SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG TIẾT DẠY BỘ MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 Ở TRƯỜNG THCS

Để dạy học ở trường THCS có hiệu quả tốt,đặc biệt là khi áp dụng phương pháp thảo luận trong dạy học tôi có một số đề xuất sau :

- Giáo viên phải kiên trì đầu tư nhiều tâm – sức vào các vấn đề , vận dụng sáng tao các phương pháp dạy và phương pháp thảo luận nhóm để thu hút học sinh vào bài giảng của mình

- Nhà trường nên động viên ,khích lệ việc thực hiện thảo luận nhóm ở tất cả các bộ môn , nếu chỉ thực hiện ở bộ môn lịch sử thì rất khó khăn

- Phòng giáo dục cần đánh giá đúng năng lực của giáo viên để có những biện pháp động viên , khích lệ kịp thời,tránh việc nhìn nhận sai,cào bằng trong đánh giá

- Ngành giáo dục cần phải đầu tư thiết bị dạy và học cho tương xứng với học sinh hiện nay, nên thường xuyên chứ không nên sử dụng vào vài tiết lại thôi . Đây cũng là điều góp phân tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên phát huy tốt giờ dạy .

 

doc22 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2744 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG TIẾT DẠY BỘ MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 Ở TRƯỜNG THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 .Các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc khác nhiệm vụ . 
- Để chia nhóm theo ngẫu nhiên ,có thể dùng thẻ học tập co ghi số hoặc điểm danh hoặc ghép mảnh theo chủ đề học tập . Trong tiết học ,nếu có nhiều nội dung ,ta nên thay đổi hình thức nhóm ,tạo ra cái mới ,không khí học tập vui vẻ hơn
- Để chia theo chủ định ,giáo viên nên chú ý đặc điểm của học sinh (trình độ ,thái độ ,tính cách ,giới tính) để cơ cấu nhóm cho phù hợp . 
* Các hình thức nhóm cụ thể :
- Nhóm nhỏ (2-3 hs) : Kỹ thuật này thường dùng khi cần học sinh trao đổi ,thảo luận những vấn đề cụ thể ,đơn giản ,thời gian ngắn 
- Nhóm ghép đội : dùng để nghiên cứu ,phân tích ,trao đổi vê một số vấn đề phức tạp đòi hỏi có sự cộng tác cao
- Nhóm 4-6 HS : dung khi hs trao đổi ý kiến hoặc thực hành một công việc cụ thể đồi hỏi nổ lực chung của cả nhóm khi tiến hành thảo luận 
- Nhóm 6-8 HS : dùng khi thảo luận với nội dung có nhiều vấn đề ,nhiều quan điểm trong khả năng giải quyết của học sinh ,các vấn đề cần so sánh hay đi sâu hơn vào một nội dung đã thảo luận ở nhóm nhỏ nhưng khó thực hiện chung cho cả lớp 
- Nhóm xuất phát và nhóm chuyên sâu : dùng khi thu thập thông tin và các vấn đề thảo luận ,rèn luyện kỹ năng xử lý và trình bày thông tin
*Các bước tiến hành : 
- Bước 1 : Giáo viên hợp chung cả lớp ,chia nhóm ,nêu vấn đề học tập xác định nhiệm vụ nhận thức cho nhóm ,gợi ý và hướng đẫn học sinh cách thảo luận 
- Bước 2 : Học sinh phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Giáo viên quan sát ,theo dõi và giúp đỡ các em thảo luận nếu cần 
- Bước 3 : Học sinh cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm ,góp ý và bổ sung cho nhau 
- Bước 4: giáo viên đánh giá ,nhận xét ,bổ sung ,kết luận 
c) Tiến hành các khâu trong quá trình thảo luận
* Chuẩn bị nội dung thảo luận :
- Trước tiên GV cần chọn bài, chọn vấn đề thích hợp cho HS thảo luận.
- Cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận là phải xem xét nghiên cứu xem HS đã biết gì về chủ đề đã nêu ra.
- Khi đã chọn được vấn đề thảo luận đúng yêu cầu, GV cần thông báo cho học sinh chuẩn bị ý kiến (viết thành văn bản) tham gia thảo luận.
- Từ đó HS ý thức được yêu cầu nội dung của đề tài, các nguồn tài liệu chính, kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ của tập thể cũng như của từng cá nhân
* Tổ chức thảo luận :
- Mở đầu thảo luận.
GV nên thông báo về chủ đề cần thảo luận, quy trình và nguyên tắc thảo luận.
- Hướng dẫn thảo luận.
 Trong quá trình thảo luận GV làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không tham gia ý kiến thảo luận, không cắt ngang lời HS, không tỏ phản ứng nếu câu trả lời, tranh luận không đúng với ý mình. Tuy nhiên nhằm làm tăng thêm hứng thú khi thảo luận, GV cũng có thế đưa ra các câu, giống như “ván nhún” hoặc nêu ra cách thảo luận để tạo không khí sôi nổi cho buổi thảo luận. Tạo không khí thân mật, cởi mở, khuyến khích sự tham gia của mỗi HS trong thảo luận. Khi thảo luận, GV phải nghe cẩn thận những điều học HS nói để hiểu HS định nói cái gì.
* Tổng kế thảo luận :
GV tổng kết những ý kiến phát biểu, nêu lên một cách súc tích và có hệ thống những ý kiến thống nhất và chưa thống nhất.
- Tham gia ý kiến về những điều chưa thông nhất và bổ sung thêm những điều cần thiết. Những ý kiến chưa thống nhất có thể sắp xếp vào buổi thảo luận sau
- GV cần đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét tinh thần thái độ làm việc chung của tập thể, của nhóm và cá nhân HS.
** Một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức thảo luận nhóm 
Các vấn đề đưa ra thảo luận phải là những vấn đề buộc các thành viên trong nhóm cùng suy nghĩ để đóng góp tìm hiểu bài 
Khi chia nhóm thảo luận nên cơ cấu có đủ thành phần (giỏi – khá – trung bình – yếu – kém, hiếu đông – trầm lặng). Nên để học sinh luân phiên nhau làm nhóm trưởng ,thư kí . Qui mô nhóm không nên quá đông
Giáo viên nên chuẩn bị kỹ vấn đề cần thảo luận và dự kiến các tình huống xảy ra cùng các phương án xử lý 
Giao nhiệm vụ phải rõ ràng ,cụ thể ,đảm bảo mỗi học sinh đều hiểu nhiệm vụ 
Trong quá trình học sinh làm việc,giáo viên phải theo dõi từng nhóm ,có sự giúp đỡ ,hướng dẫn kịp thời ,đảm bảo tất cả học sinh đều làm việc 
Trong mỗi nhóm cần có sự phân công ràng nhiệm vụ cụ thể trong đó đề cao vai trò hợp tác 
Cần tao không khí thi đua giưa các nhóm để khuyến khích học tập 
Giáo viên nên nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên ,khuyến khích các nhóm thảo luận tốt hơn và rút kinh nghiệm các nhóm làm việc chưa tốt 
4 . Các phương pháp, biện pháp tiến hành thực nghiệm đề tài có hiệu quả là :
a/ Về chuẩn bị dụng cụ để hoạt động nhóm :
- Theo tôi đặc thù các lớp 7 ở trường Trung học cơ sở Phan Đình Phùng thì mỗi lớp có 16 bàn nên chia thành 4 nhóm (để tránh di chuyển nhiều tốn thời gian và ồn ào mất trật tự, chỉ 2 bàn quay mặt lại là được).
- Mỗi nhóm phải có 2 bảng phụ, kích thước không nhỏ và cũng không quá to, quy định cỡ 50cm x 70cm là vừa + bút lông xóa được, 1 cây màu đỏ và 1 cây màu xanh hoặc đen.Nếu vùng khó khăn giáo viên có thể làm bảng phụ bằng giấy A4 và bút chì màu
- Giáo viên phân nhóm và có nhóm trưởng, nhóm phó,thư kí (phòng khi nhóm trưởng vắng) để điều hành chung và chuẩn bị dụng cụ cho tốt.
b/ Về phương pháp cách thức hoạt động :
* Về phía giáo viên.
- Chọn nội dung hoạt động nhóm thường là nội dung có nhiều ý, nội dung trọng tâm, có tính tư duy học sinh trung bình và yếu khó giải quyết.
- Xây dựng trong giáo án hệ thống câu hỏi, tình huống vấn đề phải cụ thể rõ ràng có dàn ý hệ thống chi tiết, giúp Hs dễ biết cách thức nhanh chóng và có hệ thống (vì thời gian có hạn).
- GV nên cho HS về nhà xem trước, phân tích, tìm hiểu là toàn bài học mới, nhưng để chuẩn bị thì có thể cho 2 ª3 nội dung và có thể 2 nhóm hoặc 3 nhóm chuẩn bị một nội dung không nên đưa ra nhiều nội dung thảo luận quá (4) hoặc ít quá (1) nên chọn sao cho hợp lí tùy nội dung và thời gian trong tiết dạy.
* Về phía học sinh :
- Phải chuẩn bị nội dung trước ở nhà
- Khi đến lớp có lệnh thảo luận phải nhanh chóng vào vị trí, phải biết dựa vào SGK, kiến thức cũ đã học, lược đồ, biểu đồ, bài tập, câu hỏi để bàn bạc thảo luận.
- Nhóm trưởng phải tôn trọng tất cả các ý kiến của các thành viên trong nhóm, phải làm sao ( giảng giải, phân tích) cho các học sinh trung bình, yếu trong nhóm hiểu được vấn đề và có thể thay mặt nhóm lên trình bày trước lớp.
- HS thảo luận nhỏ đủ nghe trong nhóm, không cãi và ồn ào, đi lại trong lớp, khi có hiệu lệnh hết thời gian thảo luận nhanh chóng quay về vị trí và tiếp tục chú ý theo dõi để tiếp thu kiến thức hoặc bổ sung thêm ý kiến
-Trước khi thảo luận nhóm về một vấn đề (một nội dung cần phân tích,giải thích) nên cho mỗi cá nhân trong nhóm tự ghi ý kiến riêng vào phiếu học tập (hoặc giấy nháp riêng) rồi đưa ra thảo luận thống nhất ý kiến đúng.
IV/ KẾT QUẢ
1. Các giáo án soạn giảng theo đề tài và có áp dụng biện pháp thực hiện thử nghiệm
Ví dụ 1 : PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI.
tiết 1: BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
 Sau khi dạy hết phần 1 hoạt động cả lớp đến phần 2 giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm như sau :
Mục 2 : Lãnh địa phong kiến.
Chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm 4 bàn) – Thời gian 03 phút
* Nhóm 1 + 2 :
H:Quan sát H1 sgk, thảo luận nhóm theo câu hỏi.
? Em hãy miêu tả và nhận xét về lãnh địa phong kiến H1 sgk.
* Nhóm 3 + 4 :
H:Quan sát H1 sgk, thảo luận nhóm theo câu hỏi.
? Em hãy miêu tả và nhận xét về lãnh địa phong kiến H1 sgk.
? Đặc trưng kinh tế lãnh địa là gì?
Ví dụ 2 : TIẾT 5 - BÀI 4 - TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
phần 6:Văn hoá, khoa học, kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến.
Sau đó chia cả lớp thành 8 nhóm mỗi nhóm 2 bàn – Thời gian 05 phút
* Nhóm 1,2,3,4 
H:Quan sát H10 sgk
? Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất đồ gốm?
* Nhóm 5,6,7,8
? Em hãy trình bày hiểu biết của em về khoa học- kĩ thuật của Trung Quốc phong kiến.
Ví dụ 3 : TIẾT 7- BÀI 6. CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á.
1.Sự hình thành các vương quốc ở Đông Nam á.
HS trao đổi theo cặp 02 người – Thời gian 02 phút
Điều kiện tự nhiên các quốc gia Đông Nam á có thuận lợi và khó khăn gì?
Ví dụ 4 : TIẾT 12 : BÀI 9: NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH- TIỀN LÊ
I : TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ- QUÂN SỰ
2.Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.
Cho cả lớp thảo luận theo 08 nhóm(02 bàn 1 nhóm) – Thời gian 05 phút
 * Nhóm 1,2
Nhà Lê được thành lập trong hoàn cảnh nào?
* Nhóm 3,4
Vì sao Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua? 
* Nhóm 5,6 
Việc Thái Hậu Dương Vân Nga khoác áo ngự bào cho Lê Hoàn nói lên điều gì?
 * Nhóm 7,8
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy triều đình trung ương Tiền Lê?
Ví dụ 5 : TIẾT 14 : BÀI 10 : NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
2.Luật pháp và quân đội.
*Chia lớp thành 04 nhóm– Thời gian 03 phút
 *Nhóm 1,2
Nhận xét về quân đội thời Lý?
*Nhóm 3,4
Để xây dựng khối đoàn kết dân tộc nhà Lý có chủ trương gì?
Ví dụ 6 : Tiết 32 BÀI ÔN TẬP
*Chia lớp thành 04 nhóm: – Thời gian 10 phút
Lập bảng thống kê :các triều đại phong kiến từ thế kỉ X-XIV, thời gian, các cuộc kháng chiến chống xâm lược, các thành tựu văn hoá, khoa học của các triều đại đó, gương tiêu biểu.
	- Các nhóm lên báo cáo kết quả vào khổ giấy tô-ki
	- HS nhận xét
	- GV: đánh giá, chuẩn kiến thức
Ví dụ 7 : 
Tiết 45 Bài 21 
ÔN TẬP CHƯƠNG IV
 *Chia lớp thành 04 nhóm: – Thời gian 06 phút
*Nhóm 1,2
So sánh sự giống và khác nhau giữa hai tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê và Lí-Trần
*Nhóm 3,4 
Cách đào tạo, tuyển dụng quan lại thời Lê và thời Lí-Trần có gì khác nhau?
Ví dụ 8 : 
Tiết 53 Bài 25
PHONG TRÀO TÂY SƠN.
II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM Lược XIÊM
2.Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút.
*Cho cả lớp thảo luận theo 08 nhóm(02 bàn 1 nhóm) – Thời gian 03 phút
*nhóm 1,2, 3,4 
Vì sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông này làm trận địa mai phục giặc?.
*Nhóm 5,6,7,8
Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Ví dụ 9 : 
Tiết 54 Bài 25
PHONG TRÀO TÂY SƠN.
 III. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh.
2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản - Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.
*Cho cả lớp thảo luận theo 02 nhóm(08 bàn 1 nhóm) – Thời gian 03 phút
*nhóm 1 
Vì sao Nguyễn 

File đính kèm:

  • docSKKN LICH SU LOP 7doc.doc
Giáo án liên quan