Giáo án Sinh học 10 - Bài 14: Enzyme và vai trò của enzyme trong quá trình chuyển hoá vật chất

-Trình bày được cấu trúc và chức năng của enzyme.

-Trình bày được cơ chế t/đ của enzyme.

-Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tích của enzyme và cơ chế điều hoà chuyển hoá vật chất của tế bào bằng enzyme.

-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4166 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 14: Enzyme và vai trò của enzyme trong quá trình chuyển hoá vật chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 / /20 
Tiết thứ: 15
Bài 14: ENZYME VÀ VAI TRÒ CỦA ENZYME 
TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
(Enzymes and role of enzymes in metabolic procees)
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Trình bày được cấu trúc và chức năng của enzyme.
-Trình bày được cơ chế t/đ của enzyme.
-Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tích của enzyme và cơ chế điều hoà chuyển hoá vật chất của tế bào bằng enzyme.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Cơ chế tác động của enzyme, vai trò của enzyme trong chuyển hoá.
-Khái niệm khó, mới: TTHĐ, S.
-Bản đồ khái niệm: 
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
 Hình 14.1 SGK
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: 
ATP là gì ? Trình bày cơ chế truyền năng lượng ATP trong tế bào ? Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào ?
 2.Đặt vấn đề:
Tại sao khi nhai cơm chúng ta lại thấy có vị ngọt ngay sau đó ? Tại sao trâu, bò có thể tiêu hoá được cỏ ?
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
GV: Enzyme có tách ra khỏi cơ thể đựơc không, ở môi trường hoạt động không ?
GV: Enzyme là gì ?
GV: (Treo tranh 14.1) Quan sát, mô tả cấu trúc không gian của enzyme ?
GV: Xác định trên H 14.1 đâu là enzyme, cơ chất, sản phẩm ? Trình bày cơ chế tác động của enzyme
Mô hình Fisher (a) và mô hình Koshland (b)
GV: Em có nhận xét gì về cơ chế tác động của enzyme ?
GV: Để đánh giá enzyme hoạt tính mạnh hay yếu người ta dựa vào yếu tố nào ?
GV: Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng như thế nào đến hoạt tính của enzyme ?
GV: Vẽ sơ đồ sự phụ thuộc của E trong tốc độ phản ứng với các yếu tố trên ?
GV: (Đặt vấn đề) Giải thích hiện tượng bị phân huỷ lá, thân, quả khi rời khỏi cơ thể (VK + E tự có) ?
Nếu trong tế bào không có E → điều gì sẽ xảy ra?
GV: Cơ thể (tế bào) điều chỉnh tốc độ phản ứng bằng cách nào ? Chất ức chế, hoạt hoá enzyme là gì ? Trong chuyển hoá vật chất E có vai trò như thế nào ?
GV: Nếu trong tế bào loại enzyme nào đó không được tổng hợp hoặc bất hoạt thì cơ chất→tích tụ gây độc→ung thư...
GV: Nếu cấu hình enzyme và S không tương ứng → hiện tượng gì ?
GV: Ức chế ngược là gì ?
I/ ENZYME 
1.Khái niệm
a.VD : Amilase, pepsine, tripsine.
H2O2 + 18Kcal → H2O + O2
H2O2 + bạch kim + 11.7Kcal → H2O + O2
H2O2 + catalase + 2Kcal → H2O + O2
b.Định nghĩa :
Là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống, làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
2.Cấu trúc:
* Cấu trúc hoá học:
Thành phần là protein và protein liên kết với chất khác, một số ít trường hợp có thể là ARN.
* Cấu trúc không gian: có TTHĐ
-Là chỗ lõm xuống hay 1 khe hở nhỏ trên bề mặt của enzyme.
-Là nơi liên kết tạm thời với cơ chất.
-Cấu hình không gian tương ứng với cấu hình cơ chất.
3.Cơ chế tác động 
*Ví dụ:
Sucrose + Sucrase→ Sucrose-Sucrase→ Glucose + Fructose + Sucrase
E + S → E-S → E FC → P + E
*Kết luận:
-E liên kết với cơ chất mang tính đặc thù - đặc hiệu (Mỗi enzyme thường liên kết với 1 hoặc một vài S nhất định)
-Enzyme xúc tác cả 2 chiều phản ứng.
4.Các yếu tố ảnh hưởng 
a.Nhiệt độ:
-Nhiệt độ tối ưu : E hoạt tính tối đa, làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.
-Nếu nhiệt độ cao quá: Mất hoạt tính
-Nếu nhiệt độ quá thấp: Giảm hoạt tính, tạm thời ngừng hoạt động.
b.Độ pH: Mỗi Enzyme có 1 độ pH thích hợp 
Ví dụ: Pepsin (dạ dày) pH = 2 
 Pespsin (tuyến tuỵ) pH = 8,5
c.Nồng độ enzyme và nồng độ S
+Cenzyme: Với 1 lượng S nhất định Cenzyme càng tăng thì hoạt tính của enzyme càng tăng.
+CS: Với 1 lượng enzyme xác định, nếu CS tăng dần trong dung dịch: lúc đầu hoạt tính Enzyme tăng, sau đó không tăng.
d. Chất ức chế, hoạt hoá
Là chất làm tăng hay ức chế hoạt tính của enzyme
II.VAI TRÒ CỦA ENZYME TRONG QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI CHẤT: 
Điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất: Cơ thể tự điều chỉnh thông qua điều khiển hoạt tính của enzyme bằng các cách:
1.Tăng tốc độ phản ứng sinh hoá trong tế bào: Bằng các chất hoạt hoá: Với vai trò là chất xúc tác.
2.Giảm tốc độ phản ứng sinh hoá trong tế bào: Bằng.các chất ức chế:
a.Chất ức chế đặc hiệu: Liên kết với enzyme → biến đổi cấu hình E → không liên kết được với S.
b.Chất ức chế là cơ chất: Ức chế ngược
Sản phẩm quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt E xúc tác cho phản ứng đầu con đường chuyển hoá.
 4.Củng cố
-Tại sao khi sốt cao lại rất nguy hiểm ?
 5.Kiểm tra đánh giá
-Trả lời các câu hỏi cuối bài.
 6.Bài tập về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
-Soạn bài mới.
 7.Từ khoá tra cứu:
V.Tài liệu tham khảo:
-SGV.
-Tranh ảnh từ mạng internet.
-Một số vấn đề về trao đổi chất và năng lượng của cơ thể sống – Tài liệu BDTX chu k ỳ 1993-1996 cho giáo viên THPT của PTS Trần Đăng Kế.
VI. Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 20 
Tổ trưởng:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc10-15-Lesson 14-Enzymes and role of enzymes in metabolic procees.doc