Giáo án Lịch sử 7 - Học kỳ I - Trà Văn Mười

TT Bài

1 Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến

2 Bài 5. Ấn Độ thời phong kiến

3 Bài 7.Những nét chung về xã hội phong kiến

4 Bài 8.Nước ta buổi đầu độc lập

5 Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên (thế kỉ XIII)

6 Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)

7 Bài 22. Sự suy yếu của Nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

8 Bài 24. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

 

doc139 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Học kỳ I - Trà Văn Mười, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khuyến khích)
* Hoạt động 2 (7 phút): Văn học
HS: Đọc bài
GV: Nêu đặc điểm nền văn học thời Trần?
HS: (Phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước) 
GV: Tại sao thời Trần phát triển và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc?
HS: Trả lời
*Hoạt động 3 (10 phút)
HS: Đọc mục 3 SGK.
GV: Do yêu cầu ngày càng cao của nhân dân và nhu cầu tăng cường đội ngũ trí thức cho Đất nước giáo dục thời Trần được quan tâm.
GV: Em cho biết điều nào chứng tỏ giáo dục phát triển?
HS: yếu trả lời
GV: Bộ chính sử đầu tiên của nước ta là bộ nào?
HS: trả lời.
GV: Danh y nổi tiếng thời Trần là ai?
HS: trả lời
GV: Ngoài ngành y còn có ngành nào khác?
HS: Trả lời
* Hoạt động 4 (10 phút): Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
GV: Em hãy cho biết những công trình kiến trúc nào nổi tiếng được xây dựng vào thời Trần?
HS: Trả lời
GV: Thành Tây Đô hiện nay thuộc tỉnh nào nước ta?
HS: Trả lời.
GV: Thành có tường cao 6 m, được xây dựng bằng khối đá lớn, có 3 cổng chính xây theo kiểu vòng quấn, xung quanh có hào sâu và cống ngầm thông ra ngoài.
II. Sự phát triển văn hóa
1. Đời sống văn hóa.
- Cả đạo Phật và Nho giáo đều phát triển.
- Tập quán giản dị,giàu tình thần thượng võ, yêu nước.
- Ca hát, nhảy múa, chèo, tuồng được ưa chuộng.
2. Văn học.
- Chữ hán, chữ nôm phát triển mạnh mẽ.
- Đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc.
3. Giáo dục và khoa học kỹ thuật.
- Trường học ngày càng được mở rộng ( Quốc tử giám, trường công, trường tư).
- Cơ quan chuyên viết sử ra đời.
- Ngành y: Người thầy thuốc nổi tiếng (Tuệ Tĩnh).
- Thiên văn học.
- Chế tạo súng
- Quân sự và tácphẩm nổi tiếng “Binh thư yếu lược”.
4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
- Có nhiều công trình mới có giá trị (Thành Tây Đô, Tháp Phổ Minh)
 	4. Củng cố: (3 phút).
 - Kinh tế thời Trần.
	- Văn học
	- Giáo dục, khoa học, kinh tế, nghệ thuật.
 	5. Hướng học bài ở nhà: (2 phút).
	- Học bài cũ. - Học bài và chuẩn bị bài sau.
Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI 
THẾ KỶ XIV
Tuần 16 tiết 31
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Cuối thế kỷ XIV nền kinh tế Đại Việt trì trệ, đời sống của nhân dân đói khổ , xã hội rối loạn 
- Phong trào của nông dân , nô tì nổ ra ở khắp nơi. Sự thối nát của tầng lớp thống trị thời Trần 
 2. Kỹ năng: Giúp học sinh rèn thêm về kỹ năng đối chiếu các sự kiện lịch sử, kỹ năng sử dụng bản đồ.
 3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn khi đáng giá các sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: lược đồ khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIV( tự vẽ)
 2. Học sinh: Sách giáo khoa,vở ghi, bút, vở bài tập
III. Tiến trình tổ chức dạy- học: 
 1. Ổn định tổ chức lớp: (1..phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: (3phút).
GV: Kiểm tra vở bài tập của hs
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 * Hoạt động 1: ( 15phút). Tình hình kinh tế
HS : Đọc mục 1 SGK ( trang 74)
GV: Tình hình kinh tế nước ta nửa cuối thế kỷ XIV như thế nào?
HS: Khuyến khích hs yếu trả lời
GV: (Nhân dân đói khổ, mất ruộng)
GV: Vì sao sảy ra tình trạng đó?
HS: Trả lời cá nhân
GV: (Vì nhà nước không quan tâm đến đời sống của nhân dân)
HS: Đọc phần chữ in nhỏ SGK
GVG: Vua Trần Dụ Tông bắt nhân dân đào hồ lớn trong hoàng thành , chất đá giữa hồ làm núi , bắt dân trở nước mặn từ biển vào đổ xuống hồ nuôi hảI sản . Tướng Trần Khánh Dư nói : “ Tướng là chim ưng,dân là vịt, lấy vịt nuôI chim ưng có gì là lạ”.
 * Hoạt động 2: ( 20phút). Tìm hiểu tình hình xã hội.
HS: Đọc nội dung 2 SGK trang 74.
GV: Em có nhận xét gì về vương triều thời Trần ở nửa cuối thế kỷ XIV?
Hs: Trả lời cá nhân 
- Bạn khác nhận xét bổ xung ý kiến.
GV: Sơ kết nội dung lên bảng 
GV: Dưới xã hội như vậy thì điều gì sẽ sảy ra ?
HS : ( Các cộc đấu tranh sẽ nổ ra)
GV: Theo em nguyên nhân nào nổ ra các cuộc khởi nghĩa?
HS: Trả lời cá nhân
GV: ( Do nông dân và nô tì bị áp bức bóc lột nặng nề)
*Thảo luận nhóm: (6 phút ). Ngẫu nhiên theo 4 nhóm 
GV: Hãy nêu thời gian , địa bàn hoạt động tên người lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa thế kỷ XIV? 
Hs: - Các nhóm trao đổi
 - Đại diện nhóm trình bày 
 - các nhóm nhận xét bổ sung
Gv: Quan sát , hướng dẫn kẻ theo bảng thống kê, nhận xét kiến thức bằng cách treo bảng thống kê các cuộc KN. Treo lược đồ để xác định địa điểm đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa đó
GV: Kiểm tra sự nhận thức của hs trong phần thảo luận bằng cách lên bảng xác định về một số địa điểm đã nổ ra cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
I. Tình hình kinh tế xã hội.
1. Tình hình kinh tế. 
Nền kinh tế bị suy sụp, nông dân đói khổ bị mất ruộng , nhiều năm mất mùa đói kém.
2. Tình hình xã hội.
 * Xã hội: Vua quan ,quý tộc ăn chơI xa đọa , ruộng đất công bị lấn chiếm . Kỷ cương phép tắc bị rối loạn . Vua trần bất lực với Chăm Pha và Trung Quốc.
 * Các cuộc khởi nghĩa của nông nô và nô tì.
3. Giáo dục và khoa học – kỹ thuật
Thời gian
địa bàn 
Người lãnh đạo
1344
Yên Phụ – Hải Dương
Ngô Bệ
1360
Bị đàn áp ở H Dương
Ngô Bệ
1379
S Thu Thanh Hóa
- Nông Cống
Nguyễn Thanh, Nguyễn Kị
1979 
Bắc giang
Nguyễn Bổn
1390
Quốc Oai
Phạm Sư Ôn
1399- 1400
Sơn Tây
Vĩnh Phúc
TQuang
Ng Nhữ Cái
 4. Củng cố: ( 3 phút ) : 
- Hãy cho biết kinh tế thời Trần ?
- Xã hội thời Trần.
 5. Hướng học bài ở nhà: (2phút). 
Học bài và chuẩn bị bài tiếp .
Bài 15 (tt): SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN 
CUỐI THẾ KỶ XIV
Tuần 16 tiết 32
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Nhà Hồ thành lập là do hoàn cảnh của nhà Trần suy sụp. Vì vậy nhà HS:ồ thành lập thay thế nhà Trần là điều tất yếu rất cần thiết. 
- Những tích cực và hạn chế của cải cách của Hồ Quý Ly. 
 2. Kỹ năng: Giúp học sinh rèn thêm về kỹ năng đối chiếu các sự kiện lịch sử, thống kê.
 3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn về nhân vật lịch sử của Hồ Quý ly người có tư tưởng cảI cách đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Bảng phụ
 2. Học sinh: Sách giáo khoa,vở ghi, bút, vở bài tập
III. Tiến trình tổ chức dạy- học: 
 1. Ổn định tổ chức lớp: (1..phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: (3phút).
GV: Tình hình kinh tế nước ta nửa cuối thế kỷ XIV?
 Trả Lời: Nông nghiệp bị suy sụp, nông dân đói khổ, mất ruộng=> Mất mùa đói kém. 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 * Hoạt động 1: ( 10phút). Nhà Hồ thành lập
GV: Vào cuối thế kỉ XIV các cuộc khởi nghĩa của nhà Trần đã suy yếu, làng xã tiêu điều.
GV: Em biết GV:ì về nhân vật Hồ Quý Ly?
HS: Trả lời theo nội dung SGK
GV: Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức lên bảng
 * Hoạt động 2: ( 15phút). Những biện pháp cải cách của Hồ Quý ly
GV: Được thành lập nhà Hồ có những cải cách về lĩnh vực nào?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức.
GVG: Nhà Hồ còn cử các quan ở triều đình đến thăm hỏi đời sống nhân dân tìm hiểu việc làm của các quan ở địa phương như thế nào?
GV: Về kinh tế tài chính như thế nào?
HS: Trả lời cá nhân
GV: Xã hội có nhưqngx cải cách nào? 
HS: Trả lời
GV: Những cải cách văn hoá và quân sự thì sao?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức.
HS: Đọc chữ in nhỏ SGK
GV: Em có nhận sét gì về quân sự của nhà Hồ?
HS: Trả lời 
GV: Chuyển ý.
* Hoạt động 3: ( 10phút).ý nghĩa và tác dụng của cảI cách Hồ Qúy Ly
*Thảo luận nhóm: (4 phút ). Ngẫu nhiên theo 4 nhóm 
GV: Tác dụng và ý nghĩa của cải cách Hồ Quý Ly?
Hs: - Các nhóm trao đổi
 - Đại diện nhóm trình bày 
 - các nhóm nhận xét bổ sung
Gv: HS:ướng dẫn và chuẩn kiến thức
II. Nhà Hồ và cải cách của Hồ quý ly.
1. Nhà Hồ thành lập
Nhà trần suy sụp , xã hội khủng hoảng, giặc ngoại xâm đe doạ => Nhà Hồ thành lập
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý ly
+ Chính trị:
Cải tổ hàng ngũ võ quan cao cấp của nhà Hồ, đổi tên một số đơn vị hành chính cấp chấn, cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp thăm hỏi nhân dân, Kiểm tra việc làm của các quan lại. 
+ Kinh tế: Phát HS:ành tiền giấy thay tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền.
+ Xã hội: Han chế các nô tì trong vương hầu quý tộc.
+ Văn hoá: SGK 
+ Quân sự: Tăng cường củng cố quốc phòng
3. ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly.
- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạnh khủng hoảng , hạn chế việc tậơ chung ruộng đất của các giai cấp quý tộc , tăng nguần thu nhập của nhà nước . Tăng cường quywnf lực của nhà nước trung ưng tập quyền , văn hoá giáo dục được cải tiến 
- Hạn chế: Chưa triệt để, chưa phù hợp với thực tế của nhân dân 
 4. Củng cố: ( 3 phút ) : 
- Hãy cho biết kinh tế thời Trần ?
- Xã hội thời Trần.
Những cảI cách của Hồ Quý Ly
 5. Hướng học bài ở nhà: (2phút). 
Học bài và chuẩn bị bài tiếp .
Tiết 33 lịch sử địa phương
(bổ sung sau)
Tiết 34 Ôn tập
CHƯƠNG IV : ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ THẾ KỶ XV- ĐẦU THẾ KỶ XVI
Bài 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH Ở ĐẦU THẾ KỶ XV.
Tuần 18 tiết 35
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Những nét về quân xâm lược của nhà Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ 
- Nguyên nhân thất bại là do không đoàn kết, do sai lầm
- Chính sách tàn bạo của nhà Minh.
 2. Kỹ năng:Rèn thêm kỹ năng tư duy và sử dụng lược đồ.
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, căm thù quân xâm lược.
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Lược đồ khởi nghĩa đầu thế kỷ XV ( tự vẽ)
 2. Học sinh: SGK, vở bài tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy- học: 
 1. Ổn định tổ chức lớp: (1..phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 * Hoạt động 1: (20phút). Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bịa của nhà Hồ.
HS: Đọc nội dung phần 1 SGK
GV: Có phảI quân Minh xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trầ không? Vì sao?
HS: Trả lời
GV: ( Không đó chỉ là cái cớ thực hiện mưu đồ xân lược Đại Việt)
GV: Nhà Minh xâm lược nước ta vào thời gian nào?
HS; Trả lời
Gv: Chuẩn kiến thức.
GV: Lực lượng của chúng ra sao?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến?
HS: Trình bày
GV: Sơ kết và yêu cầu học SGK 
GV: Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức lên bảng
 * Thảo luận nhóm ( 3 phút). theo 4 nhóm.
Tại sao cuaộc khởi nghĩa bị thất bai?

File đính kèm:

  • docGIAO AN SU 7 HKI.doc