Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 4, Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) (Tiếp theo) - Phạm Văn Tuấn

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

Những sự kiện cơ bản về diễn biến của cách mạng qua các giai đoạn, vai trò của nhân dân trong việc đưa đến thắng lợi và phát triển của cách mạng.

2. Kỹ năng:

- Biết vẽ và sử dụng bản đồ, lập bản niên biểu, bảng thống kê.

- Biết phân tích, so sánh các sự kiện, liên hệ kiến thức đang học với cuộc sống.

3. Thái độ :

- Nhận thức tính chất hạn chế của cách mạng tư sản

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng tư sản Pháp 1789.

 

II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Bản đồ nước Pháp thế kỷ XVII, tìm hiểu các thuật ngữ, khái niệm và thu thập một số tư liệu lịch sử cần cho bài giảng

- Vẽ, phóng to lược đồ sách giáo khoa

 - Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm

2. Chuẩn bị của học sinh:

Sưu tầm tư liệu lịch có liên quan bài học, quan sát bản đồ, tranh ảnh rút ra nhận xét.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3688 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 4, Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) (Tiếp theo) - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thu thập một số tư liệu lịch sử cần cho bài giảng 
- Vẽ, phóng to lược đồ sách giáo khoa 
	- Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sưu tầm tư liệu lịch có liên quan bài học, quan sát bản đồ, tranh ảnh rút ra nhận xét. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) 
- Điểm danh học sinh:	
- Học sinh vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
Câu hỏi: 
Câu 1: Nêu tình hình kinh tế, xã hội Pháp trước cách mạng
Câu 2: Cahcs mạng Pháp mở đầu thắng lợi như thế nào?
Dự kiến trả lời:
Câu 1: 
a. Tình hình kinh tế:
- Nông nghiệp sản xuất trì trệ, lạc hậu
- Công thương nghiệp phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm 
b. Tình hình xã hội:
- Trước cách mạng nước Pháp là một nước quân chủ chuyên chế.
- Xã hội phân thành ba đẳng cấp: 
+ Đẳng cấp Tăng lữ, quí tộc: Nắm trong tay mọi quyền, không phải đóng thuế 
+ Đẳng cấp thứ ba: Gồm ông dân, tư sản, các tầng lớp nhân dân khác. Họ không có quyền gì, phải đóng thuế và làm nghĩa vụ với phong kiến
- Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với các đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc ngày càng gay gắt.
Câu 2:
- Ngày 5-5-1789, Hội nghị ba đẳng cấp được triệu tập. Vua yêu cầu tăng thuế nhưng Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối.
- Ngày 17 – 6, Đẳng cấp thứ ba thành lập Quốc hội lập hiến.
- Ngày 14-7-1789 cuộc tấn công pháo đài nhà tù Ba-xti, mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp.
3. Giảng bài mới: 
Giới thiệu bài: (1ph) 
Thắng lợi cuộc khởi nghĩa ngày 14-7-1789 phá nhà ngục Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi tiếp theo của cách mạng Pháp. Cách mạng sẽ tiết tục phát triển như thế nào và kết thúc ra sao”. Đó là nội dung mà bài hôm nay chúng ta tìm hiểu. 
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
9’
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Cho học sinh đọc mục 1 SGK
(H): Thắng lợi ngày 14-7-1789 đưa đến kết quả gì?
(H): Sau khi nắm chính quyền đại tư sản đã làm gì?
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm.
(H): Em hãy tìm hiểu nội dung bản tuyên ngôn rút ra mặt tích cực, hạn chế của nó ?
(H): Tuyên ngôn và hiến pháp đem lại quyền lợi cho ai?
(H): Để tỏ thái độ đối với đại tư sản, nhà vua Pháp đã có hành động gì?
(H): Em có suy nghĩ gì về hành động của vua Pháp ? Hành động đó có gì giống với ông vua nào ở nước ta em đã học ở lớp 7?
(H): Trước hành động của đại tư sản và nhà vua, nhân dân đã làm gì ?
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Học sinh đọc mục 1 SGK
- Chế độ quân chủ chuyên chế bị sụp đổ. 
- Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. 
- Ban hành hiến pháp (9-1791), xác lập chế độ quân chủ lập hiến. 
- Học sinh thảo luận. 
+ Tích cực: đề cao quyền tự do, quyền bình đẳng của con người. 
+ Hạn chế: phục vụ, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, nhân dân hầu như không được hưởng 
- Đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản 
- Vua Lu-I XVI đã liên kết với bọn phản động và cầu cứu phong kiến châu Aâu để chống cách mạng.
- Hèn nhát và phản động. Giống Ôâng vua Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh. 
- Nhân dân khởi nghĩa lật đổ phái lập hiến, xoá bỏ chế độ phong kiến.
III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁCH MẠNG:
1. Chế độ quân chủ lập hiến (từ ngày 14-7-1789 đến ngày 10-8-1792)
- Đại tư sản lên nắm chính quyền thành lập chế độ Quân chủ lập hiến
- Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền (8-1791).
Thông qua Hiến pháp (9/1791) xác lập chế độ quân chủ lập hiến -->bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. 
- 4 - 1792, ngoại xâm, nội phản tấn cơng nước Pháp
- 10-8-1792 nhân dân Pari khởi nghĩa lật đổ nền thống trị của đại tư sản, xoá bỏ chế độ phong kiến
7’
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Sau khi phái Lập hiến bị lật đổ, chính quyền sang tay tư sản công thương nghiệp, mới được bầu theo chế độ phổ thông đầu phiếu, thành lập nền cộng hòa đầu tiên của nước Pháp. 
- Nền cộng hoà I được thiếùt lập, nhưng nước Pháp lâm vào tình thế vô cùng hiểm nghèo: bên ngoài liên minh các nước phong kiến bao vây và tấn công nước Pháp, bên trong các lực lượng chống cách mạng nổi dậy. 
(H): Vậy nhân dân đã làm gì khi “tổ quốc lâm nguy”?
GV: Cho học sinh lên bảng điền trên lược đồ các nước PK tấn công Pháp và trình bày diễn biến chiến sự trên đất Pháp từ năm 1792-1793. 
(H): Trước tình hình “Tổ quốc lâm nguy” thái độ của phái Gi-rông -đanh như thế nào?
(H): Quần chúng nhân dân phải làm gì?
(H): Vì sao nhân dân lật đổ phái Gi-rông-đanh?
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Lắng nghe
- Bài trừ nội phản và kiên quyết chống ngoại xâm. 
- Học sinh lên bảng điền trên lược đồ các nước phong kiến Aùo, Phổ, Anhtấn công nước Pháp và nêu các nét chính về chiến sự ở đất Pháp 1792-1793.
- Tổ quốc lâm nguy nhưng phái Gi-rông-đanh không lo tổ chức chống ngoại xâm, nội phản, ổn định đời sống nhân dân, chỉ lo củng cố quyền lực. 
- Tiếp tục khởi nghĩa lật dổ phái Gi-rông-đanh 
- Vì phái Ghi-rơng-đanh chỉ lo củng cố quyền lực của mình , khơng lo quyền lợi dân tộc và nhân dân.
2. Bước đầu của nền cộng hòa (từ ngày 21 – 9 – 1792 đến ngày 2 – 6 – 1793):
- Sau khi lật đổ phái Lập hiến và xóa bỏ chế độ phong kiến, phái Gi-rông-đanh bầu ra Quốc hội mới, thiết lập nền Cộng hòa. Vua Lu-I XVI bị xử tử (21 – 1 – 1793)
- Mùa xuân 1793, nước Pháp bị thù trong giặc ngoài bao vây tấn công.
- Phái Gi-rông-đanh không lo tổ chức chống ngoại xâm, nội phản mà chỉ lo củng cố quyền lực.
- Ngày 2 – 6 – 1793, dưới sự lãnh đạo của Ro-be-spie nhân dân nổi dậy lật đổ phái Gi-rông-đanh.
8’
* HOẠT ĐỘNG 3:
GV: Sau khi lật đổ phái Gi-Rông -Đanh, phái Gia-Cô-Banh đứng đầu là Rô-Bespie lên nắm chính quyền. 
- Giới thiệu về Rô-be-spie hình 11 SGK. Ông là người kiên quyết cách mạng, không chịu khuất phục trước kẻ thù, là con người không thể bị mua chuộc .
(H): Chính quyền cách mạng đã làm gì trước tình hình ngoại xâm, nội phản? các biện pháp đó có tác dụng gì ?
(H): Sau khi chiến thắng ngoại xâm và nội phản tình hình phái Gia-cô-banh như thế nào?
GV: Ngày 27-7-1794, tư sản phản cách mạng đảo chính, giết chết Rô-Be-Spie. Cách mạng kết thúc.
(H): Vì sao tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính?
(H): Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của phái Gia-Cô-Banh?
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Lắng nghe
- Đề ra những biện pháp kiên quyết đểû trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của nhân dân: đất công xã do quí tộc phong kiến chiếm đoạt được lấy chia cho nông dân, thu ruộng của giáo hội bỏ trốn chia nhỏ bán cho nông dân. Trưng thu lúa mỳ, quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu .
- Tác dụng: đem lại quyền lợi cơ bản cho nhân dân. Tập hợp đông đảo quần chúng, khơi dậy và phát huy tính cách mạng, sức mạnh của quần chúng trong việc chống ngoại xâm và nội phản.
- Phái Gia-cô-banh bị chia rẽ và không được quần chúng nhân dân ủng hộ nữa. 
- Lắng nghe
- Ngăn chặn cách mạng tiếp tục phát triển, vì sợ động chạm đến quyền lợi của chúng.
- Mâu thẫn nội bộ, nhân dân xa rời vì không được đáp ứng quyền lợi như đã hứa. 
3. Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh (từ ngày 2 –- 6 –- 1793 đến ngày 27 – - 7 –- 1794)
- 2-6-1793, phái Gia-ô-banh lên nắm chính quyền. Đứng đầu là Rô-be-spie
- Phái Gia-cô-banh thi hành nhiều chính sách tiến bộ --> đánh bị được thù trong, giặc ngoài.
- Do nội bộ mâu thuẫn, không được nhân dân ủng hộ nữa. Ngày 27 -7 – 1794, tư sản phản cách mạng làm đảo chính. Rô-be-spie bị bắt và xử tử. Cách mạng tư sản Pháp kết thúc
8’
* HOẠT ĐỘNG 4:
(H): Em hãy nêu ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII?
(H): Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
(H): Cách mạng tư sản Pháp có những hạn chế gì?
* HOẠT ĐỘNG 4:
- Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp 
- Là cuộc cách mạng triệt để nhất 
- Cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến, giải phóng nông dân. 
- Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xoá bỏ những cản trở trên con đường phát triển của chủ nghĩa. 
- Nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao.
- Chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi cơ bản của nhân dân, không hoàn toàn xoá bỏ chế độ bóc lột phong kiến.
4. Ý nghĩa lịch sử của cách mạnh tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đỗ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tyuw sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển CNTB ở Pháp. Đây là cuộc cách mạng triệt để nhất, điển hình nhất trong các cuộc CMTS thời cận đại. Vì vậy nó được gọi là “đại cách mạng”
- Tuy nhiên CMTS Pháp cũng có nhiều hạn chế như chưa đáp ứng đầy đủ nguyện vọng của nhân dân, chưa giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất và chưa xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến.
5’
* HOẠT ĐỘNG 5:
- Lập niên biểu những sự kiện chính của CMTS Pháp (1789 – 1794)
- Vai trò của nhân dân trong cuộc cách mạng được thể hiện ở những điểm nào?
* HOẠT ĐỘNG 5:
* CỦNG CỐ
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp t

File đính kèm:

  • docT4 - CACH MANG TU SAN PHAP (PHAN III).doc
Giáo án liên quan