Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 10, Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX - Phạm Văn Tuấn

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

 - Các nước tư bản lớn Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển lên giai đoạn đế quốc.

 - Tình hình và đặc điểm cụ thể của từng nước đế quốc.

 - Những đặc điểm nổi bật của CNĐQ.

2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng phân tích sự kiện để hiểu đặc điểm và vị trí lịch sử của CNĐQ.

 - Sưu tầm tài liệu, lập hồ sơ học tập về các nước đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

3. Thái độ :

 - Nhận thức rõ bản chất của CNĐQ, CNTB.

 - Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gây chiến, bảo vệ hoà bình.

 

II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Tranh ảnh về tình hình phát triển nổi bật của các nước đế quốc

 - Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa của chúng đầu thế kỷ XX

 - Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Sưu tầm tư liệu lịch có liên quan bài học, quan sát bản đồ, tranh ảnh rút ra nhận xét.

 - Quan sát bản đồ, rút ra nhận xét, xây dựng bài mới.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 10, Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chuẩn bị của giáo viên:
	- Tranh ảnh vềø tình hình phát triển nổi bật của các nước đế quốc 
	- Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa của chúng đầu thế kỷ XX
	- Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sưu tầm tư liệu lịch có liên quan bài học, quan sát bản đồ, tranh ảnh rút ra nhận xét. 
	- Quan sát bản đồ, rút ra nhận xét, xây dựng bài mới. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) 
- Điểm danh học sinh:	
- Học sinh vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra 15 phút)
Giới thiệu bài: (1ph) 
	Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các nước tư bản Anh, Pháp, Đức, Mỹ phát triển, chuyển mình mạnh mẽ sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Trong quá trình đó sự phát triển của các nước đế quốc có điểm gì giống và khác nhau. Bài hôm nay chúng sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này 
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
* HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Cho học sinh đọc sách mục 1 SGK
(H): So với đầu thế kỷ XIX, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tình hình kinh tế Anh có gì nổi bật?
(H): Nguyên nhân nào làm cho kinh tế của Anh phát triển chậm lại?
GV giảng: Tuy nhiên Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. 
(H): Vì sao giai cấp tư bản Anh chỉ chú trọng đầu tư sang thuộc địa?
GV cho hs đọc đoạn “Tuy mất vai trò bá chủchiếm 40% số vốn của nước Anh” 
(H): Biểu hiện mới trong nền kinh tế Anh vào đầu thế kỷ XX là gì?
(H): Sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa tình hình chính trị ở Anh như thế nào?
(H): Thực chất chế độ hai Đảng ở Anh là gì ?
GV: Hai Đảng thay nhau cầm quyền thông qua bầu cử chỉ là 1 thủ đoạn của giai cấp tư sản nhằm lừa gạt và xoa dịu nhân dân. Tuy tồn tại chế độ quân chủ lập hiến với 2 Đảng khác nhau, thậm chí có chính sách mâu thuẫn, song đều phục vụ cho quyền lợi của giai cấp tư sản chống lại nhân dân 
(H): Về đối ngoại Anh thi hành chính sách gì?
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Học sinh đọc sách giáo khoa mục 1.
- Kinh tế phát triển chậm, mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, tụt xuống hàng thứ 3 thế giới sau Mỹ, Đức. 
- Vì do công nghiệp Anh phát triển sớm, máy móc lạc hậu, giai cấp tư sản Anh ít chú trọng đầu tư trong nước, chỉ chú trọng đầu tư sang thuộc địa kiếm lời
- Lắng nghe
- Vì họ sẽ tận dụng được nguồn tài nguyên, thị trường và giá lao động rẻ ở thuộc địa nên lợi nhuận mang lại sẽ cao hơn
- 1hs đọc cả lớp theo dõi.
- Đầu thế kỷ XX nhiều công ty độc quyền công nghiệp và tài chính ra đời, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước. Tiêu biểu là 5 ngân hàng lớn ở Luân đôn 
- Anh vẫn tồn tại chế độ quân chủ lập hiến với 2 Đảng thay nhau cầm quyền, bảo vệ cho quyền lợi cho giai cấp tư sản 
- Hai đảng này có vẻ đối lập nhau nhưng thực chất đều chỉ bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
- Lắng nghe
- Đẩy mạnh xâm chiếm thụôc địa. Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới (1890 diện tích thuộc địa là 9, 2 triệu km2, dân số 309 triệu người, chiếm ¼ diện tích thế giới) nên Anh được gọi là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”, “đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn”
I. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ
1. Anh:
* Kinh tế: 
- Từ vị trí dẫn dẫn đầu thế giới về công nghiệp, nhưng từ sau năm 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thú ba thê giới (sau Mỹ, Đức)
- Đứng đàu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
* Chính trị: Anh vẫn là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bao thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
* Đối ngoại: Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, thống trị và bóc lột thuộc địa --> nước Anh được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” 
11’
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Học sinh đọc mục 2 SGK
(H): Tình hình kinh tế Pháp sau 1871 có gì nổi bật ? vì sao?
GV cung cấp: Năm 1914 Pháp xuất khẩu 60 tỉ frăng. cho Nga vay hơn 1/2, Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Cận Đông, Trung Aâu, Mỹ La Tinh vay 
(H): Đối tượng cho vay của Anh và Pháp khác nhau ở chổ nào?
(H): Nét nổi bật trong nền kinh tế Pháp đầu thế kỷ XX là gì?
(H): Tình hình chính trị Pháp có gì nổi bật?
GV: giới thiệu trên bản đồ thuộc địa của Pháp 
(H): Tại sao nói Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi?
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Học sinh đọc mục 2 SGK
- Kinh tế công nghiệp phát triển chậm, cuối thếù kỷ XIX tụt xuống hàng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Đức, Anh 
- Vì bị chiến tranh tàn phá, phải bồi thường chiến phí cho Đức 
- Đầu tư phát triển 1 số ngành công nghiệp mới: điện khí, hoá chất, chế tạo ô tô 
-Tăng cường xuất khẩu tư bản ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lãi. 
- Lắng nghe
- Anh đầu tư sang thuộc địa còn Pháp cho các nước tư bản kém phát triển hơn vay.
- Đầu thế kỷ XX ở Pháp xuất hiện các công ty độc quyền, tiêu biểu là 5 ngân hàng lớn chiếm hơn 2/3 số tư bản trong nước.
- Pháp theo chế độ côïng hoà. Sau cách mạng 4-9-1870 là nền cộng hoà thứ ba.
- Đối nội: tăng cường đàn áp nhân dân làm cho tình hình căng thẳng 
- Đối ngoại: đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, có diện tích thuộc địa lớn thứ 2 sau Anh
- HS làm việc theo từng cá nhân: 1-2 em xác định các thuộc địa của Pháp trên bản đồ, cả lớp nhận xét.
- Vì tư bản Pháp chỉ lo đem tiền cho các nước kém phát triển hơn vay chứ không lo đầu tư sản xuất.
2. Pháp:
* Kinh tế:
- Từ vị trí thứ hai thế giới về công nghiệp, nhưng sau năm 1870 tụt xuống thứ tư thế giới ( sau Mĩ, Đức, Anh)
- Nhiều công ty độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng.
* Chính trị: Sau năm 1870, nền cộng hòa thứ ba được thành lập, thi hành chính sách đàn pá nhân dân, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa
--> Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”
10’
* HOẠT ĐỘNG 3:
(H): Em có nhận xét gì về nền kinh tế Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 
GV cung cấp:1890 –1914 công nghiệp Đức phát triển nhảy vọt: khai thác than đá tăng 2,5 lần, gang Đức tăng 5 lần, thép tăng 11 lần (Anh tăng 2, Pháp tăng 8 lần ) --> Đức vượt Pháp rồi Anh đứng thứ 2 thế giới về công nghiệp.
(H): Nguyên nhân nào giúp nền kinh tế Đức phát triển nhanh như vậy? 
(H): Công nghiệp phát triển nhanh chóng đưa đến sự phát triển của CNĐQ Đức có gì khác Anh, Pháp? 
GV: Đức xuất hiện các tổ chức độc quyền lớn như: các Xanh-đi-ca, điển hình là Xanh đi ca than đá Rai nơ –Ve-xpha-len thành lập 1893, tiến hành cạnh tranh giữa các chủ mỏ, thu hút các chủ mỏ yếu khác để kinh doanh theo sự chỉ đạo chung. Đầu TK XX Xanh đi ca này có khoảng 100 mỏ than, cùng nhau qui định giá than, phân phối cho các nhà sản xuất và bán than đá qua các cơ quan quản lý của mình. năm 1910 Xanh đi ca này kiểm soát 50% số than đá khai thác trên nước Đức. 
(H): Tình hình chính trị ở Đức có đặc điểûm gì ?
(H): Với hình thức nhà nước liên bang có luật pháp, quốc hội --> Đức là nhà nước chuyên chế do qúi tộc quân phiệt liên minh với tư bản độc quyền lãnh đạo nhà nước thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động: trong thì đàn áp nhân dân, ngoài thì tích cực chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh xâm lược --> CNĐQ quân phiệt, hiếu chiến 
(H): Vì sao nói “Đức như con hổ đói đến bàn tiệc muộn” nên hung hăng đòi dùng vũ lực để chia lại thế giới?
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Đức phát triển vượt qua Pháp, Anh trở thành nước đứng đầu châu Aâu, thứ 2 sau Mỹ về sản xuất công nghiệp. 
1913: sản lượng gang thép Đức gấp đôi Anh .
- Lắng nghe
- Do đất nước được thống nhất, nhờ tiền bồi thường của Pháp, giàu tài nguyên than đá, áp dụng các tiến bộ mới vào sản xuất.
- Đức: quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản --> việc hình thành công ty độc quyền về luyện kim, than đá..chi phối nền kinh tế 
- Anh, Pháp: đầu tư xuất cảng tư bản --> các công ty độc quyền
- Lắng nghe
- Chính trị: Đức theo thể chêù liên bang dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.
- Đối nội đối ngoại: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, tích cực chạy đua vũ trang. Đức hung hăng đòi dùng vũ trang chia lại thế giới.
- Lắng nghe
- Vì lúc này kinh tế Đức phát triển nên nhu cầu về nguyên liệu và thị trường lớn nhưng thế giới đã được chia xong, Đức ít thuộc địa không tương xứng với địa vị kinh tế nên Đức đòi chiến tranh chia lại thế gới.
3. Đức:
* Kinh tế: Từ vị trí thứ ba thế giới về công nghiệp, sau năm 1871 phát triển nhanh chóng vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mĩ)
- Nhiều công ty độc quyền ra đời, nhất là về kuyeenj kim, than đá, sắt thép chi phối nền kinh tế Đức.
* Chính trị: Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang do quý tộc liên minh với tư sản độc quyền. Thi hành chính sách đối nội đối ngoại phản động, hiếu chiến: Đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang
--> Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”
5’
* HOẠT ĐỘNG 4:
- Nêu tình hình kinh tế của Anh, Pha

File đính kèm:

  • docT10-CAC NUOC ANH, PHAP, DUC, MI CUOI TK XIX-DAU TK XX.doc
Giáo án liên quan