Giáo Án Lịch Sử Lớp 11 - Bài 6: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất (1914 - 1918)

I- Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 - Hiểu được nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.

 - Nắm được diến biến chủ yếu, tính chất, kết cục của chiến tranh

2. Kỹ năng:

 - Biết trình bày diễn biến chiến sự qua bản đồ, sử dụng tài liệu để rút ra những kết luận, nhận định đánh giá.

 - Phân biệt các khái niệm: “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh cách mạng”, “Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”.

3. Tư tưởng-tình cảm: Lên án chủ nghĩa đế quốc - nguồn gốc của chiến tranh

II- Thiết bị và tài liệu:

 - Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất.

 - Bảng thống kê kết quả của chiến tranh.

 - Tranh ảnh lịch sử về chiến tranh thế giới thứ nhất, tài liệu có liên quan.

III- Tiến trình lên lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Nêu những nét chính về chính sách bành trướng của Mĩ ở MLT.

3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 27436 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Lịch Sử Lớp 11 - Bài 6: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất (1914 - 1918), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 T6
 Ngày soạn: 14/10/2007
	 Ngày giảng:17/10//2007
 Bài 6 – chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
I- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Hiểu được nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.
 - Nắm được diến biến chủ yếu, tính chất, kết cục của chiến tranh
2. Kỹ năng:
 - Biết trình bày diễn biến chiến sự qua bản đồ, sử dụng tài liệu để rút ra những kết luận, nhận định đánh giá.
 - Phân biệt các khái niệm: “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh cách mạng”, “Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”.
3. Tư tưởng-tình cảm: Lên án chủ nghĩa đế quốc - nguồn gốc của chiến tranh
II- Thiết bị và tài liệu:
 - Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất.
 - Bảng thống kê kết quả của chiến tranh.
 - Tranh ảnh lịch sử về chiến tranh thế giới thứ nhất, tài liệu có liên quan.
III- Tiến trình lên lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu những nét chính về chính sách bành trướng của Mĩ ở MLT.
3. Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
 Hoạt động cá nhân
 GV sử dụng bản đồ “chủ nghĩa tư bản” (thế kỷ XVI - 1914). 
PV: Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản và sự phân chia thuộc địa không đều sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu gì?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu các cuộc chiến tranh.
PV: Đức là kẻ thù hiếu chiến hung hãn nhất.Tại sao?
Hoạt động cá nhân
PV: Đặc điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là gì? Nguyên nhân trực tiếp của của chiến tranh.
Hoạt động cá nhân
- GV lúc đầu chỉ có 5 cường quốc châu Âu tham chiến: Anh, Pháp, Nga, Đức, áo, Hung -> hơn 30 nước.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK lập bảng niên biểu diễn biến chiến tranh theo mẫu
I. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh. 
1. Nguyên nhân sâu xa.
- Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Sự phân chia thuộc địa không đều giữa các đế quốc Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt. 
- Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.
+ Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895)
+ Chiến tranh Mĩ - Tây ban Nha (1989)
+ Chiến tranh Anh - Bô ơ (1899 - 1902)
+ Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905)
- Các nước đế quốc liên kết với nhau theo khối:
+ Khối Liên minh ( Đức, áo-hung, Italia)
+ Khối Hiệp ước ( Anh, Pháp, Nga)
- Cả hai khối quân sự đối đầu điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới 
II. Diễn biến của chiến tranh
1. Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916)
 -28/7, áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi
- 1/8, đức tuyên chiến với Nga
- 3/8, tuyên chiến với Pháp
- 4/8, Anh tuyên chiến với Đức.
Thời gian
Chiến sự
Kết quả
1914
- ở phía Tây: Ngay đêm 3/8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp
- ở phía Đông Nga tấn công Đông Phổ
- Pháp phản công, Anh đổ bộ lê lục địa Châu Âu
- Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri
- Cứu nguy cho Pa-ri
- Kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Đức thất bại, 2 bên cầm cự (780km)
1915
- Đức, áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga
- Hai bên ở vào thế cầm cự trên một mặt trận dài 1200 km( từ Đơ-nhi-ép đến vịnh Riga)
1916
- Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-đoong
- Đức không hạ được Vec-đoong, hai bên thiệt hại nặng( 70 vạn người chết và bị thương)
Hoạt động cá nhân
PV: Em có nhận xét gì về giai đoạn của một chiến tranh? (Về cục diện chiến truờng, mức độ chiến tranh)
Hoạt động cá nhân
HS lập bảng niên biểu tóm tắt diễn biến chính giai đoạn thứ II của chiến tranh 
GV bảng niên biểu do GV chuẩn bị sẵn để HS tự chỉnh sửa phần tự làm của mình.
* Nhận xét:
+ Trong giai đoạn này chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt gây thiệt hại nặng nề về người và của, nhưng không đưa lại ưu thế cho các bên tham chiến.
+ Những năm đầu Đức, áo - Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi. Đức, áo - Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả 2 mặt trận Đông Âu, Tây Âu.
+ Mĩ chưa tham gia chiến tranh.
+ Mâu thuẫn xã hội ở các nước gay gắt, tình thế cách mạng xuất hiện ở nhiều nước.
2. Giai đoạn thứ 2 (1917 - 1918)
Thời gian
Chiến sự
Kết quả
2/1917
- Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công.
- Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.
2/4/1917
- Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước.
- Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu.
- Có lợi hơn cho 2 phe Hiệp ước
- Hai bên ở vào thế cầm cự
11/1917
- Cách mạng tháng 10 Nga thành công
- Chính phủ Xô Viết thành lập
3/3/1918
- Chính phủ Xô Viết kí với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp
- Nga rút khỏi chiến tranh
Đầu 1918
- Đức tiếp tục tấn công Pháp
- Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp
7/1918
- Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công.
- Đồng minh của Đức đầu hàng Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, áo - Hung 2/11
9/11/1918
- Cách mạng bùng nổ ở Đức
- Nền quân chủ bị lật đổ ( Vin Hem II chạy sang Hà Lan)
1/11/1918
- Chính phủ Đức đầu hàng
- Chiến tranh kết thúc.
Hoạt động cá nhân
PV: Kết cục của chiến tranh?
PV: Kết cục của chiến tranh gợi cho em suy nghĩ gì?
PV: Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất?
III. Kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 
* Kết cục.
- Phe Liên minh thất bại.
- gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển biến mới trong cục diện thế giới
* Tính chất
- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
4. Sơ kết bài học 
* Củng cố:
 - Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh là do mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thị
trường và thuộc địa. Sự kiện Hoàng thân áo - Hung bị ám sát châm ngòi cho cuộc chiến tranh bùng nổ.
 - Tính chất, kết cục của chiến tranh
* Chuẩn bị bài sau: 
5. Rút kinh nghiệm bài dậy.

File đính kèm:

  • docT6-LS11.doc