Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 22

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Về kiến thức: Giúp học sinh thấy được

- Những nét cơ bản về tình hình xã hội, văn hóa, giáo dục thời lê sơ.

- So sánh với thời Trần ,thời Lê sơ có gì mới

 2/ Về tư tưởng:

- Nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về một thời kì phát triển rực rỡ và hùng mạnh.

- Giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh trong học tập và tu dưỡng.

 3/ Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra nhận xét, kết luận.

II/ CHUẨN BỊ:

- GV : SGK , SGV, giáo án

- HS : SGK, xem bài trước

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22: Tiết:41
NS: ND: 
Bài 20:	NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527) ( TT)
	III/ TÌNH HÌNH VĂN HOÁ, GIÁO DỤC
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1/ Về kiến thức: Giúp học sinh thấy được
- Những nét cơ bản về tình hình xã hội, văn hóa, giáo dục thời lê sơ.
- So sánh với thời Trần ,thời Lê sơ có gì mới
 2/ Về tư tưởng:
- Nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về một thời kì phát triển rực rỡ và hùng mạnh.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh trong học tập và tu dưỡng.
 3/ Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra nhận xét, kết luận.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV : SGK , SGV, giáo án
- HS : SGK, xem bài trước 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định 
Kiểm tra bài cũ :
 Hãy trình bày những nét chính về tình hình kính tế thời Lê sơ.(hs yếu)
 Thời Lê sơ, xã hội có những giai cấp và tầng lớp nào ? Quyền lợi và địa vị của các tầng lớp, giai cấp ra sao ?
Tổ chức hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài:
 b. Bài mới
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tình hình giáo dục và khoa cử.
- Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục như thế nào ? (hs yếu)
-Vì sao thời Lê sơ hạn chế Phật giáo, Đạo giáo, tôn sùng Nho giáo ? 
_ Gv: Thời Lê sơ, nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho, chủ yếu có “Tứ thư” và “Ngũ kinh”
- Giáo dục thời Lê sơ rất quy củ và chặt chẽ được biểu hiện như thế nào ? 
_ Gv: Thi cử thời Lê được tổ chức 3 cấp: Hương – Hội – Đình, mỗi thí sinh phải làm 4 môn thi: Kinh nghĩa. Chiếu, chế, biểu. Thơ phú. Văn sách.
- Để khuyến khích học tập và kén chọn nhân tài, nhà Lê có biện pháp gì ? (hs yếu)
- Chế độ khoa cử thời Lê sơ được tiến hành thường xuyên như thế nào, kết quả ra sao ?
 _ Học sinh đọc phần in nghiêng trong Sgk.
- Em có nhận xét gì về tình hình thi cử, giáo dục thời Lê sơ ?
Hoạt động 2: Văn học, khoa học, nghệ thuật.
- Những thành tựu nổi bật về văn học thời Lê sơ ?
Nêu một vài tác phẩm văn thơ tiêu biều ? (hs yếu)
- Các tác phẩm văn học tập trung phản ánh nội dung gì ? 
- Thời Lê có những thành tựu nào khoa học tiêu biểu nào ?
- Em có nhận xét gì về những thành tựu đó ?
GV chốt lại
Những nét đặc sắc về nghệ thuật sân khấu ?
- Vì sao quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu trên ?
- HS trả lời
à Vì Nho giáo đề cao trung – hiếu, tất cả các quyền lực nằm trong tay vua.
à Muốn làm quan phải qua thi rồi mới được cử (bổ nhiêm) vào các chức quan trong triều hoặc ở địa phương.
 + Vua ban áo mũ áo, vinh quy bái tổ.
 + Được khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miếu – Quốc tử giám, gọi là bia tiến sĩ.
+ Thi 3 cấp, tổ chức được 26 khoa thi Tiến sĩ, lấy đỗ được 989 Tiến sĩ, 20 Trạng nguyên.
 + Thời Lê Thánh Tông có 501 Tiến sĩ va 9 Trạng nguyên.
 - Quy cũ và chặt chẽ.
 + Đào tạo được nhiều quan lại trung thành, phát hiện nhiều nhân tài đống góp cho đất nước.
-HS trả lời theo SGK
+ Chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca 
 + Chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn 
-HS trả lời theo SGK
-HS trả lời theo SGK
à Phong phú và đa dạng.
HS nghe
-HS trả lời theo SGK
+ Công lao đóng góp xây dựng đất nước của nhân dân.
 + Triều đại phong kiến thịnh trị, có cách trị nước đúng đắn.
 + Sự đóng góp của nhiều nhân vật tài năng (Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông).
1/ Tình hình giáo dục và khoa cử.
_ Dựng lại Quốc tử giám, mở nhiều trường học và khoa thi.Đa số dân điều cĩ thể đi học trừ kẻ phạm tội và nghề ca hát.
_ Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo nho.Đạo nho chiếm địa vị đọc tơn. Phật giáo và đạo giáo bị hạn chế.
_ Thời Lê Sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng ngyên.
2/ Văn học, khoa học, nghệ thuật.
_ Văn học chữ Hán được duy trì, văn học chữ Nôm phát triển.
_ Nội dung: yêu nước sâu sắc, niềm tự hào và tinh thần bất khuất của dân tộc.
	b/ Khoa học:
_ Sử học: Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, Việt giám thông khảo tổng luận 
_ Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hìh thăng đồ.
_ Y học: Bản thảo thực vật toát yếu.
_ Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu: ca, múa, tuồng ,chèo
_ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện.
Củng cố:
 Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ ? (hs yếu)
 Vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên ?
Dặn dò:
 Học bài theo câu nhỏi SGK
Chuẩn bị bài “ nước Đại Việt thời Lê Sơ” phần IV ( trả lời câu hỏi SGK)
 (Tìm hiểu về Nguyễn Trãi) (hs yếu)
Tuần 22: Tiết:42
NS:3/01/10 ND: 13/02/10
Bài 20:	NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527) ( TT)
IV/ MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1/ Về kiến thức: Giúp học sinh thấy được
- Những nét cơ bản về tình hình xã hội, văn hóa, giáo dục thời lê sơ.
- So sánh với thời Trần ,thời Lê sơ có gì mới
 2/ Về tư tưởng:
- Nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về một thời kì phát triển rực rỡ và hùng mạnh.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh trong học tập và tu dưỡng.
 3/ Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra nhận xét, kết luận.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV : SGK , SGV, giáo án
- HS : SGK, xem bài trước 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ :
Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ ? (hs yếu)
 Vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên ?
3. Tổ chức hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài:
 b. Bài mới
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
Hoạt động 1: Nguyễn Trãi (1380 – 1442).
-Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn trãi có vai trò như thế nào ?(hs yếu)
- Sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông có những đóng góp gì đối với đất nước ?(hs yếu)
- Các tác phẩm của Ông tập trung phản ánh nội dung gì ? 
_ Cho học sinh đọc đoạn in nghiêng trong Sgk.
- Qua nhận xét của Lê Thánh Tông, em hãy nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi ?
 GV chốt lại nội dung
Hoạt động 2: Lê Thánh Tông ( 1442 – 1497).
-Vua Lê Thánh Tông là một vị vua như thế nào?(hs yếu)
- Ông có những đóng góp gì cho việc phát triển kinh tế, văn hóa 
- Kể những đóng góp của Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học ?
_ Gv: Thơ văn của Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn phần lớn ca ngợi nhà Lê, ca ngợi phong cảng đất nước, đậm đà tinh thần yêu nước à Ông là nhân vật xuất sắc về nhiều mặt.
Hoạt động:3 : Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV).
GV yêu cầu HS đọc phần 3
_ Gv: Ngô Sĩ Liên là một nhà sử học nổi tiến thế kỉ XV, năm 1442 đỗ tiến sĩ, Ông là tác giả cuốn “Đại Việt sử kí toàn thư”.
- Tên tuổi của Ngô Sĩ Liên đã để lại dấu ấn gì ? (hs yếu)
 Hoạt động 4: Lương Thế Vinh (1442 - ?).
- Ông có những đóng góp gì cho nước Đại Việt thời Lê sơ ?
- Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463. Công trình toán học nổi tiếng của ông là gì ?
Giáo viên chốt lại những thành tựu chính của quốc gia Đại Việt đã đạt được trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học nghệ thuật và nêu tóm tắt nguyên nhân của sự phát triển
-HS trả lời
à Viết nhiều tác phẩm có giá trị:
+ Văn học: Bình Ngô đại cáo 
 + Sử học, địa lí học: Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí 
- HS trả lời
- HS đọc
+ Là anh hùng dân tộc, là bậc mưu lược trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
 + Là nhà văn hóa kiệt xuất, là tinh hoa của thời đại bấy giờ, tên tuổi của ông rạng rỡ trong lịch sử
- HS trả lời theo SGK
à Quan tâm phát triển kinh tế: nông, công, thương nghiệp, đê Hồng Đức, luật Hồng Đức, phát triển giáo dục và văn hóa
+ Để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ.
 + Lập hội Tao Đàn cuối thế kỉ XV.
- HS nghe
_ HS đọc
+ Tên đường phố.
 + Tên trường học nổi tiếng.
Là nhà toán học nổi tiếng
Công trình: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (Phật học), Hí phường phả lục (nghệ thuật)
Ghi nhớ
1/ Nguyễn Trãi (1380 – 1442).
_ Là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc.
_ Là một danh nhân văn hóa thế giới.
_ Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng thởi đại: nêu cao nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
2/ Lê Thánh Tông ( 1442 – 1497).
-Là 1 hoàng đế anh minh, có tài năng xuất sắc về: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa. 
_ Lập Hội Tao Đàn.
_ Có nhiều tác phẩm văn học giá trị gồm: văn thơ chữ Hán (300 bài) và văn thơ chữ Nôm.
3/ Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV).
_ Là nhà sử học nổi tiếng ở thế kỉ XV.
_ Là tác giả bộ “Đại Việt sử kí toàn thư” (15 quyển)
4/ Lương Thế Vinh (1442 - ?).
_ Là nhà toán học nổi tiếng (Trạng Lường)
_ Công trình: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (Phật học), Hí phường phả lục (nghệ thuật).
	4 . Củng cố:
 Những cống hiến của Nguyễn Trãi và vua Lê Thánh Tông đối với sự nghiệp của nước Đại Việt ?
 5. Dặn dò: Học kĩ bài, làm bài tập phần IV.
 Xem trước bài “Ôn tập chương IV”.(Đọc và trả lời câu hỏi SGK)
 Trả lời câu 1+2 (hs yếu)

File đính kèm:

  • docTUAN 22 MOI.doc
Giáo án liên quan