Giáo án lịch sử 8 năm học 2008- 2009

I - Mục tiêu :

 * Kiến thức : Học sinh nắm được :

 - Nguyên nhân , diễn biến , tính chất và ý nghĩa lịch sử của các cuộc cách mạng tư sản Hà Lan giữa thế kỷ XVI . Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII chiến tranh giàng độc lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và sự thành lập hợp chủng quốc Châu Mĩ .

 * Tư tưởng : Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng tư sản .

 * Kỹ năng : Sử dụng bản đồ tranh ảnh lịch sử .

II - Phương tiện : Bản đồ thế giới để xác địng vị trí các nước vẻ vá phóng to tranh ảnh

III - Tiến trình dạy học :

* Ổn định tổ chức .

* Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đồ dùng , SGK

* Bài mới:

 

doc84 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lịch sử 8 năm học 2008- 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đưa Quý tộc , Tư sản hoá lên nắm chính quyền .
+ Kết quả : Đưa nước Nhật từ 1 nước phong kiến lạc hậu lên TBCN .
Là cuộc cách mạng TS chấm dứt chế độ phong kiến thiết lập chính quyền mới .
Cải cách toàn diện mang tính chất TS .
II – Nhật Bản tiến lên CNĐQ 
? : Nhật Bản chuyển sang giai đoạn CNĐQ trong điều kiện nào .
? : Trong giai đoạn ĐQCN tình hình chính trị Nhật có gì nổi bật .
CNTB phát triển mạnh ở Nhật sau cải cách duy tân 1868 .
Kinh tế phát triển đẩy mạnh Công nghiệp hoá , tập trung CN , Thương nghiệp , Ngân hàng , các Công ty độc quyền ra đời Mitsu , Mitsubishi….
Chính trị : Thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại phản động .
+ Đối nội : Hạn chế quyền tự do , dân chủ đàn áp nhân dân .
+ Đối ngoại : Tìm mọi cách xoá bỏ những hiệp ước bất bình đẳng mà Nhật đã kí với nước ngoài . Tiến hành xâm lược các nước láng giềng . 
Nhật là chủ nghĩa ĐQ quân phiệp hiếu chiến .
III – Cuộc đấu tranh của nhân dân lao đông Nhật .
? : Vì sao CN Nhật đấu tranh .
? : Cuộc đấu tranh của CN Nhật đầu thế kỷ XX có điểm gì nổi bật .
? : Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh của CN Nhật Bản đầu thế kỷ XX .
Bị áp bức bóc lột nặng nề .CN Nhật Bản đã đấu tranh quyết liệt .
Sự ra đời của một số Nghiệp đoàn , Đảng xã hội Nhật thành lập 1901 .
1981 Đảng Cộng Sản Nhật được thành lập .
Các phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi liên tục với nhiều hình thức phong phú ở đầu thế kỷ XX do các Tổ chức Nghiệp đoàn lãnh đạo .
Củng cố : Hệ thống bài theo SGK .Dặn dò về nhà học bài .Chuẩn bị bài mới .
Ngày 5 tháng 9 năm2008.
Tiết 20: Bài 13 : Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918 )
I ) Mục tiêu : 
1 – Kiến thức : HS cần nắm được những kiến thức cơ bản sau :
Mâu thuẫn giữa ĐQ với ĐQ đưa đến kết quả tất yếu là sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất vì bản chất của CNĐQ gây chiến tranh xâm lược . Bọn đế quốc ở cả 2 phe đều phải chịu trách nhiệm về vấn đề này .
Diễn biến của các giai đoạn phát triển cuộc đấu tranh , quy mô , tính chất và hậu quả …chiên tranh gây ra cho xã hội loài người .
Trong chiến tranh , giai cấp Vô sản và các dân tộc trong ĐQ Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lênin đã tiến hành Cuộc cách mạng Vô sản với khẩu hiệu “ Biến chiến tranh ĐQ thành nội chiến cách mạng “ , thành công đem lại hoà bình và 1 xã hội tiến bộ .
2 – Giáo dục : Tuyên truyền đấu tranh kiên quyết chống CNĐQ , bảo vệ hoà bình , ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân , tin tưởng vào sự lãnh đạo của ĐCS , đấu tranh chống CNĐQ
3 – Kĩ năng : Phân biệt được các khái niệm “ Chiến tranh ĐQ “ , “ Chiến tranh cách mạng “ , “ Chiến tranh phi nghĩa “ , “ Chiến tranh chính nghĩa “ . Sử dụng bản đồ .
II – Phương tiện dạy học : 
Bản đồ treo tường : Chiến tranh thế giới thứ I 
Tranh ảnh lịch sử .
III – Tiến trình dạy học : 
1 – KTBC : Nêu nội dung chủ yếu của Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản .
2 – Giới thiệu bài mới :
I – Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ I .
? : Nguyên nhân dẫn đến CTTG thứ I là gì .
Sự phát triển không đồng đều của CNTB ở cuối thế kỷ XX 
Mâu thuẫn giữa các nước ĐQ với ĐQ về thị trường và thuộc địa , hình thành 2 khối ĐQ đối địch nhau . 
1882 Khối Liên minh : Đức - áo -Hungari - Italia .
1907 Khối Hiệp ước : Anh - Pháp -Nga 
Hai khối chạy đua vũ trang , phát động chiến tranh chia lại thế giới .
II – Những diễn biến chính của chiến tranh .
? : Duyên cớ trực tiếp đưa đến chiến tranh bùng nổ là gì .
? : Tình hình chiến sự giai đoạn 1 diễn ra như thế nào .
? : Tình hình chiến sự giai đoạn 2 diễn ra như thế nào . Nhận xét .
- Giới thiệu bức ảnh 48 và 49 . Các bức ảnh đó nói lên điều gì .
28/6/1914 Thái tử áo – Hung bị ám sát .
28/7 áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi 
1//8/1914 Đức tuyên chiến với Nga rồi sang Anh , Pháp 
Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ .
Lúc đầu có 5 cường quốc Châu Âu tham chiến , 1917 có 38 nước tham gia
.Từ 1914 – 1916 ưu thế thuộc phong kiến liên minh , đấu tranh lan rộng với quy mô toàn thế giới Âu , á , Phi .
Từ 1917 –1918ư thế thuộc phe hiệp ước tiến hành phản công 
+ Phe liên minh thất bại , đầu hàng .
+ Cách mạng thắng lợi ở Nga 1917
Các phương tiện chiến tranh hiện đại : xe tăng , máy bay , tàu ngầm ….
III – Hệ quả và tính chất của cuộc chién tranh .
? Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918 đã gây nên những thảm hoạ khủng khiếp như thế nào .
? Cuộc chiến tranh này mang tính chất gì 
* Hậu quả : 10 triệu người chết , 20 triệu người bị thương , cơ sở vật chất bị tàn phá , gây đau thương cho nhân loại .
* Tính chất : Là cuộc chiến tranh ĐQCN mang tính chất phi nghĩa , phản động , chiến tranh ăn cướp .
Nước
Thiệt hại về người
(Triệu người)
Thiệt hại về của (USD)
(Triệu USD)
Nga
2,30
7658
Pháp
1,40
11208
Anh
0,70
24143
Mĩ
0,08
17337
Đức
2,00
19884
áo - Hung
1,40
5499
Củng cố : Hệ thống bài theo câu hỏi SGK 
Bài tập về nhà : Lập niên biểu của chiến tranh thế giới thứ nhất .
Ngày 5 tháng 9 năm2008.
Tiết 21: Bài 14 : Ôn tập lịch sử thế giới cận đại ( Từ giữa thế kỉ XVI đến 1917 ) 
I - Mục tiêu : 
Củng cố những kiến thức cơ bản đã học một cách có hệ thống 
Rèn luyện tốt hơn các kĩ năng học tập bộ môn , chủ yếu là hệ thống hoá phân tích sự kiện , khái quát , rút ra kết luận , lập bảng thống kê …
II – Thiết bị , tài liệu : 
Bảng thống kê : Những sự kiện chính lịch sử thế giới cận đại .
III – Tiến trình dạy học : 
1 – Kiểm tra bài củ : Nêu những sự kiện chính diễn ra cuộc chiến tranh TGT1 ( 1914 – 1918) và kết cục của chiến tranh .
2 – Bài mới : - giới thiệu bài 
I – Những sự kiện lịch sử chính
Hướng dẫn học sinh lạp bảng thống kê các sự kiện chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại mà em đã học 
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
8 - 1566
Cách mạng Hà Lan
Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha
1640 - 1688
Cách mạng tư sản Anh
Lật đổ chế độ phong kiến mở đường CNTB tự do phát triển
1776
Tuyên ngôn độc lập của hợp chủng quốc Mĩ
Giành được độc lập khai sinh ra nước Cộng hoà TS Mĩ . Lật đổ chế độ phong kiến , CNTB phát triển
1789 - 1794
Cách mạng tư sản Pháp
Lật đổ chế độ phong kiến đưa GCTS lên nắm quyền , CNTB phát triển
1848
Tuyên ngôn Đảng cộng sản
GCCN có sứ mệnh lịch sử là “ Đào huyệt chôn CNTB”
1848 – 1849 - 1870
Phong trào cách mạng ở Pháp , Đức , Italia .
Làm rung chuyển chế độ PK , mở đường cho CNTB phát triển
1868
Minh Trị Duy Tân
Đưa nước Nhạt từ một nước PK lạc hậu trở thành một nước CNTB phát triển
1871
Công xã Pa-ri
Bị thất bại
1885
ấn Độ
Bị thất bại
1905 - 1907
Nga
Bị thất bại
1911
Cách mạng Tân Hợi
GCTS lên nắm quyền , CNTB phát triển
1914 - 1918
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Phe liên minh thất bại – Phe thắng trận được nhiều thuộc địa …
II – Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại
? Qua những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới cận đại em hãy rút ra 5 nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại 
Cách mạng TS và sự phát trio của CNTB 
Sự xâm lược thuộc địa của CNTB được đẩy mạnh 
Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ 
KHKT phát triển , văn học nghệ thuật 
Sự phát triển không đều của CNTB dẫn đến chiến tranh thế giới trứ nhất
III – Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành : 
Hệ thống bài theo câu hỏi SGK . Dặn dò về nhà học bài .
Ngày 5 tháng 9 năm2008.
Phần II Lịch sử thế giới hiện đại( 1917 – 1945 )
Chương I : Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô ( 1921 – 1941 )
Tiết 22 -23 : Bài 15 : Cách mạng tháng mười Nga năm 1917
 và Cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng ( 1917 – 1921 )
A – Mục tiêu : 
 1 – Kiến thức : HS cần nắm được những kiến thức cơ bản sau 
Những nét chung tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX tại sao nước Nga năm 1917 có 2 cuộc cách mạng . 
Diễn biến chính của cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 
Cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng .
ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga 1917 .
2 – Tư tưởng : Qua các bài học bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn về tình cảm cách mạng đối với cuộc cách mạng XHCN đầu tiên trên thế giới .
3 – Kĩ năng : Sử dụng bản đồ nước Nga để xác định vị trí nước Nga trước cách mạng và cuộc đấu tranh bảo vệ nước Nga sau cách mạng .
B – Phương tiện dạy học : 
Bản đồ nước Nga 
Tranh ảnh nước Nga trước và sau cách mạng tháng 10 .
C – Tiến trình dạy học : 
1 – KTBC 
2 – Bài mới : Giới thiệu bài : 
I – Hai cuộc cách mạng ở nước Nga năm 1917 .
1 – Tình hình nước Nga trước cách mạng 
? : Tình hình nước Nga sau cách mạng 1905 –1907 có điểm gì nổi bật .
? : Em có nhận xét gì về bức tranh hình 52 .
Nước Nga tồn tại chế độ quân chủ chyên chế ( ĐQPK ) Nga Hoàng đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc 
+ Kinh tế suy sụp 
+ Quân đội thiếu vũ khí , lương thực , thua trận liên tiếp .
Nước Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt:
Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với dân tộc Nga , giữa TS với VS , giữa PK với ND , đòi hỏi phải giả quyết bằng cuộc cách mạng .
Nước Nga lạc hậu ( ruộng đồng khô hạn , phương tiện canh tác lạc hâu , chủ yếu là phụ nữ , nam giới ra mặt trận ) 
2 – Cách mạng tháng 2/1917 .
? : Nêu diễn biến cuộc cách mạng tháng 2 năm 1917 ở Nga .
? : Vì sao cách mạng tháng 2 đợc coi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới 
* Tháng 2/1917 cách mạng bùng nổ .
23/2/1917 công nhân nữ Pê-tơ-rô-grat biểu tình .
27/2/1917 Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo công nhân chuỷen từ bãi công chính trị thành khởi nghĩa vũ trang .
* Kết quả : Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ .
Hai chính quyền song song tồn tại 
+ Xô Viết đại biểu công nhân , nông dân , binh lính .
+ Chính phủ lâm thời tư sản .
Cách mạng tháng 2 thắng lợi .
3 – Cách mạng tháng Mười năm 1917 .
? : Sau cách mạng tháng 2 tình hình nước Nga có gì nổi bật .
? : Tình hình đó đặt ra yêu cầu gì co cách mạng Nga .
? : Nêu những sự kiện chính cách mạng Tháng Mười .
? : So với cách mạng Tháng 2 , cách mạng Tháng 10 đã đem lại kết quả to lớn như thế nào .
Hai chính quyền song song tồn tại : chính phủ lâm thời TS nắm quyền tiếp tục chính sách theo đuổi chiến tranh và đàn áp nhân dân .
Nhân dân phản đối kịch liệt ….
* Đảng Bôn-sê-vích và Lênin vạch ra kế hoạch : Tiếp tục làm cách mạng dùng bạo lực lật đổ chín

File đính kèm:

  • docGiao an su 8.doc