Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011

1. Mục tiêu bài học:

a. Kiến thức:

 Đời sống cơ cực của nhân dân và nông dân các dân tộc dưới triều Nguyễn là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ hàng trăm cuộc nổi dậy trên khắp cả nước.

b. Tư tưởng

 HS hiểu được rằng triều đại nào để cho dân đói khổ thì tất yếu sẽ có đấu tranh của nhân dân chống lại triều đại đó.

c. Kỹ năng:

 Xác định trên lược đồ địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa nông dân.

2. Chuẩn bị:

a. Gv: Giáo án, lược đồ nơi bùng nổ cuộc đấu tranh lớn của nhân dân chống lại vuơng triều Nguyễn nửa đầu XX

b. Hs: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

3. Hoạt động dạy – học:

a. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Nhà Nguyễn thành lập và củng cố nền thống trị như thế nào?

b. Bài mới:

 Giới thiệu bài: (1’) Chính quyền PK Nguyễn thiết lập nhưng chưa quan tâm thật sự đến đời sống nhân dân. Nhà Nguyễn xoá bỏ những chính sách tiến bộ của triều Tây Sơn , ban hành những chính sách mới nhằm siết chặt ách thống trị , duy trì nền kinh tế trong vòng bảo thủ lạc hậu , cô lập với thế giới bên ngoài. Những chính sách đó đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân ntn? Và phản ứng của họ ra sao?

 

doc11 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
Hỏi: Em hãy trình về căn cứ và kết quả cuộc kn của PBV? 
Gv: Tường thuật trên lược đồ: Quân triều đình tấn công dữ dội vào đêm PBV cho quân đào 1 con sông dài 800m để rạng sáng chạy ra biển nhưng súng bắn dữ dội ông bị thương và bị bắt, ông đã cắn lưỡi tự vẫn. Đây là cuộc kn nông dân điển hình nhất .
Hỏi: NVV là ai? Vì sao ông nổi dậy kn?
Gv do căm giận chế độ pk nhà Nguyễn ông còn truyền hịch tố cáo vua Nguyễn.
Hỏi: Em biết gì về địa bàn hđ và kết quả của cuộc kn ?
Gv: Tường thuật trên lược đồ:
Bắt được bọn quan tỉnh nghĩa quân thích vào mặt chúng các chữ quan tỉnh hay ăn hối lộ rồi đuổi về, nhiều quan chức đã tự sát khỏi bị bắt.
Hỏi: Em có nxét gì về cuộc kn của NVV?
Hỏi: Em hãy cho biết vài nét về LVK và cuộc kn của ông?
Gv: Tường thuật: Năm 1833 LVK khởi binh...cuộc kn được nd 6 tỉnh tham gia....Đây là cuộc kn tiêu biểu ở phía Nam
Hỏi: Em hãy cho biết vài nét về CBQ và cuộc kn của ông?
Hỏi: Sau khi CBQ hy sinh cuộc kn đã kết thúc chưa?
Gv: Đây là cuộc kn nông dân có sự tham gia tích cực của nhiều nho sĩ.
Hỏi: Các cuộc kn trên có gì giống và khác nhau?
- Đời sống nd ngày càng khổ cực 
- địa chủ cường hào chiếm đoạt ruộng đất 
- Quan lại tham nhũng
- Tô thuế nặng nề, dịch bệnh, đói kém..
- Hs dựa vào mục in nghiêng trả lời:
+ Quan lại từ TW đến đp ra sức đục khoét bóc lột nd
+ XH loạn lạc...
- Họ rất căm phẫn và oán ghét PK triều Nguyễn nên nổi dậy đấu tranh.
Quy mô rộng lớn khắp từ Bắc chí Nam, miền xuôi đến miền ngược...
- Người làng Minh Giám (Thái Bình), xuất thân nghèo..
- Ông sớm bất bình với g/c thống trị...
-> Ông kêu gọi nd kn
- Căn cứ: Trà Lũ...
- Kết quả: cuộc k bị đàn áp
Hs dựa sgk trả lời.
- Địa bàn: Miền núi VB ...
- Kết quả: NVV chết trong rừng, kn bị dập tắt.
- Đây là cuộc đấu tranh rộng lớn và tiêu biểu nhất của các dân tộc thiểu số.
- Là 1 thổ hào ở CB
- 6- 1833 ông khởi binh chiếm thành Phiên An
- 1834 ông lâm bệnh qua đời, nghĩa quân đưa con trai ông lên thay
- 1835 cuộc kn bị đàn áp
- Một nhà thơ lỗi lạc, một nho sĩ yêu nước.
- Thông cảm, đau xót nỗi sống khổ của nd, căm ghét chế độ nhà Nguyễn.
- Đầu 1855 CBQ hy sinh
- Chưa, nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu...
* Giống nhau:
- Mục tiêu chống chính quyền pk nhà Ng
- Kết quả: Đều thất bại.
* Khác nhau:
- Tính chất: + Kn PBV, CBQ là cuộc kn nd
+ Kn NVVlà kn các dt ít người.
- Địa bàn hđ khác nhau.
- Người lãnh đạo.
- Thời gian..
- Các PT nổ ra rầm rộ, rộng khắp nhưng phân tán, thiếu sự liên kết lực lượng.
- Thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của các tầng lớp nd chống triều đình pk nhà Nguyễn.
1. Đời sống của nhân dân dưới triều Nguyễn: (16’)
Đời sống nhân dân cực khổ, tô thuế phu dịch nặng nề, dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.
2. Các cuộc nổi dậy:
(20’)
a. Kn Phan Bá Vành
(1821 - 1827)
- Căn cứ: Trà Lũ (Nam Định)
- Năm 1827, quân triều đình bao vây, kn bị đán áp.
b. Kn Nông Văn Vân (1833 - 1835)
- Địa bàn hđ: Miền núi Việt Bắc và một số nơi ở trung du
- Năm 1835 kn bị dập tắt.
c. Kn Lê Văn Khôi (1833 - 1835)
- 1834 Lê Văn Khôi qua đời, con trai ông lên thay.
- 1835 cuộc kn bị đàn áp.
d. Kn Cao Bá Quát (1854 - 1856)
- Đầu 1855 CBQ hy sinh
- Năm 1856 cuộc kn bị dập tắt.
a. Củng cố, luyện tập: (3’)
	 ? Đời sống của nhân dân dưới triều Nguyễn đã phản ánh tình hình xã hội PK lúc này ntn? 
Cuộc sống nd ngày càng khổ thêm, mâu thuẫn g/c sâu sắc.
Chính quyền pk họ Ng sụp đổ nhanh chóng.
	 Gv: Gợi ý hướng dẫn HS lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa theo mẫu.
Stt
Tên k/n
Thời gian
Địa bàn
Diễn biến
Ý nghĩa
1
Phan Bá Vành
1821-1827
Nam Định
2
b. Hướng dẫn về nhà: (1’)
 - HS học bài, hoàn tất bảng thống kê các cuộc nổi dậy của nhân dân.
 - Chuẩn bị tiếp bài 28 Sự phát triển của văn hóa dân tộc
Ngày soạn: 	16/4/2011	 Tuần 34	 Ngày giảng 7A,B,C,D: 19/4/2011
BÀI 28 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC
( Cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX)
Tiết 63 . I. VĂN HỌC –NGHỆ THUẬT
1. Mục tiêu: 
	a. Kiến thức: 
	 - Sự phát triển cao hơn của nền văn hoá dân tộc với nhiều thể loại phong phú, nhiều tác giả nổi tiếng. 
	-Văn nghệ DG phát triển, các thành tựu hội hoạ dân gian, kiến trúc. 
	- Sự chuyển biến về KHKT, địa lý, y học, cơ khí đạt thành tựu đáng kể. 
b. Tư tưởng: 
- Trần Trọng ngưỡng mộ, tự hào với những thành tựu VHKHKT 
- Hình thành ý thức, thái độ bảo vệ và phát huy di sản văn hoá dân tộc. 
c. Kỹ năng: 
 - Quan sát, phân tích, trình bày suy nghĩ riêng về các tác phẩm nghệ thuật có trong bài học
2. Chuẩn bị:
a. Gv: Giáo án, tranh ảnh, kiến trúc, tranh Đông Hồ. Một số bài thơ, ca dao, tục ngữ ( truyện Kiều – Nguyễn Du)
b. Hs: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Hoạt động dạy – học:
a. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 Những nguyên nhân dẫn đến cuộc sống cực khổ của nhân dân ta là gì? Tóm tắt những nét chính về 3 cụôc khởi nghĩa lớn nửa dầu thế kỷ XIX?
b. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: (1’)Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân liên tục nổ ra vì những chính sách phản động lỗi thời của nhà Nguyễn . Tuy nhiên chính trong điều kiện đó, nền văn học nghệ thuật nước ta mới phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung.
Hỏi: Văn học dân gian gồm những thể loại nào? 
Hỏi: Ngoài VH dân gian còn nền VH nào?
Hỏi: Trong thời kì này, nền VH nước ta có những tác giả, tác phẩm tiêu biểu nào?
Hỏi: Nội dung của các tp’ Vh thời kì này phản ánh điều gì?
Gv: Cho HS so sánh văn học Nôm với văn học Hán thời trước để thấy ngôn ngữ văn hóa của dân tộc ta.
Hỏi: Tại sao văn học nước ta thời kỳ này lại phát triển cao và đạt nhiều thành tựu như vậy?
Hỏi: Văn nghệ dân gian bao gồm những thể loại nào?
Hỏi: Địa phương em có loại hình văn nghệ dân gian nào?
Hỏi: Em có nhận xét gì về đề tài tranh dân gian?
Hỏi: NT kiến trúc phát triển ntn?
Cho HS quan sát một số công trình kiến trúc: chùa Tây Phương, làng Đình Bảng và giới thiệu về chùa TP do nhân dân Nguyên Xá xây vào khoảng năm 1794, tượng các vị La Hán , 9 đỉnh (Huế),
Hỏi: Em có nhận xét gì về các công trình kiến trúc nêu trên?
Hỏi: Hãy kể tên một số công trình kiến trúc điêu khắc tiêu biểu mà em biết?
Yêu cầu HS đọc đoạn in nghiêng SGK tr.144 nói về Cố đô Huế . Năm 1993 được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
- Ca dao tục ngữ...
Văn học chữ Nôm phát triển 
- Truyện Kiều của Ng. Du
Cao Bá Quát, Phan Huy Chú, Đoàn Thị Điểm(Chinh phụ ngâm khúc), Hồ Xuân Hương(Bánh trôi nước), Bà Huyện Thanh Quan(Qua Đèo Ngang)
Nội dung: phản ánh cuộc sống xã hội...
Đó là sự xuất hiện hàng loạt các nhà thơ nữ, điều đó nói lên tiếng nói giải phóng của người phụ nữ trong xã hội PK
- Đây là giai đoạn khủng hoảng trầm rọng của chế độ pk, là giai đoạn bão táp CM, sôi động trong ls
- Hát chèo, tuồng, hát quan họ, hò vè, hát lí hát dặm,
- Hát thái
- Dòng tranh dân gian..
- Mang đậm tính dân tộc và phản ánh mọi mặt sinh hoạt và nguyện vọng của nhân dân
- Chùa Tây Phương ...
- Kiểu kiến trúc đặc sắc, mái uốn cong kiểu cung đình tạo sự tôn vinh cao quý
Có thể kể tên chùa Hương, Thiên Mụ, Cố đô Huế, Khuê Văn Các,.
1.Văn học: (17’)
- Văn học dân gian phát triển dưới nhiều hình thức phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện Nôm dài, truyện tiếu lâm.
- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Nội dung : phản ánh cuộc sống xã hội, nguyện vọng của nhân dân.
2. Nghệ thuật: (19’)
- Văn nghệ dân gian phát triển phong phú, NT sân khấu: Chèo, tuồng ...
- Tranh dân gian xuất hiện, nổi tiếng dòng tranh Đông Hồ
- Kiến trúc điêu khắc tạc tượng, đúc đồng rất phát triển
3. Củng cố, luyện tập: (3’)
 Bài tập: Hãy đánh dấu x vào ô trống đầu câu trong các câu dưới đây thể hiện nét đặc sắc trong văn học, nghệ thuật thời kì này :
¨ Văn học dân gian phát triển rực rỡ.
¨ Văn học chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao.
¨ Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du ra đời.
¨ Xuất hiện nhiều nhà thơ nữ.
¨ Tuồng chèo dân ca các miền nở rộ.
¨ Văn học Việt Nam đã phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời.
 ¨ Văn học dân gian và tranh dân gian phát triển rất phong phú thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc.
¨ Có 18 vị tổ ở chùa Tây Phương và 9 đỉnh đồng ở Huế.
¨ Nhiều công trình kiến trúc và cung điện, chùa chiền nổi tiếng
4. Hướng dẫn về nhà: (1’)
 HS học bài, chuẩn bị tiếp phần II. Giáo dục, khoa học – kỹ thuật.
Ngày soạn: 	16/4/2010	 	 	 Ngày giảng 7A: 21/4/2011
	 7B: 22/4/2011
	 7C,D: 23/4/2011
Tiết 64 . II./ GIÁO DỤC , KHOA HỌC – KỸ THUẬT
1. Mục tiêu bài học:
a. Kiến thức: 
 Nhận thức rõ bước tiến quan trọng trong các ngành nghiên cứu biên soạn Lịch sử, Địa lý và Y học dân tộc.
Một số kỹ thuật phương Tây đã được thợ thủ công Việt Nam tiếp thu nhưng hiệu quả ứng dụng chưa nhiều.
b. Tư tưởng 
 Tự hào về di sản và thành tựu khoa học của tiền nhân trong lĩnh vực Sử học, Địa lý, Y học; tự hào về tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu XIX
c. Kỹ năng:
 Khái quát giá trị những thành tựu đạt được về khoa học – kỹ thuật nước ta.
2. Chuẩn bị:
a. Gv: Giáo án, tranh ảnh, kiến trúc, tranh Đông Hồ. Một số bài thơ, ca dao, tục ngữ ( truyện Kiều – Nguyễn Du)
b. Hs: Học bài cũ, chuẩn bị bài mớiIII. Hoạt động dạy – học:
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 ? Em có nhận xét gì về văn học nghệ thuật nước ta thời kỳ này? Có gì đặc sắc so với thời kỳ trước?
	Hs: Trả lời ý kiến riêng
b. Bài mới:
 *Giới thiệu bài (1’) Cùng với sự phát triển của VH-NT, KH-KT ở nước ta thời kỳ này cũng đạt nhiều thành tựu rực rỡ , đặt biệt là sự du nhập những kỹ thuật tiên tiến phương Tây. Nhưng với chính sách bảo thủ, đóng kín của chế độ PK, các ngành khoa học mới không thể phát triển mạnh hơn được.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
Gv: Thời Tây Sơn, Quang Trung ban Chiếu lập học chấn chỉnh việc học tập thi cử và đưa chữ Nôm vào thi cử. 
Hỏi: Vậy tình hình giáo dục thi cử nửa đầu thế kỷ XIX có gì thay đổi?
Hỏi: Về sử học, địa lí, y học có điểm gì mới?
Hỏi: Trong thời kì này, sử học nước ta có những tác giả, tác phẩm nào tiêu biểu?
Gv: Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn nhất của TK XVIII. Thủa nhỏ ông học rất giỏi, 6 tuổi biết

File đính kèm:

  • docTuan 33.doc