Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 29, Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918-1939) - Phạm Văn Tuấn

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 - Những nét mới của phong trào độc lập ở châu Á giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

 - Phong trào cách mạng Trung Quốc (1919-1939), thời kỳ cách mạng dân chủ mới bắt đầu, cách mạng Trung Quốc diễn ra phức tạp (nội chiến)

 - Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời lãnh đạo cách mạng Trung Quốc phát triển theo xu hướng mới.

2. Kỹ năng:

 - Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ, biết khai thác tư liệu và tranh ảnh lịch sử để hiểu bản chất các sự kiện.

3. Thái độ :

 - Bồi dưỡng cho học sinh thấy rõ tính tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc lập của các quốc gia châu Á, chống chủ nghĩa thực dân.

 - Mỗi quốc gia châu Á có những đặc điểm riêng, nhưng đều chung một mục đích là quyết tâm đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.

 - Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua nội dung bài học.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 29, Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918-1939) - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu và tranh ảnh lịch sử để hiểu bản chất các sự kiện. 
3. Thái độ : 
	- Bồi dưỡng cho học sinh thấy rõ tính tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc lập của các quốc gia châu Á, chống chủ nghĩa thực dân.
	- Mỗi quốc gia châu Á có những đặc điểm riêng, nhưng đều chung một mục đích là quyết tâm đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc. 
	- Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua nội dung bài học.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Bản đồ châu Á, bản đồ Trung Quốc, tranh ảnh những tài liệu phục vụ bài giảng. 
	- Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Quan sát bản đồ, tranh ảnh, rút ra nhận xét. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) 
- Điểm danh học sinh:	
- Học sinh vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	Câu hỏi: Trình bày sự giống nhau và khác nhau về kinh tế của Nhật Bản và Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
	Dự kiến trả lời: 
	- Giống nhau: Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Nhật và Mỹ đều thu được lợi lớn, đất nước không bị chiến tranh tàn phá.
	- Khác nhau:
	+ Kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng chắc chắn và đạt được sự phồn vinh. 
	+ Kinh tế Nhật phát triển không ổn định, chỉ phát triển một vài năm sau chiến tranh sau đó lại rơi vào khủng hoảng. )
	Giới thiệu bài: (1ph) 
	Thắng lợi của cách mạng XHCN tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra thời kỳ phát triển của phong trào cách mạng ở châu Á . Vậy cao trào cách mạng ở Châu Á có điểm gì khác so với các nước châu Aâu bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
15’
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Cho học sinh đọc mục 1 SGK 
* Tích hợp môi trường: 
(H): Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào độc lập dân tộc ở châu Á?
GV nhấn mạnh: Tiếng vang của cách mạng Tháng Mười đã vượt biên giới nước Nga, đã cổ vũ to lớn cho cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa ở châu Á.
(H): Em hãy trình bày diễn biến của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á?
(H): Em hãy kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu ở các nước châu Á?
GV cho hs quan sát chân dung hình 72: M. Ganđi lãnh tụ của Đảng quốc đại và nhân dân Aán Độ trong cuộc đấu tranhchống thực dân Anh với tư tưởng: Bất bạo động, bất hợp tác, tẩy chay hàng hóa Anh, phát triển kinh tế dân tộc.
(H): Em hãy nêu nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Học sinh đọc mục 1 SGK
-Aûnh hưởng cách mạng Tháng Mười Nga. 
- Nhân dân châu Á bị áp bức bóc lột nặng nề, vì vậy họ càng đói khổ nên họ đã vùng lên mạnh mẽ.
-Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nhân dân các nước thuộc địa rất khổ cực, họ vùng lên đấu tranh với khí thế mới. 
- Lắng nghe
- Phong trào lan rộng khắp châu Á, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á.
- Điển hình: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.
- Ở Trung Quốc: Phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919) mở đầu thời kỳ cách mạng dân chủ mới ở Trung Quốc, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển --> sự ra đời của Đảng cộng sản 1921.
- Ở Mông Cổ: Cuộc cách mạng ở Mông Cổ (1921-1924) giành thắng lợi. Nước Cộng hoà nhân dân Mông Cổ thành lập.
-Phong trào lan rộng khắp các nước.
- Ở Aán Độ:Nhiều cuộc bãi công lớn của công nhân và khởi nghĩa vũ trang của nông dân nổ ra chống thực dân Anh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, lãnh tụ là Ma-hát-ma Gan-đi, đông đảo nhân dân Ấn Độ đấu tranh đòi độc lập, tẩy chay hàng Anh, phát triển kinh tế dân tộc. 
-Ở Đông Nam Á: Phong trào độc lập dân tộc lan rộng ra nhiều nước tiêu biểu là : Việt Nam,Inđonêsia..
-Ở Thổ Nhĩ Kỳ: Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 1919-1922 kết thúc đưa đến sự thành lập nhà nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kì.
-Trong phong trào này giai cấp công nhân các nước tham gia tích cực cuộc đấu tranh giành độc lập, Đảng cộng sản các nước châu Á lần lượt ra đời và đóng vai trò lãnh đạo ở một số nước như: Trung Quốc, Việt Nam.
1. Những nét chung:
* Nguyên nhân: 
- Aûnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga. 
- Do sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước chính quốc tăng cường bóc lột thuộc địa để hồi phục kinh tế. 
* Diễn biến: 
- Phong trào phát triển mạnh khắp châu Á. 
- Điển hình: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Mông Cổ.
* Nét mới: Giai cấp công nhân tích cực tham gia phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Đảng cộng sản các nước ra đời và giữ vai trò lãnh đạo: In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc, Việït Nam. 
16’
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Cho học sinh đọc mục 2 SGK
GV giảng: Trong vòng 20 năm cách mạng Trung Quốc diễn ra với nhiều sự kiện đa dạng , phong phú.
(H): Mở đầu cho phong trào cách mạng giai đoạn này là sự kiện gì?
(H): Em hãy nêu khẩu hiệu của phong trào Ngũ tứ? Khẩu hiệu này có gì khác với khẩu hiệu trong cách mạng Tân Hợi?
(H): Phong trào Ngũ Tứ có ý nghĩa như thế nào?
(H): Phong trào cách mạng Trung Quốc có những sự kiện nào tiêu biểu trong những năm 1926-1937?
GV giảng: Tháng 7-1926 cuộc chiến tranh tiêu diệt bọn quân phiệt phương Bắc bắt đầu ( thường gọi là chiến tranh Bắc phạt)
-22-3-1927 quân cách mạng đã tiến vào giải phóng Thượng Hải. 
-24-3-1927 quân Bắc phạt chiếm Nam Kinh, các đế quốc Anh, Nhật, Mỹ, Pháp, Ý can thiệp trắng trợn vào Trung Quốc. 
(H): Nét nổi bật của tình hình Trung Quốc giai đoạn 1927-1937 là gì ?
(H): Đếùn năm 1937 cách mạng Trung Quốc có gì mới ?
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Học sinh đọc mục 2 SGK
- Lắng nghe
- Phong tào Ngũ tứ: Mở đầu là cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh ngày 4/5/1919. Sau đó phong trào lan nhanh khắp cả nước lôi cuốn đông đảo công nhân và trí thức tham gia.1926-1927 Đảng cộng sản đã lãnh đạo nhân dân chống bọn quân phiệt và tay sai của đế quốc. 
- Khẩu hiệu của phong tào Ngũ tứ: “Trung Quốc là của người Trung Quốc”, “phế bỏ hiệp ước 21 điều”. Khẩu hiệu này thể hiện không chỉ đánh đổ Mãn Thanh như cách mạng Tân Hợi mà còn đòi đánh đuổi cả bọn đế quốc, bãi bỏ các hiệp ước không bình đẳng.
- Qua phong trào chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc, các nhóm cộng sản được thành lập ở các thành phố và trên cơ sở các nhóm này tháng 7/1921 Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập.
- Trung Quốc tiến hành cuộc chiến trang nhằm tiêu diệt các tập đoàn quân phiệt đang chiếm đóng nhiều vùng ở Trung Quốc (chiến tranh Bắc phạt)
-1927-1937: Trong thời gian này, nhân dân Trung Quốc tiến hành chiến tranh chống nền thống trị phản động của Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch, đại diện cho quyền lợi của phong kiến quân phiệt, tư sản và đế quốc ở Trung Quốc. 
- Lắng nghe
- Nội chiến diễn ra liên tục. Trong quá trình đó đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng lớn mạnh và tiến hành cuộc “Vạn lý trường chinh” nhằm phá vòng vây của Quốc dân đảng để xây dựng căn cứ mới.
- Tháng 7-1937 Nhật Bản phát động chiến tranh quy mô lớn nhằm thôn tính Trung Quốc. Trước tình hình đó, Đảng cộng sản chủ động yêu cầu “Quốc–Cộng” hợp tác để chống Nhật.
2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939:
* Phong trào Ngũ tứ:
- Mở đầu là cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh ngày 4/5/1919. Sau đó phong trào lan nhanh khắp cả nước lôi cuốn đông đảo công nhân và trí thức tham gia. Phong trào mang tính chất chống đế quốc và phong kiến mạnh mẽ.
- Qua phong trào chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá rộng rãi, các nhóm cộng sản được thành lập ở các thành phố và trên cơ sở các nhóm này tháng 7/1921 Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập.
* 1926-1927: Trung Quốc tiến hành tiêu diệt các tập đoàn quân phiệt ở phía bắc (chiến tranh Bắc phạt)
* 1927-1937 nhân dân Trung Quốc tiến hành chiến tranh cách mạng chống lại sự thống trị của tập đoàn Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch.
* Tháng 7.1937 Nhật đẩy mạnh thôn tính Trung Quốc. Quốc–Cộng hợp tác để chống Nhật.
5’
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ?
-Nêu nét mới trong phong tào độc lập dân tộc ở Châu Á?
- Khẩu hiệu phong trào Ngũ tứ có gì khác so với cách mạng Tân Hợi ?
Bài tập: Lập niên biểu các sự kiện chính của lịch sử Trung Quốc giai đoạn 1918-1939 ?
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Do ảnh hưởng cách mạng Tháng Mười Nga. 
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nhân dân các nước thuộc địa rất khổ cực, họ vùng lên đấu tranh với khí thế mới. 
- Trong phong trào này giai cấp công nhân các nước tham gia tích cực cuộc đấu tranh giành độc lập, Đảng cộng sản các nước châu Á lần lượt ra đời và đóng vai trò lãnh đạo ở một số nước như: Trung Quốc, Việt Nam.
- Khẩu hiệu của phong tào Ngũ tứ: “Trung Quốc là của người Trung Quốc”, “phế bỏ hiệp ước 21 điều”. Khẩu hiệu này thể hiện không chỉ đánh đổ Mãn Thanh như cách mạng Tân Hợi mà còn đòi đánh đuổi cả bọn đế quốc, bãi bỏ các hiệp ước không bình đ

File đính kèm:

  • docT29 - PHONG TRAO DOC LAP DAN TOC O CHAU A.doc
Giáo án liên quan