Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 31, Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) - Phạm Văn Tuấn

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai

 - Diễn biến chính của cuộc chiến tranh ở giai đoạn thứ nhất 1939-đầu 1943.

 - Chiến tranh tác động thế nào đến môi trường.

2. Kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử, kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử

3. Thái độ :

 - Giáo dục cho học sinh học tập tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân loại chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ độc lập dân tộc.

 - Hiểu rõ vai trò to lớn của Liên Xô trong cuộc chiến tranh này đối với loài người.

 - Giáo dục môi trường thông qua nội dung bài học.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 31, Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vệ độc lập dân tộc. 
	- Hiểu rõ vai trò to lớn của Liên Xô trong cuộc chiếùn tranh này đối với loài người. 
	- Giáo dục môi trường thông qua nội dung bài học.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Bản đồ chiến tranh thế giới thứ hai, tranh ảnh lịch sử và tư liệu về chiến tranh thế giới lần thứ hai. 
	- Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
	-Đọc tìm hiểu bài ở nhà, sưu tầm tư liệu có liên quan. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) 
- Điểm danh học sinh:	
- Học sinh vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	Câu hỏi: Nêu những nét khái quát chung về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á? Nét mới của phong trào độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì ?
	Dự kiến trả lời: 
	* Nguyên nhân :
	- Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917
	- Do chiến tranh thế giới thứ nhất để lại nhiều hậu quả nặng nề. Để bù đắp lại những thiệt hại các nước đế quốc tăng cường vơ vét, bóc lột các nước Đông Nam Á. 
	* Diễn biến: 
	- Giai cấp vô sản Đông Nam Á từng bước trưởng thành, các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước và lãnh đạo một số phong trào cách mạng: Xô Viết Nghệ Tĩnh, khởi nghĩa Xu-ma-tơ-ra...
	- Phong trào theo xu hướng dân chủ tư sản cũng có những nét mới, đã xuất hiện một số chính đảng của Giai cấp tư sản.
	* Nét mới: 
	Giai cấp vô sản ĐNÁ từng bước trưởng thành, các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước và lãnh đạo một số phong trào cách mạng
	Giới thiệu bài: (1ph) 
	Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã dẫn đến chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước, mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai. Vậy trong giai đoạn đầu 1939-đầu 1943 cuộc chiến tranh đẫ diễn ra như thế nào?
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
13’
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Cho học sinh đọc mục 1 SGK
(H): Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai?
GV giải thích: Sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, mâu thuẫn trong lòng các nước tư bản rất gay gắt, để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này, giai cấp tư sản các nước đó đã phát xít hoá bộ máy chính quyền, thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ trong xã hội, điểûn hình là chủ nghĩa phát xít Ý ra đời 1922, Đức 1933, Nhật 1936-đầu những năm 40. Các nước này ít thuộc địa, muốn gây chiến tranh để giành thêm thuộc địa của các nước đế quốc Anh, Pháp ..
(H): Em hãy nêu quan hệ quốc tế giữa hai cuộc đại chiến ( 1918-1939)
(H): Quan sát H.75 và cho biết H.75 nói đến điều gì?
(H): Mặc dù mâu thuẫn nhau nhưng cả các nước châu Âu và phát xít đều có chung mục tiêu là gì ?
* Tích hợp môi trường: 
(H): Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai? 
(H): Sự kiện nào châm ngòi nổ cho cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai?
(H): Vì sao Hitle lại tấn công các nước châu Âu trước?
(H): Theo em vì sao Liên Xô không ngăn chặn được sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai ?
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Học sinh đọc mục 1 SGK
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước đế quốc nảy sinh những mâu thuẫõn gay gắt về thị trường, thuộc địa. 
-Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 mâu thuẫn đó càng thêm sâu sắc, chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật ra đời, chúng mưu toan chia lại thế giới. 
- Lắng nghe
- Thời kỳ này các nước đế quốc hình thành 2 khối :
+Một bên là Anh, Pháp, Mỹ 
+Một bên là Đức, Ý, Nhật 
- Hai khối này mâu thuẫõn với nhau gay gắt về thị trường và thuộc địa, cả 2 khối đềøu thù địch với Liên Xô. 
- Các chính khách châu Aâu thõa hiệp và chịu sự điều khiển của Hitle. Các nước Châu âu muốn thoả hiệp để Hitle chĩa mủi nhọn tấn công sang Liên Xô.
- Khối Anh, Pháp, Mỹ thực hiện đường lối thoả hiệp với khối phát xít để chĩa mũi nhọn vào Liên Xô và nhượng bộ cho Đức sát nhập Aùo vào Đức và chiếm Tiệp Khắc. Các nước này đều coi Liên Xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt.
- Mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bên cạnh nguyên nhân khác là mâu thuẫn giữa các nước tư bản và Liên Xô
-1/9/1939 Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
-Vì thái độ thõa hiệp, nhân nhượng của các nước châu Âu, hơn nữa lúc này Đức chưa đủ sức tấn công Liên Xô.
-Vì cuộc chiến tranh này nổ ra do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, sự dung túng của châu Âu đối với Đức, các nước đế quốc muốn gây chiến tranh để tiêu diệt Liên Xô.
I. NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI::
- Do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã đưa bọn phát xít lên cầm quyền ở Đức-Ý-Nhật. Thế giới chia làm 2 phe: Anh, Pháp, Mỹ >< Đức, Ý, Nhật.
- Thái độ thõa hiệp, nhân nhượng của các nước châu âu đối với Đức đồng thời các nước này đều coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt.
- Ngày 1/9/1939 Đức tấn công Ba Lan, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
18’
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Treo bản đồ Chiến tranh thế giới lần thứ hai lên bảng và trình bày diễn biến. 
Chiến tranh diễn ra ở 3 chiến trường chính là: châu Âu, Bắc Phi và châu A Ù- Thái Bình Dương.
GV minh hoạ: Đức đã tung vào Ba Lan 57 sư đoàn, 2500 xe tăng, 3000 máy bay. Ngày 29-9-1939 thủ đô Vác-sa-va rơi vào tay Đức. 
-Tháng 4 --> 6/1940, Đức tập trung lực lượng đánh vào các nước tây, bắc Âu.
- 9-4-1940 Đức đánh chiếm Na-uy và Đan Mạch. 
- 10-5-1940 Đức tấn công ào ạt vào Bỉ, Hà Lan, Luých-xăm-bua và Pháp 
- 22-6-1940 Pháp kí hiệp ước đầu hàng Đức (quân Pháp bị tước vũ khí, 3/4 lãnh thổ Pháp bị Đức chiếùm đóng và phải nuôi toàn bộ quân Đức)
(H): Trong giai đoạn đầu của chiến tranh, Đức thực hiện chiến thuật gì?
(H): Vì sao Đức lại đánh chiếm các nước Tây và Bắc âu dễ dàng như vậy?
GV giảng: 9/1939-4/1940 ở phía Tây châu Âu diễn ra cuộc chiến tranh kỳ quặc. Quân Anh, Pháp dàn trận nhưng không tán công quân Đức với hi vọng Đức sẽ tấn công Liên Xô.
(H): Sau khi chiếm xong các nước Tây Aâu, Đức đã có kế hoạch gì mới ?
GV cho học sinh quan sát hình 77, 78. cho biết hai bức ảnh trên muốn nói đến điều gì ?
(H): Khi Đức tấn công Liên Xô cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai thay đổi tính chất như thế nào?
(H): Em hãy trình bày tình hình chiến sự diễõn ra ở châu Á.
GV giải thích thêm: Từ đây trở đi Mỹ chính thức tham chiến (8/12/1941)
(H): Tình hình chiến sự tại mặt trận Bắc Phi ra sao?
GV sơ kết: Như vậy ở giai đoạn đầu phe phát xít chiếm ưu thế, bọn phát xít Đức,Ý, Nhật chủ động tấn công và chiếm nhiều nơi.
(H): Trước tình hình đó các nước đã làm gì để đói phó lại với bọn phát xít ?
* HOẠT ĐỘNG 2:
-HS quan sát là lắng nghe giảng.
- Lắng nghe
- Đức thực hiện tấn công chớp nhoáng, đánh chiếm hầu hết các nước Tây Âu và Bắc Âu dễ dàng.
- Do thái độ dung túng và nhân nhượng của Anh và Pháp.
- Lắng nghe
- Ngày 22/6/1941 Đức bất ngờ tấn công chớp nhoáng vào Liên Xô. Lúc đầu do ưu thế về quân sự, có lúc quân Đức tiến sau vào lãnh thổ Liên Xô có nơi chỉ còn cách Mat-xcơ-va 20 km.
- Bọn phát xít Đức man rợ, tàn nhẫn và vô lương tâm. Chúng giết người dã man và tàn phá của cải vật chất ghê gớm.
- Từ cuộc chiến tranh phi nghĩa giai đoạn đầu trở thành cuộc chiến tranh vệ quốc chính nghĩa của nhân dân Liên Xô và nhân loại tiến bộ chống chủ nghĩa phát xít.
- Ngày 7-12-1941 Nhật bất ngờ tấùn công Trân Châu Cảng (Ha-oai). Nhật nhanh chóng chiếm Đông Nam Á và một số đảo Thái Bình Dương. 
- Lắng nghe
-Tháng 9-1940 Ý tấn công Ai Cập 
- Lắng nghe
-Tháng 1-1942 mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lật để tập hợp lực lượng chống phát xít.
II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH
1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ ngày 1-9-1939 đến đầu năm 1943)
a. Châu Âu: 
- 1-9-1939 Đức tấn công Ba Lan chiến tranh bùng nổ 
- Từ 9/1939 - 6/1941 Đức đánh chiếm hầu hết các nước Tây Âu và Bắc Âu mà không gặp phải sự phản kháng nào đáng kể.
- Ngày 22/6/1941 Đức bất ngờ tấn công chớp nhoáng vào Liên Xô.
b. Châu Á: 
- Ngày 7-12-1941 Nhật bất ngờ tấn công hạm đội Mỹ đóng ở Trân Châu Cảng
- Nhật chiếm Đông Nam Á và một số đảo trên Thái Bình Dương.
c. Châu Phi: 
Tháng 9-1940 Ý tấn công Ai Cập. 
- Tháng 1/1942 mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập do Liên Xô, Mỹ, Anh làm trụ cột. 
5’
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?
 Dựa vào lược đồ em hãy trình bày những nét chính về diễn biến ở giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai? 
Bài tập: Lập niên biểu các sự kiện chính ở giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai.
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã đưa bọn phát xít lên cầm quyền ở Đức-Ý-Nhật. Thế giới chia làm 2 phe: Anh, Pháp, Mỹ >< Đức, Ý, Nhật.
- Các nước đều 

File đính kèm:

  • docT31- CHIEN TRANH THE GIOI THU HAI (TIET 1).doc
Giáo án liên quan