Phật Thích Ca - Người sáng lập ra Đạo Phật

Trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới hiện nay ( Phật giáo, Thiên chúa Giáo và Hồi giáo ) thì Phật giáo là tôn giáo ra đời sơn nhất ( thế kỷ thứ Vũ khí TCN ) và có ảnh hưởng sâu đậm đến văn hoá của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia của Châu Á. Người sáng lập ra Đạo Phật là một người Ấn Độ sống cách chúng ta khoảng 2500 năm. Đó là Đức Phật Thích Ca.

Một số tài liệu lịch sử đáng tin cậy nói rằng Phật Thích Ca là con trai thủ lĩnh Sakia ở một bộ lạc nhỏ cư trú ở chân núi Himalaya. Ngài đã từ bỏ gia đình đi tu hành và sáng lập ra giáo thuyết mới được rất nhiều người tin theo . Sau nhiều năm hành Đạo, ngài đã đem giáo pháp mới của mình phổ biến tới các bộ lạc sống ở phía Bắc sông Hằng và các tiểu quốc Kôsala và Mangadha. Ngài mất vào khoảng những năm 486 - 473 TCN, thọ 80 tuổi. Tư liệu lịch sử chỉ vỏn vẹn có như vậy. Thế nhưng các môn đồ của Đạo Phật sau này đã dựng nên một câu chuyện sống động, ly kỳ về cuộc đời của Ngài.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phật Thích Ca - Người sáng lập ra Đạo Phật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế giới hiện nay ( Phật giáo, Thiên chúa Giáo và Hồi giáo ) thì Phật giáo là tôn giáo ra đời sơn nhất ( thế kỷ thứ Vũ khí TCN ) và có ảnh hưởng sâu đậm đến văn hoá của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia của Châu Á. Người sáng lập ra Đạo Phật là một người Ấn Độ sống cách chúng ta khoảng 2500 năm. Đó là Đức Phật Thích Ca.
Một số tài liệu lịch sử đáng tin cậy  nói rằng Phật Thích Ca là con trai thủ lĩnh Sakia ở một bộ lạc nhỏ cư trú ở chân núi Himalaya. Ngài đã từ bỏ gia đình đi tu hành và sáng lập ra giáo thuyết mới được rất nhiều người tin theo . Sau nhiều năm hành Đạo, ngài đã đem giáo pháp mới của mình phổ biến tới các bộ lạc sống ở phía Bắc sông Hằng và các tiểu quốc Kôsala và Mangadha. Ngài mất vào khoảng những năm 486 - 473 TCN, thọ 80 tuổi. Tư liệu lịch sử chỉ vỏn vẹn có như vậy. Thế nhưng các môn đồ của Đạo Phật sau này đã dựng nên một câu chuyện sống động, ly kỳ về cuộc đời của Ngài.
Cuộc đời của Phật Thích Ca được kể lại trong các truyền thuyết sau:
" Vào một đêm, Mahamaia, người vợ chính của Suddhodana, Vua của người Sakia mơ thấy mình được đưa tới hồ thiêng  Anavatấpt ở Himalaya . Sau khi các Thiên thần tắm rửa cho bà  trong hồ thiêng, thì có một con voi trắng khổng lồ có đoá sen ở vòi bước tới và chui vào sườn bà. Ngày hôm sau, các nhà thông thái được vời tới để giải giấc mơ của Hoàng Hậu. Các nhà thông thái cho rằng, giấc mơ là điềm Hoàng Hậu cóa mang và sẽ sinh hạ được một Hoàng tử tuyệt vời, người sau này sẽ trở thành vị chúa tể của thế giới hoặc người thày của thế giới. Đến ngày, đến tháng, Hoàng Hậu Mahamaia trở về nhà cha mình để sinh con. Thế nhưng vừa tới khu vườn Lumbini, cách thủ đô Capilavastu của người Sakia không xa, Hoàng Hậu trở dạ và vị Hoàng tử đã ra đời. Vừa ra đời, vị Hoàng Tử tí hon đã đứng ngay dậy, đi bảy bước và nói: " Đây là kiếp cuối cùng của ta, từ nay ta không phải luân hồi một kiếp nào nữa !".
Đến ngày thứ năm, một nghi thức trọng thể được tổ chức và Hoàng Tử được đặt tên là Siddhartha . Để ngăn cản Hoàng Tử không nghĩ tới việc tu hành, đức Vua cha đã tìm mọi cách tạo ra quanh người con trai của mình một cuộc sống vương giả. Hoàng Tử được học mọi điều kiến thức để sau này trở thành vị Vua tài ba anh minh trị vì đất nước Ấn Độ bao la. Thế rồi, nhà Vua và quần thần đã kén cho Hoàng Tử một người vợ kiều diễm. Nhưng cuộc đời vương giả không cám dỗ được Hoàng Tử trẻ tuổi. Bốn sự việc do các Thần tạo ra đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của Hoàng Tử Siddhartha. Đó là một lần khi đang dạo chơi trong vườn, Hoàng Tử nhìn thấy một ông già gầy còm, ốm yếu và nhận ra một điều là mọi người rồi ai cũng phải già yếu như thế. Ít lâu sau, Hoàng Tử lại được chứng kiến cảnh người ốm và người chết. Ba sự việc trên làm cho Hoàng Tử băn khoăn lo nghĩ về kiếp người và muốn cứu con người thoát khỏi những trầm luân đau khổ của kiếp luân hồi: sinh, lão, bệnh, tử. Chính sựu việc thứ tư đã đem đến cho Hoàng Tử niềm an ủi và hy vọng. Lần đó, Hoàng Tử nhìn thấy một vị hành khất dáng vẻ bần hàn nhưng lại ung dung tự tại. Vừa nhìn thấy vị hành khất Hoàng Tử như bừng tỉnh và quyết định ra đi trở thành nhà hành khất như thế.
Được tin, đức Vua Suddhôđana tìm mọi cách ngăn cản Hoàng Tử. Thế nhưng Hoàng Tử không thể nào xua đi được bốn sự việc mà mình đã chứng kiến khiến lòng dạ Hoàng Tử không lúc nào được thanh thản. Ngay cả tin mừng công chúa Yashôdhartha sinh cho Hoàng Tử một Hoàng nam cũng không làm Hoàng Tử Siddhartha vui. Ngay đêm hôm đứa trẻ ra đời, khi mọi người đã ngủ say, Hoàng Tử lặng lẽ đến nhìn con và vợ lần cuối rồi đánh thức người đánh xe dậy cùng mình cưỡi con ngựa Canthaca yêu quý rời khoải hoàng cung. Khi đã rời khỏi đô thành Hoàng Tử trút bỏ bộ áo Hoàng tộc và mặc lên người bộ quần áo thường dân. Hoàng Tử dùng kiếm cắt mớ tóc dài của mình và nhờ người đánh xe đem mớ tóc và bộ quần áo về trao lại cho đức Vua. Còn con ngựa Canthaca vì đau khổ phải chia tay với ông chủ của nó nên đã lăn ra chết ngay tại chỗ. Rời hoàng cung dứt áo ra đi, Hoàng Tử Siddhartha đã trở thành nhà tu hành.
Thoạt đầu Hoàng Tử đi lang thang đây đó, sống theo kiểu khổ hạnh. Sau đó Ngài vào rừng tu. Nhà hiền triết Alara Calama dạy cho Ngài các phép thiền định và những triết lý của Upanishad. Học thuyết và thực hành giải thoát cá nhân của Upanishad không hấp dẫn Hoàng Tử. Ngài đi tiếp và nhập vào nhóm năm người tu khổ hạnh. Suốt sáu năm trường ép xác Hoàng Tử gần như chỉ còn bộ xương khô mà vẫn chưa tìm được chân lý giải thoát. Ngài bèn bỏ cuộc sống tu hành khổ hạnh và trở lại ăn uống bình thường.
Khi Hoàng Tử Siddhartha 35 tuổi, một hôm Ngài đến ngồi dưới gốc cây bồ đề ở ngoại vi thành phố Gaia, thuộc vùng đất của Vua Bimbisara. Cho đến một hôm có nàng Sudjata, con gái một nông dân trong vùng đem cho Ngài một bát cơm to nấu bằng sữa. Ăn xong, Ngài xuống sông tắm rửa, rồi trở lại gốc cây bồ đề. Ngài ngồi Thiền định và nguyện sẽ không đứng dậy nếu không tìm ra sự giải thoát về điều bí ẩn của sự khổ đau. Và Hoàng Tử đã ngồi dưới gốc cây bồ đề suốt 49 ngày đêm. Bảy tuần lễ đó là cả một chuỗi ngày đầy thử thách. 
Để phá sự thiền định của Hoàng Tử, con quỷ giữ Mara tìm đủ mọi cách làm Ngài nản chí. Thoạt đầu, quỷ Mara biến thành sứ giả đến báo cho Hoàng Tử một tin bịa đặt là em trai Hoàng Tử là Devadatta nổi loạn bắt nhốt đức Vua cha vào ngục và chiếm nàng Yashodrara làm vợ. Thế nhưng tin giữ đó không làm cho Hoàng Tử bận tâm. Mara bèn gọi các quỷ giữ tới làm ra mưa to gió lớn gây ra động đất, lụt lội, nhưng Hoàng Tử vẫn ngồi bình thản dưới gốc cây bồ đề. Cảm phục trước ý chí kiên định của Hoàng Tử, rắn thần Naga dùng thân làm bệ che cho Hoàng Tử ngồi, dùng bảy đầu làm tán che mưa gió cho Hoàng Tử. Thấy thế quỷ giữ Mara bèn dùng biện pháp quyết liệt và tinh tế hơn để công phá vào thành trì kiên định của Hoàng Tử Siddhartha. Nó cho gọi ba cô con gái xinh đẹp của mình là các nàng Khát Vọng, Khoái Lạc và Dục Vọng tới múa nhảy mê hoặc nhà tu hành trẻ tuổi. Thế nhưng biện pháp cuối cùng của quỷ Mara này cũng thất bại và lũ quỷ phải rời khỏi gốc cây bồ đề. Rạng sáng ngày thứ 49, Siddhartha đã tìm ra bí mật của sự đau khổ, đã hiểu vì sao mà thế giới tràn đầy khổ đau và cũng tìm ra được cách chiến thắng những đau khổ. Siddhartha đã hoàn toàn giác ngộ và thành Buddha (Đấng giác ngộ ). 
Sau khi giác ngộ Đức Phật còn ngồi tiếp bảy ngày nữa dưới gốc cây bồ đề suy ngẫm về những chân lý diệu kỳ mà mình vừa khám phá. Ngài phân vân  không biết có nên phổ biến Đạo pháp của mình cho thế giới hay không vì nó huyền diệu quá, khó hiểu quá đối với mọi người. Chính thượng đế Brahma phải giáng trần, khích lệ Đức Phật truyền bá Đạo pháp của mình cho thế gian. Chỉ khi đó, Phật mới rời khỏi cây bồ đề đi tới khu vực vườn Lộc Uyển gần Varanasi để giảng bài thuyết pháp đầu tiên cho năm người bạn tu khổ hạnh của mình. Sự kiện này được chép lại như là một trong những sự kiện quan trọng nhất của Đạo Phật và được gọi là Phật quay bánh xe Đạo pháp ( Chuyển Pháp luân ). Giáo pháp mới của Phật đã gây ấn tượng mạnh với năm nhà tu khổ hạnh và lập tức họ trở thành môn đồ đầu tiên của Đức Phật. Vài ngày sau, số môn đồ của Phật tăng tới 60 người. Ngài phái các môn đồ của mình đi khắp nơi truyền bá Đạo pháp. Theo thời gian, số tín đồ theo Đạo pháp của Phật ngày càng đông và các tổ chức Tăng Già đã ra đời ( Tăng Già là nhóm 4 nhà xuất gia hay tu sĩ Phật giáo ).
Các truyền thuyết kể nhiều về những năm tháng đi truyền đạo và những kỳ tích của Phật. Sau khi truyền đạo ở các nơi khác Phật trở về truyền đạo cho Cha, vợ, con trai Rahula cũng như nhiều triều thần khác, trừ người em họ Đevađatta. Ghen tức trước uy danh của người anh, Đevađatta thả con voi điên với âm mưu để nó vào giết  Phật. Nhưng kỳ lạ thay, con voi điên hung dữ đã cúi đầu khuất phục trước Đức Phật uy nghi. Trong khi ở lại quê nhà Đức Phật còn ngăn chặn được cuộc chiến tranh giữa người Sakia và người Côlia. Ngài một mình đi giữa hàng quân của hai bộ lạc và giảng cho họ hiểu về sự vô lý của chiến tranh.
Các truyền thuyết còn kể lại rằng, một lần tại Sravasti, để chứng tỏ uy lực của mình đối với các giáo phái đối lập, Đức Phật đã bay lên không trung toả hào quang rực rỡ biến hoá kỳ diệu trước mặt những người thù địch. Truyện kể rằng, một lần có người phụ nữ có con bị chết đã đến xin Đức Phật làm cho con mình sống lại. Đức Phật nhận lời, nhưng đưa ra yêu cầu là người mẹ phải tìm được một nắm hạt cải của một nhà không hề có người chết. Người mẹ đi hết nhà này đến nhà khác mà không tìm thấy nhà nào không  có người chết. Cuối cùng, người mẹ kia hiểu rằng đau khổ và chết là sự tất yếu đối với mọi người và bà đã quy y theo Phật. 
Trong suốt bốn mươi năm trời, Đức Phật đi khắp nơi truyền bá Đạo pháp. Đến năm 80 tuổi, biết mình tuổi cao, sức yếu, Đức Phật cùng các môn đồ trở về chân núi Himalaya nơi Ngài sinh ra và lớn lên. Trên đường, Phật đã chuẩn bị mọi thứ cho các môn đồ để họ có thể tự lập được sau khi Ngài viên tịch. Và, tại một nơi thuộc ngoại vi thành phố Cusinagara, Phật đã ra đi. Câu nói cuối cùng của Phật là : Hỡi các Tì Kheo, tất cả những gì đang tồn tại rồi sẽ qua đi. Vậy các người càng nên không ngừng gắng sức !
Các truyền thuyết kể lại rằng: Sau khi Phật Niết bàn, các môn đồ của Ngài tập hợp ở lại Magatha, trong cuộc kiến tập vĩ đại lần thứ nhất này, các môn đồ đã thuật lại những điều Phật nói để thành lập bộ luật (Vinayapitaka) của Phật giáo. Về  sau, các phật tử còn tổ  chức ba cuộc kiến tập nữa để hoàn thiện ba bộ Kinh, Luật, Luận được gọi chung là Tam Tạng Kinh.
Sở dĩ Đạo Phật có một sức hút kì lạ đối với hầu hết các dân tộc ở Châu Á vì các giáo lý của Phật chủ yếu tập trung vào tư tưởng giải thoát cho chúng sinh khỏi biển khổ của cuộc đời. Và theo Tứ diệu đế ( bốn chân lý kỳ diệu : Khổ, tập, diệt, Đạo ) thì cuộc sống chúng sinh chủ yếu là khổ ( chân lý về khổ ); nguyên nhân của khổ là do chúng sinh bị ràng buộc quá nhiều vào những ham muốn bình thường (chân lý về tập); do đó, muốn khỏi khổ chúng sinh phải diệt trừ tận gốc các ham muốn thái quá (chân lý về diệt) để diệt được các ham muốn, chúng sinh phải thực hành Đạo ( chân lý về Đạo ).
Suốt 25 thế kỷ qua, Đức Phật, người sáng lập ra đạo Phật, 

File đính kèm:

  • docTIEU SU PHAT THICH CA.doc
Giáo án liên quan