Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 17, Bài 12: Đời sống kinh tế - văn hóa - Tiết 1: Đời sống kinh tế - Năm học 2011-2012
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:
- Dưới thời Lý đất nước được ổn định lâu dài, nông nghiệp, thủ công nghiệp có chuyển biến.
- Việc buôn bán với nước ngoài phát triển.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định tình hình.
* KNS:
+ Tự nhận thức về quá trình phục hồi và phát triển kinh tế cả ba ngành: nông nghiệp, TCN, thương nghiệpcủa nhà Lý
+ Giao tiếp: phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ cảm nhận về việc làm của vua Lý chăm lo cho ngàng dẹt lụa nói riêng và TCN, Thương nghiệp của nước ta thời Lý
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS ý thức vươn lên trong quá trình xây dựng đất nước.
Ngày soạn: 14/10/2011 Ngày giảng: Tiết 17 Bài 12 ĐỜI SỐNG KINH TẾ - VĂN HOÁ I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu: - Dưới thời Lý đất nước được ổn định lâu dài, nông nghiệp, thủ công nghiệp có chuyển biến. - Việc buôn bán với nước ngoài phát triển. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định tình hình. * KNS: + Tự nhận thức về quá trình phục hồi và phát triển kinh tế cả ba ngành: nông nghiệp, TCN, thương nghiệpcủa nhà Lý + Giao tiếp: phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ cảm nhận về việc làm của vua Lý chăm lo cho ngàng dẹt lụa nói riêng và TCN, Thương nghiệp của nước ta thời Lý 3. Thái độ: - Giáo dục cho HS ý thức vươn lên trong quá trình xây dựng đất nước. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - TLHDTH chuẩn KTKN, SGK, SGV lịch sử 8 - Tranh ảnh mô tả các hoạt động thời Lý. 2. Học sinh: - Học bài cũ, đọc trước bài mới III. Phương pháp: - P.P: Vấn đáp, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích. - KT: Động não IV. Tiến trình giờ dạy- Giáo dục: 1. Ôn định(1’) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’) ? Trình bày diễn biến trận chiến Như Nguyệt trên lược đồ? + SGKT 41, 42 ? Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng chống Tống lần 2 +Nguyên nhân: - Toàn dân tham gia, ủng hộ - Tinh thần đoàn kết chiến đấu bền bỉ - Sự chỉ huy tài tình của LTK + Ý nghĩa: - Là trận đánh tuyệt vời. - Nền độc lập được củng cố. - Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược 3. Bài mới: * Giới thiệu bài : Sau khi đất nước ổn định, nhà Lý rất quan tâm đến sự phát triển kinh tế, văn hoá. Nề kinh tế - văn hoá có bước biến chuyển đáng kể... Hoạt động 1: Trình bày được sự chuỷen biến về nông nghiệp ở nước ta thời Lý * HS theo dõi sGK T43 - 44 ? Nông nghiệp là nền kinh tế chủ yếu, ruộng đất trong cả nước thuộc quyền sở hữu của ai? - Nhà vua. * GV giải thích thêm về ruộng đất (dựa vào sách lịch sử Việt Nam tập 1) ? Nhà Lý đã đưa ra những biện pháp gì để phát triển nông nghiệp? - HS: thảo luận nhóm, trả lời - Khai hoang, đắp đê, làm thuỷ lợi, đưa ra luật bảo vệ sản xuất, vua tổ chức lễ cày ruộng tịch điền... *GV giải thích bổ sung về các chính sách nông nghiệp của nhà Lý ? ý nghĩa của việc cày ruộng tịch điền? - Khuyến khích nông dân sản xuất. ? Em có nhận xét gì về nền kinh tế nông nghiệp nước ta lúc bấy giờ? - Mùa màng bội thu đặc biệt các năm 1016, 1030, 1044, 1131, 1139...đời sống nhân dân ổn định. ? Tại sao nông nghiệp dưới thời Lý phát triển mạnh? - Nhà nước quan tâm nhân dân chăm lo sản xuất 1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp (18’) - Ruộng đất do nhà vua quản lý, nhân dân canh tác. - Nhà Lý chú ý khai hoang, làm thuỷ lợi khuyến khích nhân dân sản xuất. Þ Nông nghiệp phát triển mạnh + Mùa màng bội thu đặc biệt các năm 1016, 1030, 1044, 1131, 1139...đời sống nhân dân ổn định Hoạt động2: Trình bày được việc chăm lo cho TCN và thương nghiệp của nhà Lý * Gọi 1 HS đọc đoạn in nghiêng trong sgk ? Nội dung trong đoạn in nghiêng đó cho thấy nghề thủ công nào phát triển? - Nghề dệt. ? Ngoài ra trong dân gian có những nghê thủ công nào? - Dệt lụa, làm gốm, xây dựng... ? Tại sao vua lý không dùng gấm vóc nhà Tống? - Muốn nâng cao giá trị hàng trong nước. ? Em có nhận xét gì về thủ công nghiệp? - Tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao. * GV giải thích thêm ? Thương nghiệp thời kì này diễn ra như thế nào? - Việc buôn bán trong và ngoài nước diễn ra mạnh mẽ. ? Vì sao thương nghiệp lại phát triển mạnh mẽ? - Chính quyền hai nước Việt - Tống tạo điều kiện cho nhân dân hai nước buôn bán. - Nhà nước tiến hành khuyến khích phát triển thương nghiệp, mở cửa giao lưu buôn bán với bên ngoài. * GV gọi HS đọc đoạn in nghiêng trong sgk, cho HS quan sát tranh ảnh về ngành TCN và thương nghiệp nước ta thời Lý ? Việc buôn bán diễn ra mạnh mẽ nhất ở đâu? - Vân Đồn. ? Tại sao thời Lý chỉ cho các thương nhân nước ngoài buôn bán ở biên giới hải đảo mà không cho đi sâu vào nội địa? - Thể hiện ý thức cảnh giác, tự vệ đối với nước ngoài. ? Sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nói lên điều gì? - Khả năng phát triển kinh tế mỗi khi đất nước độc lập. - Nhân dân Đại Việt đủ khả năng để xây dựng nền kinh tế tự chủ phát triển. 2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp (17’) * Thủ công nghiệp: - Có nhiều nghề, tạo ra các sản phẩm có chất lượngcao. + Nghề dệt( dệt lụa), làm gốm, xây dựng... * Thương nghiệp: + Trong nước: - Hoạt động trao đổi buôn bán diễn ra mạnh mẽ. + Với nước ngoài: - Vân Đồn là nơi buôn bán diễn ra tấp nập - Cho các thương nhân nước ngoài buôn bán ở biên giới hải đảo không cho đi sâu vào nội địa = > Nhân dân Đại Việt đủ khả năng để xây dựng nền kinh tế tự chủ phát triển. 4. Củng cố: ( 3’) - Nhà Lý đã làm gì để phát triển sản xuất nông nghiệp? + Chính sách phát tri ển n ông nghiệp của nhà Lý + Sự phát triển- Tại sao vua lý không dùng gấm vóc nhà Tống? - Muốn nâng cao giá trị hàng trong nước. ? Em có nhận xét gì về thủ công nghiệp? - Tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao. 5. Hướng dẫn về nhà ( 2’) * Bài cũ: - Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa. - Làm các bài tập ở sách bài tập. * Bài mới - Soạn trước mục II vào vở soạn và trả lời các câu hỏi sau: ? Xã hội thời Lý bao gồm những từng lớp nào? ? Những biến chuyển về văn hoá - giáo dục dưới thời Lý?
File đính kèm:
- su8T17.doc