Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 4, Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) (Tiết 2) - Võ Thị Hoa

GV: Yêu cầu HS đọc mục 2 , GV hình khái niệm “Gi-rông- đanh” và HS trả lời câu hỏi:

 Trước tình hình “ Tổ quốc lâm nguy” thái độ của Gi- rông- đanh như thế nào ?

HS trả lời:

 GV: Thái độ đó buộc nhân dân phải làm gì ?

GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi: Em hãy so sánh thái độ của nhân dân Pháp với thái độ của Phái Gi-đông-đanh khi tổ quốc lâm nguy?

HS dựa vào SGK trả lời

GV chuyển ý : Kết quả cuộc khởi nghĩa ngày 2/6/1793 đưa tư sản vừa và nhỏ lên cầm quyền do Rô-be-xpie đứng đầu thiết lập nền dân chủ Gia-cô- banh. Vậy chính quyền cách mạng đã làm gì để ổn định tình hình và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 4, Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) (Tiết 2) - Võ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2	Ngày soạn: 03/ 09/ 2012
Tiết : 4	Ngày dạy: 08/ 09/ 2012
BÀI 2: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789 – 1794)
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 	1, Kiến thức: HS nắm được:
	- Diễn biến chính của cách mạng, những nhiệm vụ mà cách mạng giải quyết về dân tộc, dân chủ.
	- Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp.
	2, Tư tưởng: HS nhận thức được tính chất và hạn chế của cuộc CMTS từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
 3, Kĩ năng: Biết sử dụng lược đồ, so sánh, trình bày diễn biến.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Giáo án, lược đồ lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp năm 1793
- HS: SGK, dụng cụ học tập, vở ghi 
III. Tiến trình dạy và học: 
	1. Kiểm tra bài cũ: Nguyên nhân bùng nổ cuộc CMTS Pháp ?
	2. Giới thiệu bài: Vì bất đồng quyền lợi vua cầu cứu Aùo- Phổ - > nước Pháp lâm vào tình thế hiểm nghèo: bên ngoài liên minh các nước phong kiến bao vây và tấn công nước Pháp, bên trong các lực lượng phản cách mạng chống phá. Vậy nhân dân Pa –ri làm gì khi “ Tổ quốc lâm nguy”...
	3. Nội dung bài mới: 	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 
GV: Yêu cầu HS đọc mục 2 , GV hình khái niệm “Gi-rông- đanh” và HS trả lời câu hỏi: 
 Trước tình hình “ Tổ quốc lâm nguy” thái độ của Gi- rông- đanh như thế nào ?
HS trả lời:
 GV: Thái độ đó buộc nhân dân phải làm gì ? 
GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi: Em hãy so sánh thái độ của nhân dân Pháp với thái độ của Phái Gi-đông-đanh khi tổ quốc lâm nguy?
HS dựa vào SGK trả lời
GV chuyển ý : Kết quả cuộc khởi nghĩa ngày 2/6/1793 đưa tư sản vừa và nhỏ lên cầm quyền do Rô-be-xpie đứng đầu thiết lập nền dân chủ Gia-cô- banh. Vậy chính quyền cách mạng đã làm gì để ổn định tình hình và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
GV: Hình thành khái niệm “Gia – cô – banh”.
Thảo luận nhóm (2 phút): Chính quyền Gia-cô-banh đã làm gì để ổn định và phát triển đất nước?
 - Nhóm 1: Chính trị ?
 - Nhóm 2: Kinh tế ? 
 - Nhóm 3 : Quân sự ? 
HS dựa vào SGK trả lời:
GV nhận xét, kết luận ghi bảng.
GV: Em có nhận xét gì đối với chính quyền mới này?
GV: So với CM Anh, Mĩ, CMTS Pháp thời Gia-cô- banh là cuộc CM phát triển điển hình triệt để nhất, nhưng tại sao chính quyền ấy lại thất bại?
GV: gợi ý cho HS trả lời:
-Do mâu thuẫn nội bộª nhân dân không ủng hộ
-Biện pháp của chính quyền này đụng chạm đến quyền lợi của TSª bị TS chống phá
Hoạt động 2:
.GV: Qua tiến trình phát triển của CMTS Pháp, tại sao nói CMTS Pháp là cuộc CM triệt để nhất?
HS dựa vào SGK trả lời
HS : Rút ra điểm hạn chế của cuộc CM - > GV: cũng cố nhận thức khái niệm “cách mạng tư sản” và giúp HS bước đầu hiểu cách mạng Việt Nam không đi theo con đường cách mạng TS.
2. Diễn biến chính của cách mạng
b. Giai đoạn phái Gi-rông-đanh tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Lập hiến và thiết lập nền cộng hoà (từ 21/9/ 1792 -> 2/ 6/ 1793)
- TS công–thương nghiệp lên nắm chính quyền ( gọi là Gi-rông-đanh) , thiết lập nền cộng hòa đầu tiên ở Pháp chỉ lo cũng cố quyền lực .
- 21/9/ 1792 nền Cộng hoà đầu tiên được thiết lập tại Pháp. 
 -> nhân dân Pa-ri khởi nghĩa ( 2/6 /1793) lật đổ Gi – rông – đanh.
c. Giai đoạn chuyên chính dân chủ CM Gia-cô-banh (2/6/1793-27/7/1794)
 Ngày 2/6/1793 Phái Gia-cô-banh lên cầm quyềnvà thi hành nhiều chính sách tiến bộ:
- Chính trị: Thiết lập nền dân chủ cách mạng, kiên quyết trừng trị bọn phản cách mang.
- Kinh tế: Giải quyết yêu cầu của nhân dân: tịch thu ruộng đất của quý tộc PK, giáo hội chia nhỏ bán cho nông dân, trung thu lúa mì, quy định giá tối đa, lương tối thiểu.
- Quân sự: Ban bố lệnh tổng động viên quân đội.
- Ngày 27/7/1794 phái Gia-cô-banh bị lật đổ - > TS phản cách mạng nắm quyền -> CM kết thúc.
3. Ý nghĩa lịch sử của cuộc CMTS Pháp TK XVIII
-Đây là cuộc CMTS triệt để nhất :
+Đối với nước Pháp: Lật đổ chế độ PK, đưa g/c TS lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển, giải quyết được một phần nhu cầu của nông dân.
+Đối với thế giới: Thúc đẩy cuộc CM dân tộc, dân chủ trên thế giới -> Đại cách mạng.
	4. Củng cố:	 - Lập niên biểu sự kiện chính cách mạng TS Pháp
Thời gian
Sự kiện
Ngày 14/ 7/ 1789
Phá ngục Ba-xti , ngày mở đầu thắng lợi CMTS Pháp.
Tháng 8/ 1789
Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền.
Tháng 9/ 1789
Xác lập chế độ Lập hiến.
Ngày 10/ 8/ 1792
Lật đổ phái Lập hiến.
Ngày 21/ 9/ 1792
Nền cộng hoà đầu tiên được thành lập.
Ngày 2/ 6/ 1793 
Lật đổ phái Gi-rông-đanh.
Tháng 2/ 6/1793 ->27/ 7/ 1794 .
Chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
 	5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Về nhà học và trả lời câu hỏi cuối bài, chuẩn bị thi khảo sát đầu năm.
- Chuẩn bị bài mới: tại sao CMCN lại diễn ra đầu tiên ở nước Anh và trong ngành dệt?
IV. Rút kinh nghiệm: 
.

File đính kèm:

  • docTUAN 2 LS8 TIET 4.doc