Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011

1. Mục tiêu:

a) Kiến thức:

Thông qua việc hướng dẫn học sinh làm bài tập lịch sử, giáo viên cần khắc sâu những kiến thức cơ bản của chương V.

- Từ thế kỉ XVI – XVII, tình hình chính trị có nhiều biến động, nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê sơ suy sụp và nhà Mạc thành lập. Các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn chia cắt đất nước.

- Phong trào nông dân bùng nổ và lan rộng, quyết liệt ở thế kỉ XVIII là một biểu hiện vì sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn.

b) Tư tưởng:

Làm cho học sinh nhận thức sâu sắc về tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân trong công cuộc khai phá đất hoang, phát triển kinh tế, tinh thần bất khuất kiên cường của nhân dân ta, đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống giặc ngoại xâm để bảo vệ độc lập tự chủ.

c) Kĩ năng:

 - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày, phân tích so sánh để thấy được một số sự kiện lịch sử, bước đầu rút ra kết luận, nhận xét về nguyên nhân kết quả và ý nghĩa của các sự kiện lịch sử.

 - Học sinh biết đọc bản đồ lịch sử.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/3/2010 	 	 Ngày giảng 7A,B,C,D: 29/ 3/ 2011
	Tuần 31	
Tiết 58	LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ 
1. Mục tiêu:
a) Kiến thức:
Thông qua việc hướng dẫn học sinh làm bài tập lịch sử, giáo viên cần khắc sâu những kiến thức cơ bản của chương V.
- Từ thế kỉ XVI – XVII, tình hình chính trị có nhiều biến động, nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê sơ suy sụp và nhà Mạc thành lập. Các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn chia cắt đất nước.
- Phong trào nông dân bùng nổ và lan rộng, quyết liệt ở thế kỉ XVIII là một biểu hiện vì sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn.
b) Tư tưởng:
Làm cho học sinh nhận thức sâu sắc về tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân trong công cuộc khai phá đất hoang, phát triển kinh tế, tinh thần bất khuất kiên cường của nhân dân ta, đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống giặc ngoại xâm để bảo vệ độc lập tự chủ.
c) Kĩ năng:
	- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày, phân tích so sánh để thấy được một số sự kiện lịch sử, bước đầu rút ra kết luận, nhận xét về nguyên nhân kết quả và ý nghĩa của các sự kiện lịch sử.
	- Học sinh biết đọc bản đồ lịch sử.
2. Chuẩn bị: 
 a. Giáo viên: Lược đồ phong trào Tây Sơn, bảng phụ.
	b. Học sinh: Các bài 22, 23, 24, 25, GV đã dặn ở tiết 57.
3/ Tiến trình dạy và học.
a/ Kiểm tra bài cũ. (4’)
 	 	GV kiểm tra phần chuẩn bị bài học của HS.
	b/ Bài mới (37’)
	 Giới thiệu bài: Qua quá trình học các bài ở chương V tiết học này thầy cùng các em đi làm các bài tập ls tổng hợp lại phần kiến thức.
Bài tập 1: Gv Treo lược đồ diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút (1785)
a. Nguyễn Huệ lợi dụng thủy triều lên để như quân giặc qua trận phục kích.
b. Nguyễn Huệ lợi dụng hai bên bờ sông, cây cối rậm rạp, giữa có cù lao Thới Sơn để đặt phục kích.
c. Quân Xiêm tiến đánh Tây Sơn rất thận trọng.
d. Quân Xiêm hung hăng cậy thế đông về quân số đã huy động toàn bộ lực lượng để đuổi theo quân Tây Sơn.
e. Nguyễn Huệ chờ cho nước thủy triều xuống để đánh quân giặc.
f. Nguyễn Huệ chờ cho quân Xiêm vào trận phục kích bất ngờ cho nghĩa quân xông thẳng vào đội hình giặc rồi tiêu diệt chúng
Bài 2: Lập bảng thống kê các cuộc KN nông dân TK XVI – XVIII?
Các cuộc KN
Thời gian
Tóm tắt diễn biến
Ý nghĩa
Kn Trần Tuân
1511
Kn Lê Hy- Trịnh Hưng
1512
Kn Phùng Chương
1515
Kn Trần Cảo
1516
Nghĩa quân 3 lần tiến quân ra Thăng Long, có lần vua nhà Lê phải bỏ chạy
Làm cho nhà Lê càng mau chóng sụp đổ
Kn Ng Dương Hưng
1737
Nổ ra ở Tây Sơn mở đầ PT nông dân Đàng Ngoài
KN Lê Duy Mật
1738- 1770
Kéo dài hơn 30 năm ở vùng Thanh Hoá- N.An
Kn Ng H Cầu
1741- 1751
Từ Đồ Sơn ->Kinh Bắc uy hiếp kinh thành Thăng Long -> Sơn Nam- TH, Nghệ An
Kn Hoàng C Chất
1739- 1769
Hoạt động ở vùng Sơn Nam - Điện Biên
Làm cơ đồ họ Trịnh lung lay
Kn Tây Sơn
1771- 1789
- 1771 lật đổ họ Nguyễn
- 1786 lật đổ chính quyền họ Trịnh
- 1785 đánh tan quân Xiêm
- 1789 đánh tan quân Thanh
Bài 3: Quang Trung đặt nền tảng cho sự thống nhất đất nước ntn?QT có cống hiến gì trong công cuộc xd đất nước
	 TL: - QT đã chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn:
	+ Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1771)
+ Lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài (1786) vua Lê (1788)
+ Xoá bỏ sự chia cắt đất nước.
+ Đánh tan quân xl Xiêm, Thanh.
	- Phục hồi kinh tế xd văn hoá dân tộc.(Ban hành chiếu khuyến nông, chiếu lập học...)
	- Củng cố quốc phòng an ninh, thi hành chính sách ngoại giao khéo léo.
Bài 4: Hãy chọn trong các câu sau dưới đây, câu nào chỉ đặc điểm nổi bật trong cách đánh quân Thanh xâm lược của Quang Trung.
a.Huy động được các tầng lớp nhân dân.
b. Luôn chủ động tấn công nhằm tiêu diệt quân địch.
c. Tổ chức nhiều mũi tấn công.
d. Hành quân thần tốc.
e. Tổ chức lực lượng mạnh gồm cả bộ binh, thủy binh và tượng binh, kị binh.
f. Dũng cảm mưu trí bất ngờ tấn công làm cho quân giặc trở tay không kịp.
c. Củng cố, luyện tập: (3’)
 Bài tập 1: Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy sụp.Vậy nguyên nhân nào gây nên sự suy sụp đó?
¨ Triều đình nhà Lê mục nát, vua quan chỉ biết ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém.
¨ Nhân dân cùng khổ, không chịu được đã nổi dậy đấu tranh.
¨ Nội bộ triều đình nổi loạn, đánh giết lẫn nhau, tranh giành quyền lực, quan lại tham nhũng.
¨ Cả 3 nguyên nhân trên.
- Đáp án: cả 3 nguyên nhân trên.
d. Hướng dẫn về nhà. (1’)
	- Hs học bài, hoàn thành các bài tập.
	- Chuẩn bị bài ôn tập.
Ngày soạn: 28/3/2011 	 Ngày giảng 7A: 31/3/2011
	 7B: 1/4/2011
 7C,D: 2/4/2011
Tiết 59	 ÔN TẬP
1. Mục tiêu bài dạy.
a. Kiến thức:
- Nắm được những thành tựu trong lĩnh vực xây dựng kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục các thế kỉ XVI- XVIII. Công cuộc xd và bảo vệ đất nước chống ngoại xâm của Qung Trung.
b. Giáo dục:
- Củng cố tinh thần yêu nước, tự hào và tự cường dân tộc cho học sinh.
c. Kĩ năng:
- Giúp học sinh biết sử dụng bản đồ, so sánh đối chiếu các sự kiện lịch sử, hệ thống các sự kiện lịch sử để rút ra nhận xét.
2. Chuẩn bị.
a. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, lược đồ các cuộc Kn, tranh ảnh ..
b. Học sinh: Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sgk.
3. Phần thể hiện trên lớp.
a. Kiểm tra bài cũ. (4')
 Câu hỏi: Kể tên những công lao to lớn của người anh hùng Ng Huệ đối với nước ta?
	Trả lời: - Đánh đuổi quân xl Xiêm , Thanh.
Xây dựng kinh tế, văn hoá ổn đinh xh, củng cố quốc phòng an ninh ..
 - Thống nhất đất nước.
	b. Bài mới: (37’)
	 Giới thiệu bài: Qua những kiến thức các em đã học từ bài 22-> bài 26 tiết học này thầy cùng các em đi tổng hợp lại phần kiến thức.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Những biểu hiện suy yếu của nhà nước pk tập quyền? điều đó dẫn đến các cuộc chiến tranh nào? Hậu quả của các cuộc chiến tranh pk?
	- Vua quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ triều đình mâu thuẫn, quan lại đp lộng quyền ức hiếp dân.
	- Các cuộc chiến tranh: Nam - Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
	- Hậu quả: Gây tổn thất nặng nề cho nd, phá vỡ khối đoàn kết, thống nhất đất nước.
Câu 2: Lập bảng thốn kê tình hình kinh tế văn hoá các TK XVI - XVIII.
Stt
Tình hình
Những điểm nổi bật
Thế kỉ XVI
Thế kỉ XVIII
1
Nông nghiệp
- Đàng Ngoài: Trì trệ, bị kìm hãm (Chúa Trịnh không lo khai hoang củng cố đê điều)
- Đàng Trong: Có những bước phát triển, khai hoang, lập làng.
Vua QT ban hành Chiếu khuyến nông
2
Thủ công nghiệp
Xuất hiện nhiều làng thủ công
Nghề thủ công được phục hồi đần
3
Thương nghiệp
- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, đô thị.
- Buôn bán với nước ngoài được MR nhưng sau có phần hạn chế.
Giảm thuế, mở cửa ải, thông thương chợ búa.
4
Văn học nghệ thuật
- Văn học và NT dân gian phát triển mạnh.
- Chữ Quốc Ngữ ra đời.
Ban hành Chiếu lập học, phát triển chữ Nôm
Câu 3: Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài nửa sau TK XVIII?
	- Chính quyền pk họ Trịnh mục nát đến cực độ.
	- Hậu quả: Sx sa sút
	- Đời sống nd cực khổ
Câu 4: Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII?
	- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát.
	- Đời sống nd cơ cực -> cuộc Kn của Chàng Lía.
Câu 5: Vì sao Ng Huệ chọ khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến?
	Đoạn sông từ Rạch Gầm đền Xoài Mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa có cù lao Thới Sơn. địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.
Câu 6: Phong trào Tây Sơn gọi là cuộc chiến tranh pk không? vì sao?
	 Phong trào Tây Sơn nằm trong cuộc đấu tranh rộng lớn của nông dân nên không gọi là chiến tranh pk. Đây là cuộc Kn lớn nhất của nông dân TK XVIII.
c. Củng cố, luyện tập: (3’)
	Gv y/c hs ôn tập theo hệ thống câu hỏi, chuẩn bị kiểm tra.
d. Hướng dẫn về nhà. (1’)
	- Hs học bài chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
	- Chuẩn bị bài 27 Chế đọ pk nhà Nguyễn

File đính kèm:

  • docTuan 31.doc
Giáo án liên quan