảng nhóm trình bày- GV chốt ý.
1.Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước ĐNA
 a.Nguyên nhân 
+Khách quan:Thế kỉ XVIII-XIX, thực dân phương tây nhòm ngó xâm lược các nước ĐNA
+ Chủ quan : ĐNA là vùng chiến lược quan trọng , giàu có tài nguyên, chế độ pk suy yếu 
b. Quá trình xâm lược
- Anh chiếm Mã lai, Miến điện 
- Pháp chiếm 3 nước Đông Dương
- TBN sau đó là Mĩ chiếm Phi líp pin
- Hà Lan và BĐN chiếm In đô nê xia
- Xiêm là vùng tranh chấp của Anh và Pháp
c. Hậu quả : các nước ĐNA trở thành nước nửa thuộc địa nửa Nhiệm vụ ?
2. Phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân Inđô nêxia. 
- T10/1873, nhân dân A-chê anh dũng chống Hà Lan.
- Phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra mạnh mẽ( Điển hình là khởi nghĩa do Sa -min lãnh đạo năm 1890)
- Phong trào công nhân sớm hình thành.
- T12/1914: Liên minh xã hội dân chủ thành lập
- T5/1920, ĐCS thành lập.
3. Phong trào chống thực dân của nhân dân Phi líp Pin.
a. Nguyên nhân: Chính sách khai thác bóc lột của TBN.
b. Phong trào đấu tranh.
- Cuối thế kỉ XIX ở Phi líp Pin xuất hiện 2 xu hướng trong phong trào giải phóng dân tộc.
+ Xu hướng cải cách của Hô-xê-ri-đan
+ Xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô.
- 28/8/1896, Bô-ni-pha-xi-ô phát động khởi nghĩa, được nhân dân hưởng ứng. Phong trào lan rộng, chính quyền nhân dân được thiết lập. 1897. Bô-ni-pha-xi-ô bị sát hại, Katipunan tan rã.
- T4/1898, Mĩ gây chiến với TBN thắng lợi-> Philíppin thành thuộc địa của Mĩ.
4. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Cam pu chia.
a. Nguyên nhân: ách thống trị của Pháp gây bất bình trong nhân dân.
b. Phong trào đấu tranh:
- 1861-1892: Khởi nghiã của Hoàng thân Si-vô-tha.
- 1863-1866: Khởi nghĩa A Chaxoa.
- 1866-1867: Khởi nghĩa Pu-Côm bô.
5. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào.
a. Nguyên nhân: Từ 1893 Lào thành thuộc địa của thực dân Pháp.
b. Phong trào đấu tranh:
- 1901-1903: Khởi nghĩa Pha Ca đuốc.
- 1901-1937: Khởi nghĩa cao nguyên Bôlôven
-> thất bại: Nguyên nhân?
6. Xiêm giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
a. Hoàn cảnh: Thế kỷ XIX Xiêm đứng trước sự đe doạ của tư bản phương tây, trước tiên là Anh và Pháp.
b. Từ 1851-1868:
Ra Ma IV chủ trương mở cửa buôn bán với bên ngoài lợi dụng sự kiềm chế nhau giữa các đế quốc-> bảo vệ độc lập.
c. Những cải cách của RaMa V: (trị vì 1868-1910).
* Nội dung: 
- Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động.
- Xóa bỏ nghĩa vụ lao dịch ba tháng trên công trường nhà nước, giảm thuế.
- Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh.
- Cải cách hành chính quân sự, giáo dục....
* Tác dụng:
- Sản xuất nông nghiệp phát triển, kinh tế phát triển theo hướng TBCN.
- Thoát khỏi số phận nước thuộc địa ( nhưng lệ thuộc về kinh tế, chính trị vào Anh-Pháp)
4. Sơ kết bài học.
 * Củng cố: Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở ĐNS cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
 * Chuẩn bị bài sau: Câu hỏi tr 30 
5. Rút kinh nghiệm bài dậy.

File đính kèm:

  • docT4-LS11.doc