Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 68: Làm bài tập lịch sử - Năm học 2012-2013

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1.Kiến thức :

 -Những nét chính về sự nghiệp của Quang Trung.

 -Quá trình thành lập của nhà Nguyễn.

 -Những nét chính về các cuộc khởi nghĩa lớn, nữa đầu TK XIX.

2.Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức lịch sử

3.Thái độ: Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Tính tự giác trong học tập.

 

II.PƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1.Chuẩn bị của giáo viên

 -Lược đồ khởi nghĩa nông dân nữa đầu TK XIX.

 -Tư liệu lịch sử về Quang Trung, nhà Nguyễn

 -Phiếu học tập, 2 bảng phụ.

 2.Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 68: Làm bài tập lịch sử - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/4/2013
Ngày dạy: ./4/2013
Tuần 34
Tiết 68
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1.Kiến thức : 
	-Những nét chính về sự nghiệp của Quang Trung.
	-Quá trình thành lập của nhà Nguyễn.
	-Những nét chính về các cuộc khởi nghĩa lớn, nữa đầu TK XIX.
2.Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức lịch sử 
3.Thái độ: Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Tính tự giác trong học tập.
II.PƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	1.Chuẩn bị của giáo viên
	-Lược đồ khởi nghĩa nông dân nữa đầu TK XIX.
	-Tư liệu lịch sử về Quang Trung, nhà Nguyễn
	-Phiếu học tập, 2 bảng phụ.
	2.Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp
III.DỰ KIÊN PHƯƠNG PHÁP
1.Chủ đạo: vấn đáp, trực quan, động nảo, trình bày 1 phút.
2.Bổ trợ: gợi mở, diễn giải.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT HOẠT CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. On định lớp (1p): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ (0p): Không
3.Bài mới (39p): giới thiệu bài mới
*HĐ 1: Tóm tắt sự nghiệp của Quang Trung.
.-Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận nội dung sau trong 4 phút
-H: Hãy tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của Quang Trung?
-H: Em có thái độ như thế nào trước những cống hiến của ông ?
-Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo.
-Giáo viên kết luận.
-Chuyển ý
*HĐ 2: Quá trình thành lập của nhà Nguyễn.
-H: Nhân cơ hội triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Anh đã có hành động gì? 
-GV sử dụng bản đồ Việt Nam tường thuật trận chiến Nguyễn Anh đánh đổ Tây Sơn.
-H: Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền.?
-Nhìn trên lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn, kể tên một số tỉnh và trực thuộc
-H: Em có nhận xét gì về cách tổ chức đơn vị hành chính dưới triều Nguyễn?
-H: Vua Gia Long chú trọng cũng cố luật pháp như thế nào?
-H: Nhà Nguyễn đã thi hành những biện pháp gì để cũng cố quân đội?
-Giảng: Nhân dân phải đi phu, đi lính để xây dựng những thành trì nguy nga, tráng lệ.GV hướng dẫn HS quan sát H62.63:
+ Quan võ thời Nguyễn mình mặc áo bào ngồi trên lưng ngựa, có lọng che rất oai phong.
+ Lính cận vệ thời Nguyễn được trang bị đầy đủ về khí giới, quan phục đồng bộ. Điều đó chứng tỏ nhà nước quan tâm cũng cố quân đội.
-H: Nhận xét gì về chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn?
-H: Hậu quả của chính sách đó?
-Chuyển ý: ...
*HĐ 3: Những cuộc khời nghĩa nông dân nữa đầu TK XIX.
-H: Nguyên nhân dẫn đếc các cuộc khởi nghĩa nông dân ở nữa đầu TK XIX ?
-H: Yêu cầu HS lập bàng thống kê diễn biến, kết quả các cuộc khởi nghĩa theo mẩu sau?
-Lớp trưởng báo cáo.
-Tiếp nhận thông tin
-Lớp chia thành 4 nhóm theo yêu cầu.
-Các nhóm tiếp nhận thông tin và thảo luận
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung.
-Tiếp nhận thông tin
-Đem thủy binh ra lấn dần vùng đất Tây Sơn.
- Đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.
- Năm 1806 lên ngôi Hoàng đế.
- Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.
- Chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
-Quan sát lược đồ và kể tên
-Đây là lần đầu tiên trên một lãnh thổ thống nhất, các tổ chức hành chính được sắp xếp chính quy như vậy.
-Năm 1815 bộ “Hoàng triều luật” gồm 22 quyển với 398 điều luật đã được ban hành. Nội dung dựa hẳn vào bộ luật nhà Thanh. 
-Xây dựng thành trì vững chắc.
- Lập hệ thống trạm ngưa từ Nam Quan đến Cà Mau.
-Lắng nghe tích cực
-Đóng cửa không tiếp xúc với nước ngoài nhưng lại thuần phục nhà Thanh một cách mù quáng.
-Thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta
-Tiếp nhận thông tin.
-Đời sống nhân dân cực khổ..
-Địa chủ hào lý.
-Dịch bệnh nạn đói hoành hành
-HS lập bảng thống kê theo mẩu trong thời gian 5 phút.
-HS báo cáo.
1. Tóm tắt sự nghiệp của Quang Trung. (10p)
*Sự nghiệp của Quang Trung.
-Năm 1753 – Sinh ra tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
-Năm 1771 –  Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
-Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
-Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.
-Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.
-Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.
-Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
-Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
-Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.
-Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
-Từ 1789 đến 1792 – Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.
-Ngày 15/9/1792 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.
*Thái độ của HS: có thái độ kính phục, tự hào về người anh hùng áo vải. Trân trọng và phát huy tinh thần bất khuất của ông, ra sức giử gìn và phát huy truyền thống dân tộc. Ra sức học tập góp phần xây dựng quê hương đất nước 
2. Quá trình thành lập của nhà Nguyễn. (10p)
-Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc rồi tiến về Thăng Long. Nguyễn Qunag Toản chạy lên bắc Giang thì bị bắt triều dịa tây sơn kết thúc
-1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua đặt niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân; 1906 lên ngôi hoàng đế.
-Nhà Nguyễn lập lại chế độ PK tập quyền, vua trực tiếp điều hành mọi việc từ TW đến địa phương. 
-Ban hành bộ hoàng triều luận lệ (Gia Long) 1815.
-1831-1832, chia cả nước thành 30 tỉnh,1 phủ trực thuộc, quân đội gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống phòng ngự theo chiều dài đất nước.
3. Những cuộc khời nghĩa nông dân nữa đầu TK XIX.
(19p)
a.Nguyên nhân:
-Đời sống các tầng lớp nông dân ngày càng cực khổ.
-Đại chủ hào lí chiếm d9aot5 ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề.
-Dịch bệnh nạn đói hoành hành khắp nơi
b. Diễn biến, kết quả.
Thời gian
Người lãnh đạo
Địa bàn hoạt động, kết quả
1. ..............
2. ..............
3. ..............
4. ..............
................................
...............................
...............................
...............................
...
..
..
..
-Yêu cầu đại diện HS bào cáo kết quả
-Giáo viên kết luận theo bảng sau.
Thời gian
Người lãnh đạo
Địa bàn hoạt động và kết quả.
1821-1827
Phan Bá Vành
-Phan Bá Vành nhười làng Minh Giám(Thái Bình), ông kêu gọi nhân dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ quan lại.
-Địa bàn hoạt động gồm các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, và Quảng Yên
è Nhà Nguyễn tốn nhiều công sức mới dẹp nổi.
1833-1835
Nông Văn Vân
-Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc tày, ông cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy.
-Địa bàn hoạt động của nghĩa quân rộng khắp núi rừng Việt Bắc và một số vùng trung du.
à Nhà Nguyễn phải 3 lần dem quân mới dẹp nổi.
1833-1835
Lê Văn Khôi
-Lê Văn Khôi vốn là thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Năm 1833, ông khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định).
-1834, ông qua đời vì bị bệnh, con trai ông lúc đó mới 8 tuổi lên thay. Năm 1835 cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt.
1854-1856
Cao Bá Quát
-Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm (Hà Nội), là nhà nho, nhà thơ lỗi lạc. Ông cùng một số bè bạnđã tập ho75pno6ng dân và các dân tộc miền trung du nổi dậy.
-Đầu năm 1855 ông hy sinh trong một trận chiến đấu ở vùng Sơn Tây. Cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục đến năm 1857 mới bị dập tắt.
-H: Các cuộc khởi nghĩa trên chứng tỏ điều gì?
4.Củng cố ( 4p)
-Giáo viên khái quát lại
+Những nét chính về sự nghiệp của Quang Trung.
+Quá trình thành lập của nhà Nguyễn.
+Những nét chính về các cuộc khởi nghĩa lớn, nữa đầu TK XIX.
5.Dặn dò (1p)
-Học thuộc bài, xem lại các bài vừa học, chuẩn bị tiết sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra HKII
-Thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của các tầng lớp nhân dân chống triều đình phong kiến nhà Nguyễn.
- Cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ thêm. Mâu thuẫn giai cấp trở nên sâu sắc.
-Lắng nghe tích cực.
-Ghi nhớ.
c. Ý nghĩa: 
-Là các cuộc đấu tranh thể hiện sự kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền của dân tộc.
-Góp phần củng cố khối đàon kết thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

File đính kèm:

  • docTuan 34 tiet 68.doc
Giáo án liên quan