Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 30

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

Giúp HS hiểu Và nắm đươc những điểm sau:

 - On lại kiến thức về nước ta thời L Sơ, thế kỉ XVI- XVIII về kinh tế , chính trị .

 - On lại kiến thức về sự thành lập nhà L và hai lần kháng chiến chống lại nhà Minh v cc cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều v TRịnh-Nguyễn.

 2.Tư tưởng:

 GD ý thức cảnh giác tinh thần yêu nướcvà lòng quyết tâm bảo vệ tổ quốc trong mọi hoàn cảnh.

 3. Kỹ năng:

 Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng lược đồ khi trình bày diễn biến cuộc kháng chiến hay một trận đánh. Đánh giá lại vấn đề.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 TIẾT 
Ns: 
Nd: 
 ƠN TẬP
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: 
Giúp HS hiểu Và nắm đươc những điểm sau:
 - Oân lại kiến thức về nước ta thời Lê Sơ, thế kỉ XVI- XVIII về kinh tế , chính trị .
 - Oân lại kiến thức về sự thành lập nhà Lê và hai lần kháng chiến chống lại nhà Minh và các cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều và TRịnh-Nguyễn.
 2.Tư tưởng:
 GD ý thức cảnh giác tinh thần yêu nướcvà lòng quyết tâm bảo vệ tổ quốc trong mọi hoàn cảnh.
 3. Kỹ năng:
 Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng lược đồ khi trình bày diễn biến cuộc kháng chiến hay một trận đánh. Đánh giá lại vấn đề.
II. CHUẨN BỊ
 GV: giáo án, SGK, một số câu hỏi
 HS: xem bài trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP:
 Đọc, nêu vấn đề, gợi tìm, Vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: KTSS 
 2. Kiểm tra bài cũ
 - Nêu những chính sách của vua Quang Trung về kinh tế, văn hĩa?
 - Nêu chính sách về quốc phong và ngoại giao?
 3. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Tổ chức hoạt động dạy học: 
1/ Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kĩ XVIII như thế nào?
_ Giữa thế kĩ XVIII chính quyền Đàng Trong suy yếu dần vì:
+ Ở triều đình ,Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành. Việc mua quan bán tước phổ biến. Số quan lại ngày càng tăng.
 + Ở địa phương ,Quan lại cường hào kết thành bè cánh, bóc lột nhân dân và ăn chơi xa xỉ.
 _ Nông dân bị cướp đoạt ruộng đất. phải đóng nhiều thứ thuế.
=> Cuộc sống cơ cực à đấu tranh.
2.. Trinh bày Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn trên lược đồ?
a/ Diễn biến:
_ Tháng 9.1773 nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn.
_ Năm 1774 mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
_ Tây Sơn phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lượng đánh Nguyễn.
_ Năm 1777 giết được chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh chạy thoát.
b/ Kết quả: chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
3. Trình bày nguyên nhân , diễn biến, kết quả , ý nghĩa của Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785).
a/ Nguyên nhân: Do Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm.
	b/ Diễn biến:
_ Năm 1784 quân Xiêm kéo vào nước ta theo 2 đường thủy bộ.
_ Tháng 1.1785 Nguyễn Huệ chọn sông Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
_ Sáng 19. 1. 1785 giặc lọt vào trận địa phục kích. Thủy binh ta từ Rạch Gầm – Xoài Mút và cù lao Thới Sơn tấn công giặc.
_ Địch bị tiêu diệt gần hết. Nguyễn Ánh chạy thoát.
c/ Ý nghĩa:
_ Là 1 trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm.
_ Đập tan âm mưu xâm lược của Phong kiến Xiêm.
_Đưa phong trào Tây Sơn lên một trình độ mới.
4.trình bày Quân Thanh xâm lược nước ta.
a/ Nguyên nhân: Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh.
	b/ Diễn biến:
_ Cuối năm 1788, Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân Thanh chia làm 4 đạo tiến vào nước ta.
_ Trước thế mạnh của giặc, quân Tây sơn rút khỏi Thăng Long và lập phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn ( Ninh Bình – Thanh Hoá).
_ Giặc vào Thăng Long gây bao tội ác à nhân dân căm thù cao độ.
5,. trình bày Quang Trung đại phá Quân Thanh (1789).
a/ Tiến quân ra Bắc:
_ Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.
_ Tuyển thêm quân, tổ chức duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An).
_ Vạch kế hoạch tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu à cho quân sĩ ăn Tết trước.
	b/ Diễn biến:
_ Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt địch ở đồn tiền tiêu.
_ Đêm mồng 3 Tết, bí mật bao vây đồn Hà Hồi (Hà Tây) à giặc xin hàng.
_ Mồng 5 tết, ta đánh đồn Ngọc Hồi, Đống Đa, tiêu diệt toàn bộ quân địch. Sầm Nghi Đống tự tử, Tôn Sĩ Nghị chạy về nước.
6. Nêu Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
a/ Ý nghĩa:
_ Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.
_ Xoá bỏ sự chia cắt, thống nhất đất nước.
_ Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ Tổ quốc.
	b/ Nguyên nhân:
_ Nhờ ý chí chiến đấu chống áp bức bĩc lột, tình thần yêu nước, đồn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
_ Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân	
Tuần: 30 Tiết: 
NS: ND: 
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: 
Giúp HS:
 - Oân lại kiến thức ve àlịch sử Việt Nam từ bài 19 đến bài 26
 2.Tư tưởng:
 GD ý thức cảnh giác tinh thần yêu nướcvà lòng quyết tâm bảo vệ tổ quốc trong mọi hoàn cảnh.
 3. Kỹ năng:
 Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng lược đồ khi trình bày diễn biến cuộc kháng chiến hay một trận đánh. Đánh giá lại vấn đề.
II. CHUẨN BỊ
 GV: giáo án, SGK, một số câu hỏi
 HS: xem bài trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP:
 Tư duy, gợi nhớ.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: KTSS 
 2. Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Bài mới:
 Đề
Trường THCS Long Hịa KIỂM TRA 1 TIẾT
Tổ văn-sử -địa: Mơn: Lịch sử 7
 Thời gian:45 phút
 Câu1.Vì sao hình thành Nam Bắc triều ? Cuộc chiến tranh Nam _Bắc triều diễn ra như thế nào?
Câu 2. Cuộc chiến tranh Nam Bắc triều và Trịnh Nguyễn đa dãn đến hậu quả gi?
Câu: 3. Nêu Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
Câu 4: Trình bày những chính sách của vua Quang Trung về kinh tế, văn hĩa, quốc phịng và ngoại giao?
	ĐÁP ÁN
Câu1.Vì sao hình thành Nam Bắc triều ? Cuộc chiến tranh Nam _Bắc triều diễn ra như thế nào?
+ hình thành Nam- Bắc triều:
 Khi triều Lê suy yếu, diễn ra tranh chấp giữa các phe phái càng quyết liệt. Lợi dụng tình hình đó 1527, mạc đăng Dung cướp ngội nhà Lê lập ra nhà Mạc-->Bắc triều.
1533,Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa lập một người thuộc nhà Lê lên làm vua lấy danh nghĩa “ phù Lê diệt Mạc”--> Nam triều.
 +Diễn biến: Nam – Bắc triều đánh nhau liên miên hơn 50 năm từ Thanh – Nghệ ra Bắc.Năm 1592 Nam triều chiếm được Thăng Long, nhà Mạc rút lên Cao Bằng à chiến tranh chấm dứt.
Câu 2. Cuộc chiến tranh Nam Bắc triều và Trịnh Nguyễn đa dãn đến hậu quả gi?
- Đất nước bị chia cắt.
- Nhân dân cực khổ.
- Ở sông Gianh nhân dân phải chuyển đi nơi khác.
- Làm tổ thương cho sự phát triển của đất nước.
Câu 3:Nêu Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
a/ Ý nghĩa:
_ Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.
_ Xoá bỏ sự chia cắt, thống nhất đất nước.
_ Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ Tổ quốc.
	b/ Nguyên nhân:
_ Nhờ ý chí chiến đấu chống áp bức bĩc lột, tình thần yêu nước, đồn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
_ Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân	
Câu 4: Trình bày những chính sách của vua Quang Trung về kinh tế, văn hĩa, quốc phịng và ngoại giao?
1/ Nông nghiệp:
_ Ban hành chiếu khuyến nông.
_ Bãi bỏ hoặc giảm thuế.
	2/ Công thương nghiệp:
_ Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải, thông chợ búa”
_ Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi.
3/ Văn hoá, giáo dục:
_ Ban bố chiếu lập học.
_ Mở trường học ở các huyện, xã.
_ Chữ Nôm là chữ viết chính thức.
_ Lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán à Nôm.
à Kinh tế được phục hồi nhanh chóng. Xã hội dần dần ổn định.	
4/ Quốc phòng:
-Xây dựng chế độ quân dịch (ba suất đinh lấy một suất lính).
-Quân đội gồm: Bộ, thủy, tượng và kị binh.
	5/ Ngoại giao:
_ Đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tất đất của Tổ Quốc.
_ Đối với Nguyễn Ánh, quyết định mở cuộc phản cơng lớn để tiêu diệt..
4/ Củng cố:
Gv nhắc nhở HS đọc bài lại và chuẩ bị nộp bài, thu bài.
5/ Dặn dị:
Chuẩn bị bài: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn ( đọc và trả lời câu hỏi SGK)

File đính kèm:

  • docTUAN 30 MOI.doc
Giáo án liên quan