Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 67, Bài 30: Tổng kết - Năm học 2012-2013

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1.Kiến thức :

 -Về lịch sử thế giới trung đại: Giúp học sinh củng cố những hiểu biết đơn giản, những đặc điểm chính của chế độ phong kiến phương Đông ( Đặc biệt là Trung Quốc ) và phương Tây: thấy được sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây.

 -Về lịch sử Việt Nam: Giúp học sinh thấy được quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nữa đầu thế kỉ XIX với nhiều biến cố lịch sử.

2.Kĩ năng:

-Sử dụng sách giáo khoa, đọc và phát triển mối liên hệ giữa các bài, các chương có cùng một chủ đề.

-Trình bày các sự kiện đã học, phân tích một số sự kiện, quá trình lịch sử, rút ra kết luận về nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của các qúa trình lịch sử đã học.

3.Thái độ:

-Giáo dục cho học sinh ý thức trân trọng những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong thời trung đại.

-Giáo dục lòng tự hào về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

 

II.PƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1.Chuẩn bị của giáo viên:

-Lược đồ thế giới thời trung đại.

-Lược đồ Việt Nam thời trung đại, Lược đồ các cuộc kháng chiến thời ngoại xâm,

-Tranh ảnh, tư liệu .

 2.Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 67, Bài 30: Tổng kết - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/4/2013
Ngày dạy: ./4/2013
Tuần 34
Tiết 67
Bài 30: TỔNG KẾT
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1.Kiến thức : 
	-Về lịch sử thế giới trung đại: Giúp học sinh củng cố những hiểu biết đơn giản, những đặc điểm chính của chế độ phong kiến phương Đông ( Đặc biệt là Trung Quốc ) và phương Tây: thấy được sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây.
	-Về lịch sử Việt Nam: Giúp học sinh thấy được quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nữa đầu thế kỉ XIX với nhiều biến cố lịch sử.
2.Kĩ năng: 
-Sử dụng sách giáo khoa, đọc và phát triển mối liên hệ giữa các bài, các chương có cùng một chủ đề.
-Trình bày các sự kiện đã học, phân tích một số sự kiện, quá trình lịch sử, rút ra kết luận về nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của các qúa trình lịch sử đã học.
3.Thái độ: 
-Giáo dục cho học sinh ý thức trân trọng những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong thời trung đại.
-Giáo dục lòng tự hào về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
II.PƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	1.Chuẩn bị của giáo viên: 
-Lược đồ thế giới thời trung đại.
-Lược đồ Việt Nam thời trung đại, Lược đồ các cuộc kháng chiến thời ngoại xâm,
-Tranh ảnh, tư liệu .
	2.Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp
III.DỰ KIÊN PHƯƠNG PHÁP
1.Chủ đạo: vấn đáp, trực quan, động nảo, trình bày 1 phút.
2.Bổ trợ: gợi mở, diễn giải.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT HOẠT CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. On định lớp (1p): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ (0p): Không
3.Bài mới (39p): giới thiệu bài mới
*HĐ 1: Những nét lớn về chế độ phong kiến.
* GV giới thiệu, tổng kết lại chương trình lịch sử 7:
-Lịch sử thế giới trung đại.
-Lịch sử Việt Nam t6ừ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
* Hướng dẫn học sinh ôn tập qua các câu hỏi trong sách giáo khoa.
-H: Xã hội phong kiến đã được hình thành và phát triển như thế nào?
-H: Cơ sở kinh tế xã hội của xã hội phong kiến là gì?
à Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong công xã nông thôn và lãnh địa, kĩ thuật canh tác lạc hậu ( chưa có máy móc, năng suất thấp, phụ thuộc hoàn toàn về thêin nhiên  
-H: Các giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến là gì?
-H: Thể chế chính trị của chế độ phong kiến là gì?
-Chuyển ý
*HĐ 2: Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến ở châu Âu
- Lưu ý: ở mục này, giáo viên nên sử dụng lại bảng tổng kết về xã hội phong kiến ở bài 7.
-H: Trình bày những nét giống nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến châu Au?
-H: theo em thời điểm ra đời và thời gian tồn tại của xã hội phong kiến ở phương Đông và châu Au có gì khác biệt?
-H: Cơ sở kinh tế ở phương Đông khác với ở châu âu như thế nào?
-H: Chế độ quân chủ ở phương Đông có hì khác so với chế độ ở Châu Au? 
à Giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ với những kiến thức đã học ( chế độ phong kiến ở các nước châu Au, ở trung Quốc, Việt Nam . . . )
-Lớp trưởng báo cáo.
-Tiếp nhận thông tin
-Lắng nghe tích cực.
-Xã hội phong kiến được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại.
-Xã hội phong kiến phát triển qua các giai đoạn: hình thành à phát triển cực thịnh à suy vong.
-Cơ sở kinh tế xã hội: nông nghiệp là nền tảng, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
-Phương Đông: Địa chủ – nông dân lĩnh canh.
-Phương Tây: lãnh chúa, nông nô.
-Chế độ quân chủ ( vua đứng đầu )
-Tiếp nhận thông tin.
- Học sinh trình bày lại các vấn đề đã nêu trong phần 1.
-Xã hội phong kiến phương Đông ra đời sớm và tồn tại lâu hơn so với xã hội phong kiến châu Au.
-Ở phưông Đông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế công thương nghiệp không phát triển.
-Ở phương Tây,, sau thế kỉ XI, thành thị Tru g đại xuất hiện à nền kinh tế trong thành thị trung đại tồn tại song song với nền kinh tế lãnh địa.
-Phương Đông: Vua có quyền lực tối cao.
-Phương Tây: Quyền lực của Vua bị hạn chế trong lãnh địa. Thế kỉ XV – XVI là giai đoạn suy vong. Chủ nghĩa tư bản dân hình thành trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
-Học sinh hoàn thành bài tập theo bảng phụ sau
1. Những nét lớn về chế độ phong kiến. (9p)
- Hình thành trên sự tan rã của xã hội cổ đại.
-Cơ sở kinh tế, nông nghiệp.
-Giai cấp cơ bản: địa chủ >< nông dân.
Hoặc: Lãnh chúa >< nông nô.
-Thể chế chính trị: quân chủ chuyân chế.
2. Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến ở châu Âu.
(10p)
Phong kiến phương Đông
Phong kiến châu Âu
Thời gian hình thành:
	..
	.
Cơ sở kinh tế – xã hội:
	..
	..
-Nhà nước
Thời gian hình thành:
Cơ sở kinh tế – xã hội:
- Nhà nước
 .....................................................	
-Chuyển ý: ...
*HĐ 3: Tên các vị anh hùng
-H: Em hãy kể tên các vị anh hùng, những người có công với dân tộc mà em đã được học trong chương trình sử 7?
-Chuyển ý: ...
*HĐ 4: Sự phát triển KT – VH Việt Nam từ TK X – XIX.
-Hướng dẫn HS thực hiện theo bảng sau
-Tiếp nhận thông tin
-Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Vua Trần Nhân Tông, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trải, Vua Lê Thành Tông.Nguyễn Huệ
-Tiếp nhận thông tin
3. Tên các vị anh hùng. (5p)
Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Vua Trần Nhân Tông, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trải, Vua Lê Thành Tông.Nguyễn Huệ
4. Sự phát triển KT – VH Việt Nam từ TK X – XIX.
(15p)
Nội dung
Các giai đoạn và những điểm mới
Ngô – Đinh – Tiền Lê
Lý – Trần
Lê sơ
TK XVI – XVIII
Nữa đầu TK XIX
Nông nghịêp
-Khuyến khích sản xuất.
-Tổ chức tổ cài tịch điền.
-Chú ý đào vét kênh ngồi.
-Ruộng đất tư ngày càng nhiều, xuất hiện điền trang, thái ấp.
-Thi hành chính sách “ ngụ binh ư nông”
-Thực hiện phép quân điền.
-Đặt ra các cơ quan chuyên trách như khuyến nôn sứ 
-Đàng ngoài: bị trì trệ, kìm hãm. Đàng trong có những bước phát triển.
-Vua Quang Trung ban “chiếu khuyến nông”
-Khai hoang lập ấp, lập đồn điền.
-Việc sửa đắp đê không được chú trọng.
Thủ công nghiệp
-Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước
-Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triền.
-Xuất hiện nghề gốm Bát Tràng.
-36 phường thủ công ở thăng Long.
-Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp.
-Xuất hiện công xưởng ( cục bách tác )
Nhiều làng, nghề thủ công
Mở rộng khai thác mỏ.
Thương nghiệp
-Đúc tiền đồng để lưu thông trong nứơc.
-Xuất hiện trung tâm buôn bán và chợ làng quê.
-Đẩy mạnh ngoại thương.
-Thăng Long là trung tâm kinh tế sầm uất.
-Khuyến khích kở chợ.
-hạn chế buôn bán với người nước ngoài.
-Xuất hiện đô thị, phố xá.
-Giảm thuế, mở cửa ải, thông chợ búa.
-Nhiều thành thị, thị tứ mới.
-Hạn chế buôn bán với người phương Tây.
Văn học nghệ thuật, giáo dục
-Văn hoá dân gian là chủ yếu.
-Giáo dục chưa phát triển.
-Các tác phẩm văn học tiêu biểu của Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu.
-Xây dựng quốc tử giám.
-Mở nhiều trường học, khuyến khích thi cử.
-văn học chữ nôm giữ vị trí quan trọng.
-Chữ quốc ngũ ra đời.
-ban hành “ Chiếu lập học”
-Nhiều chuyện Nom ra đời.
-Nghệ thuật sân khấu đa dạng phong phú.
-Văn học phát triển rực rỡ.
-Nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nổi tiếng.
Khoa học kĩ thuật.
-Cơ quan chuyên viết sử ra đời.
-Thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tinh
-Nhiều tác phẩm sử học, địa lý học, toán học.
-Chế vũ khí
-Phát triển làng nghề thủ công.
-sử học, địa lý học đạt nhiều thành tựu.
-Tiếp thu kĩ thuật máy móc tiên tiến của phương Tây.
4.Củng cố (4p)
-Giáo viên hệ thống lại
+Những đặc điểm chính của chế độ phong kiến phương Đông ( Đặc biệt là Trung Quốc ) và phương Tây: thấy được sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây.
+Quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nữa đầu thế kỉ XIX với nhiều biến cố lịch sử.
5.Dặn dò (1p)
-Học thuộc bài.
-Chuẩn bị tiết sau làm bài tập lịch sử.
-Lắng nghe tích cực.
-Ghi nhớ.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
....................................................................................
.......................................................	

File đính kèm:

  • docTuan 34 tiet 67.doc