Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 23

I/ MỤC TIÊU

 1/ Kiến thức:

- Thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước ta ở thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI.

- So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa thời thịnh trị nhất (thời Lê sơ) với thời Lý Trần.

 2/ Tư tưởng: lòng tự hào, tự tôn dân tộc về một thời thịnh trị của phong kiến Đại Việt ở thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI.

 3/ Kĩ năng: Hệ thống các thành tựu lịch sử của một thời đại.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, SGV,Lược đồ lãnh thổ Đại Việt thời Trần và thời Lê sơ.

- HS : SGK, soạn bài trước.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 , Tiết 43:
NS: ND: 
Bài 21:	BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG IV
I/ MỤC TIÊU 
	1/ Kiến thức:
- Thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước ta ở thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI.
- So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa thời thịnh trị nhất (thời Lê sơ) với thời Lý Trần.
	2/ Tư tưởng: lòng tự hào, tự tôn dân tộc về một thời thịnh trị của phong kiến Đại Việt ở thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI.
	3/ Kĩ năng: Hệ thống các thành tựu lịch sử của một thời đại.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, SGV,Lược đồ lãnh thổ Đại Việt thời Trần và thời Lê sơ.
- HS : SGK, soạn bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định 
Kiểm tra bài cũ :
 Những cống hiến của Nguyễn trãi và vua Lê Thánh Tông đối với sự nghiệp của nước Đại Việt ?
 Tổ chức hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài:
Chúng ta đã học qua giai đoạn lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, cần hệ thống hoá toàn bộ kiến thức về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật của thời kì được coi là thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam.
Bài mới: GV hướng dẫn HS lần lược trả lời các câu hỏi trong SGK
1/ Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào ? (hs yếu)
- Triều đình: bãi bỏ các cơ quan và chức quan trung gian, tập trung quyền lực vào tay vua, Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của quan lại tự trung ương đế địa phương.
- Các đơn vị hành chính: được tổ chức chặt chẽ hơn, nhất là cấp thừa tuyên và cấp xã.
- Cách đào tạo, tuyển chọn quan lại: phải có học, thi đỗ, có bằng cấp mới được bổ dụng làm quan.
2/ Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần có đặc điểm gì khác nhau ?
- Nhà nước Lý – Trần: là nhà nước quân chủ quý tộc.
- Nhà nước thời Lê sơ: là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.
3/ Luật pháp thời Lê sơ có điểm nào giống và khác luật pháp thời Lý – Trần ?
- Giống nhau: cùng bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, khuyến khích sản xuất, bảo vệ quyền tư hữu sản xuất.
- Khác nhau: thời Lê sơ hoàn chỉnh và tiến bộ hơn là bảo vệ quyền lợi cho nhân dân và phụ nữ.
4/ Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý – Trần về nông nghiệp, thủ công nghiệp, và thương nghiệp ?
- Giống nhau: đều phát triển, có nhiều thành tựu.
- Khác nhau: đến thời Lê sơ thì kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn, không có sỡ hữu Điền trang thái ấp.
5/ xã hội thời Lý –Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào ? Có gì khác nhau ?
- Giống nhau: đều có 
 + Giai cấp thống trị: Vua quan, quý tộc, địa chủ tư hữu.
 + Giai cấp bị trị: nông dân, nô tì.
- Khác nhau: 
 + Thời Lý – Trần: tầng lớp quý tộc, vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực. Tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông trong xã hội.
 + Thời Lê sơ:tầng lớp địa chủ tư hữu rất phát triển. Tầng lớp nô tì giảm dần và được giải phóng cuối thời Lê sơ.
6/ Trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu nào ? Có gì khác thời Lý – Trần ?
 + Giống nhau: đều phát triển và có nhiều thành tựu rực rỡ.
 + Khác nhau: Phật giáo thời Lê sơ không còn phát triển và không chiếm địa vị thống trị tư tưởng như thời trước. Nho giáo phát triển và chiếm địa vị độc tôn.
GV chốt lại: Nhà nước thời Lê sơ là 1 nhà nước quân chủ tập quyền mạnh được tổ chức hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất (ở thời Lê Thánh Tông), hạn chế rất nhiều tính phân tán, cục bộ địa phương. Điều này không những thể hiện 1 bước tiến trong quá trình xây dựng đất nước thời Lê sơ mà còn rất cần thiết cho hoàn cảnh lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XV. Tổ chức quân đội, luật pháp tiến bộ cùng những thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học nghệ thuật đã góp phần làm cho nước Đại Việt là 1 quốc gia hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.
Củng cố:
 Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào ?
 Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần có đặc điểm gì khác nhau ?
 Luật pháp thời Lê sơ có điểm nào giống và khác luật pháp thời Lý – Trần ?
 Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý – Trần về nông nghiệp, thủ công nghiệp, và thương nghiệp ?
 Xã hội thời Lý –Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào ? Có gì khác nhau ?
5. Dặn dò:
- Học kĩ bài, làm bài tập 21.
- Xem lại các bài tập lịch sử ở chương IV.
TUẦN 23 , Tiết 44:
NS: ND: 
	BÀI TẬP LỊCH SỬ CHƯƠNG IV
I. MỤC TIÊU :
 Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về lịch sử Việt Nam ở phần chương IV
II. CHUẨN BỊ:
 GV: SGK, SGV, Giáo án,
 HS: SGK, xem lại các bài học ở chương IV
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ :
 Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào ? (hs yếu)
 Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần có đặc điểm gì khác nhau
Tổ chức hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài:
Bài mới: GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
1/ Lập bảng những sự kiện chính trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. (hs yếu)
Thời gian
Các sự kiện chính
_ Đầu năm 1416
_ Ngày 7-2-1418
_ Giữa năm 1418
_ Mùa hè năm 1423
_ Cuối năm 1424
_ Năm 1425
_ Tháng 9-1426
_ Cuối năm 1426
_ Tháng 10-1427
_ Ngày 10-12-1427
_ Hội thề Lũng Nhai (gồm Lê lợi và 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa.
_ Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.
_ Nghĩa quân rút lên núi Chí Linh, Lê Lai hi sinh cứu chúa.
_ Lê Lợi tạm hòa với quân Minh.
_ Giải phóng Nghệ An.
_ Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.
_ Lê Lợi tiến quân ra Bắc.
_ Chiến thắng trận Tốt Động – Chúc Động.
_ Chiến thắng trận Chi Lăng – Xương Giang.
_ Vương Thông xin hoà và mở hội thề Đông Quan.
2/ Điền vào sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ.
Vua
Trung ương
Lại
Hộ
Lễ
Binh
Hình
Công
Địa phương
Vua trực tiếp chỉ đạo 6 bộ
13 đạo
 Đô ti Thừa ti Hiến ti
Tự
Viện hàn lâm
Quốc sử viện
Ngự sử đài
Phủ
Huyện (Châu)
Các cơ quan giúp việc các bộ
Xã
3/ Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học, sử học nổi tiếng thới Lê sơ.
Tác phẩm
Thời Lý (1010 – 1225)
Thời Trần (1226 – 1400)
Thời Lê sơ (1428 – 1527)
Văn học
Bài thơ thần bất hủ (Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất).
_ “Hịch tướng sĩ văn” của Trần Quốc Tuấn.
_ “Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải.
_ “ Bạch Đằng Giang phú” của Trương Hán Siêu.
_”Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú” của Nguyễn trãi.
_”Hồng Đức quốc âm thi tập, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh ” của Lê Thánh Tông.
Sử học
_ “Đại Việt sử kí” của Lê Văn Hưu.
_”Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên.
_”Lam Sơn thực lục”, “Hoàng triều quan chế”
Vẽ lược đồ nước Đại Việt thời Lê Sơ?
GV hướng dẫn hs vẽ lược đồ .
Sau đđĩ nhận xét
Dặn dị:
Học bài 
Chuẩn bị bài”sự suy yếu của nhà nước pk tập quyền (tk XVI- XVIII)	

File đính kèm:

  • docTUAN 23 MOI.doc