Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 15, Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - Đầu thế kỉ XIX - Phạm Văn Tuấn
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở An Độ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX phát triển mạnh mẽ chính là kết quả tất yếu của chính sách thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Anh.
- Vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ trong phong trào giải phóng dân tộc. Đồng thời tinh thần đấu tranh anh dũng của nông dân, công nhân, binh lính ( khởi nghĩa Xi-pay, khởi nghĩa Bom-bay) buộc thực dân Anh phải nhượng bộ, nới lỏng ách cai trị.
- Góp phần nhận thức đúng về thời kỳ châu Á thức tỉnh và phong trào giải phóng dân tộc thời đế quốc chủ nghĩa.
2. Kỹ năng:
- Biết sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử về cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX
- Làm quen và phân biệt các khái niệm “Cấp tiến”, “ Ôn hoà”.
- Đánh giá vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ
3. Thái độ :
- Bồi dưỡng, giáo dục lòng căm thù đối với sự thống trị dã man tàn bạo của thực dân Anh đã gây ra cho nhân dân An Độ.
- Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân An Độ chống chủ nghĩa đế quốc.
ù nhân/ nhóm 2. Chuẩn bị của học sinh: - Quan sát bản đồ tranh ảnh – xây dựng bài mới, đọc tìm hiểu bài ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) - Điểm danh học sinh: - Học sinh vắng: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu hỏi: Nêu những thành tựu chủ yếu về kỉ thuật thế kỉ XVIII - XIX Dự kiến trả lời: * Công nghiệp: - Thế kỷ XVIII: Cải tiến kỹ thuật luyện kim, sản xuất gang thép, sắt - Động cơ hơi nước được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất * Giao thông vận tải: Tàu thuỷ và xe lửa chạy bằng máy hơi nước. * Thông tin liên lạc: Máy điện toán. * Nông nghiệp: Có nhiều tiến bộ về kỹ thuật và phương pháp canh tác: thế kỷ XIX phân bón hoá học, máy kéo, mày cày, máy gặt được sử dụng rộng rãi * Quân sự: Sản xuất nhiều loại vũ khí mới: đại bác, ngư lôi, súng trường . Giới thiệu bài: (1ph) Từ thế kỷ XVI các nước phương Tây đã nhòm ngó xâm lược châu Á, thực dân Anh đã tiến hành xâm lược Ấn Độ như thế nào? Phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh phát triểûn như thế nào. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 10’ * HOẠT ĐỘNG 1: GV: Dùng bản đồ Ấn Độ giới thiệu về điều kiện tự nhiên và lịch sử Ấn Độ: Là một quốc gia rộng lớn khoảng 4 triệu km2, đông dân ở Nam Á với nhiều dãy núi cao ngăn cách (Hy-ma-li-a) ---> Aán Độ giống như một “Tiểu lục địa” giàu có về tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hoá và lịch sử lâu đời, nơi phát sinh của nhiềøu tôn giáo lớn trên thế giới. Ấn Độ trở thành xứ sở giàu có hương liệu, vàng, bạc, kích thích các thương nhân châu Âu và CNTB phương Tây xâm lược. Thế kỷ XVI thực dân Anh bắt đầu tiến hành xâm lược Aán Độ. (H): Những sự kiện nào chứng tỏ thực dân Anh đã xâm lược được Aán Độ? GV: Cho học sinh theo dõi bảng thống kê SGK. (H): Qua bảng thống kê em có nhận xét gì về chính sách thống trị và hậu quả của nó đối với Ấn Độ GV: Cho học sinh thảo luận. (H): Chính sách thống trị của thực dân Anh có gì giống với chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Việït Nam? GV: Sự xâm lược và thống trị tàn bạo của thực dân Anh đã chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân Aán Độ, mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt ---> cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ bùng nổ là tất yếu. * Tích hợp môi trường: (H): Sự xâm lược và thống trị của Anh đã gây ảnh hưởng gì đến tài nguyên và môi trường sinh thái của Ấn Độ? * HOẠT ĐỘNG 1: - Học sinh quan sát bản đồ và chú ý nghe giảng. - Thế kỷ XVI Anh bắt đầu xâm lược Aán Độ. - Thế kỷ XVI Anh gây chiến với Pháp ---> hoàn thành cuộc chinh phục và đặt ách đô hộ ở Aán Độ - Theo dõi bảng thống kê trong SGK - Các con số cho thấy số lượng lương thực xuất khẩu tăng nhanh, tỷ lệ thuâïn với số người chết đói tăng nhanh ---> chính sách thống trị tàn bạo của thực dân Anh - Hậu quả: nặng nề đối với nhân dân Aán Độ (quần chúng nhân dân Aán Độ bị bần cùng hoá, nông dân mất ruộng đất, thợ thủ công suy sụp, nền văn hoá dân tộc bị huỷ hoại) ðNhân dân mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh. - HS thảo luận nhóm: Chính sách thống trị giống nhau và rất thâm độc (vì cùng là những tên thực dân kiểu cũ, áp dụng chính sách thống trị kiểu thực dân cũ): + Chính trị: chia để trị + Kinh tế: bóc lột kìm hãm kinh tế thuộc địa - Ở Việt Nam thực dân Pháp chia nước ta thành 3 miền với 3 chế độ cai trị khác nhau, kìm hãm sự phát triển của thuộc địa - Lắng nghe - Do lòng tham nên Anh đã đẩy mạnh khai thác tài nguyên khoáng sản làm cho tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường sinh thái của Ấn Độ ngày càng bị ô nhiễm nặng . I. SỰ XÂM LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ CỦA ANH: - Thế kỷ XVI thực dân Anh bắt đầu xâm lược Aán Độ, đến 1829 hoàn thành xâm lược và áp đặt chính sách cai trị ở Aán Độ - Chính sách thống trị và áp bức bóc lột nặng nề: + Chính trị: chia để trị: chia rẽ tôn giáo, dân tộc + Kinh tế: bóc lột, kìm hãm nền kinh tế Aán Độ - Hậu quả: Quần chúng bàn cùng hoá, nông dân mất ruộng đất, thủ công suy sụp, nền văn hoá dân tộc bị huỷ hoại ð Nhân dân mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh 6’ * HOẠT ĐỘNG 2: GV: Cho học sinh đọc mục 2 SGK và tóm tắt các phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ cuối thế kỷ XIX – 1910. GV: Treo lược đồ “phong trào cách mạng Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX“ giới thiệïu sự kiện mở đầu phong trào là cuộc khởi nghĩa Xi-pay giữa thế kỷ XIX (H): Vì sao cuộc khởi nghĩa Xi-pay bùng nổ? (H): Theo em đó có phải là nguyên nhân chính để cuộc khởi nghĩa nổ ra hay còn nguyên nhân nào khác? (H): Vì sao gọi là cuộc khởi nghĩa Xi-pay? GV: Trình bày những nét chính diễn biến của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ, làm rõ tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân và quân lính. (H): Vì sao có thể gọi cuộc khởi nghĩa Xi-pay là khởi nghĩa dân tộc? (H): Cuộc khởi nghĩa Xi-pay có ý nghĩa gì? GV: Phân tích đánh giá vị trí cuộc khởi nghĩa: mở đầøu cho sự phát triển mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ (H): Vì sao cuộc khởi nghĩa Xi-pay thất bại? - Chuyển ý: Phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân Ấn Độ trong nhưng năm 1875 –1885 đã thúc đẩy giai cấp tư sản đứng dậy chống thực dân Anh, thành lập Đảng Quốc Đại (1855) là chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Aán Độ * HOẠT ĐỘNG 2: - Học sinh đọc mục 2 SGK - Quan sát lược đồ và lắng nghe - Sự bất mãn của binh lính Ấn Độ trong quân đội Anh - Nguyên nhân chủ yếu do sự xâm lược và thống trị tàn ác của thực dân Anh, làm cho mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh. - Xi-pay là tên gọi những đội quân người Ấn Độ đánh thuê cho đế quốc Anh. Họ là những người nghèo khổ phải đi lính để kiếm sống nên gọi là khởi nghĩa Xi-pay. - Lắng nghe - Từ binh lính, khởi nghĩa đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, từ một địa phương, khởi nghĩa đã lan rộng, giải phóng được nhiều nơi. - Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ - Lắng nghe -Vì lãnh đạo khởi nghĩa là những phầøn tử quí tộc phong kiến, vừa thiếu khả năng và tinh thần chiến đấu, vừa dễ dao động. Nhân dân chưa kết thành một khối, thiếu vũ khí, không có người chỉ huy giỏi .. - Lắng nghe II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA NHÂN DÂN ẤN ĐỘ: 1. Khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859): Mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc * Nguyên nhân: - Do sự xâm lược và thống trị của thực dân Anh - Mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh * Diễn biến: (SGK) * Ý nghĩa: Tiêu biểu cho tinh thần bất khuâùt chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ 15’ * HOẠT ĐỘNG 3: (H): Đảng Quốc Đại được thành lập nhằm mục tiêu gì? (H): Hoạt động của Đảng Quốc Đại vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có những điểm nào đáng chú ý? (H): Em hãy giải thích rõ điểm khác nhau cơ bản trong đường lối, chủ trương hoạt động của 2 phái, vì sao lại có sự phân hoá đó? GV: Trong hoàn cảnh Ấn Độ lúc đó thì giai cấp tư sản là lực lượng tiên tiến nhất, đứng ra tổ chức và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. - Chuyển ý: Đầu thế kỷ XX phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn Độ lên cao, mạng mẽ, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Bom-bay. (H): Em hãy dựa vào sách tường thuật những nét chính của cuộc khởi nghĩa Bom-bay? (H): Nét mới của phong trào đấu tranh đầu thế kỷ XX là gì? GV: Trong phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ đầu thế kỷ XX, cuộc khởi nghĩa Bom Bay là sự kiệïn quan trọng nhất, đây là cuộc đấu tranh chính trị lớn đầu tiên của giai cấp vô sản Ấn Độ - Kết luận: Từ giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Ấn Độ phát triển mạng mẽ. Tuy thấùt bại, phong trào đặt cơ sở cho những thắng lợi về sau. (H): Vì sao các phong trào đều thấùt bại? (H): Các phong trào thất bại nhưng nó đã để lại ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ? * HOẠT ĐỘNG 3: - Mục tiêu giành tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc. - Phân hoá thành hai phái “Ôân hoà” và “Cấp tiến” - Do bản chất thảo hiệp, bảo vệ quyền lợi của mình nên giai cấp tư sản đấu tranh chống thực dân Anh không triệt để - Lắng nghe - Học sinh tường thuật khởi nghĩa Bom-bay theo sách giáo khoa - Giai cấp công nhân tham gia ngày càng đông, có tổ chức, thể hiện tính giai cấp ngày càng cao - Lắng nghe - Sự đàn áp, chia rẽ của thực dân Anh - Các phong trào chưa có sự lãnh đạo thống nhất, chưa liên kết, chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn. - Cỗ vũ tinh thần yêu nước, thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ phát triển mạng mẽ 2. Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX: a. Sự thành lập Đảng Quốc đại: - Năm 1885, Đảng Quốc đại thành lập – chính đảng đầu tiên của giai cấp Ấn Độ.
File đính kèm:
- T15 - AN DO THE KI TK XVIII - DAU TK XIX.doc