Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 63, Bài 28: Sự phát triển văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX - Năm học 2012-2013

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. KT:Giúp HS thấy được :

 - Nhận rõ sự phát triển rực rở của văn học, nghệ thuật – nhất là văn học dân gian, với những tác phẩm văn Nôm tiêu biểu, bước phát triển trong lĩnh vực giáo dục, KHKT .

 2. TT:

 - Bồi dưỡng lòng tự hào về nền văn học Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc ở thời kì này. Tự hào về di sản và những thành tựu khoa học trong các lĩnh vực Sử học, Địa lí học, Y học dân tộc của nhân dân ta ở nửa cuối thế kỉ XVIII -nửa đầu XIX

 3. RLKN:

 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ ở địa phương phản ánh những bất công và tội ác trong xã hội phong kiến. Nhận xét về tranh dân gian trong SGK.

 - Biết phân tích giá trị những thành tựu đã đạt được về KHKT ở nước ta thời kì này.

II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

 - Tranh ảnh về các công trình văn hoá, nghệ thuật thời Nguyễn

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định: Chuẩn bị S-V, kiểm tra bài tập

 2. Bài cũ: ( 5 phút)

 - Cuộc sống nhân dân dưới triều Nguyễn như thế nào ?

 - Trình bày các cuộc nổi dậy ở đầu thế kỉ XIX ?

 3. Bài mới: ( 2 phút)

 a, Giới thiệu: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn khắc khe làm kìm hãm kinh tế- xã hội. Tuy nhiên nó lại là nguồn cảm hứng của sự sáng tác văn học nghệ thuật. nhiều tác giả, tác phẩm ra đời có giá trị lớn đối với nền văn học nghệ thuật nước nhà. Nội dung bài học hôm nay cho ta thấy điều đó.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 63, Bài 28: Sự phát triển văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Tuần : 33
Tiết: 63
Bài 28: SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẦU THẾ KỈ XIX
S:08/04/2013
G:18/04/2013
I VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. KT:Giúp HS thấy được :
	- Nhận rõ sự phát triển rực rở của văn học, nghệ thuật – nhất là văn học dân gian, với những tác phẩm văn Nôm tiêu biểu, bước phát triển trong lĩnh vực giáo dục, KHKT .
	2. TT:
	- Bồi dưỡng lòng tự hào về nền văn học Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc ở thời kì này. Tự hào về di sản và những thành tựu khoa học trong các lĩnh vực Sử học, Địa lí học, Y học dân tộc của nhân dân ta ở nửa cuối thế kỉ XVIII -nửa đầu XIX
	3. RLKN:
	- Sưu tầm ca dao, tục ngữ ở địa phương phản ánh những bất công và tội ác trong xã hội phong kiến. Nhận xét về tranh dân gian trong SGK.
	- Biết phân tích giá trị những thành tựu đã đạt được về KHKT ở nước ta thời kì này.
II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
	- Tranh ảnh về các công trình văn hoá, nghệ thuật thời Nguyễn 
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định: Chuẩn bị S-V, kiểm tra bài tập
	2. Bài cũ: ( 5 phút)
	- Cuộc sống nhân dân dưới triều Nguyễn như thế nào ?
	- Trình bày các cuộc nổi dậy ở đầu thế kỉ XIX ?
	3. Bài mới: ( 2 phút)
	a, Giới thiệu: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn khắc khe làm kìm hãm kinh tế- xã hội. Tuy nhiên nó lại là nguồn cảm hứng của sự sáng tác văn học nghệ thuật. nhiều tác giả, tác phẩm ra đời có giá trị lớn đối với nền văn học nghệ thuật nước nhà. Nội dung bài học hôm nay cho ta thấy điều đó.
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* HĐ1: Văn học ( 15 phút)
-KT: Tìm hiểu sự phát triển của văn học nghệ thuật 
- KN: Biết kết hợp với kiến thức của môn văn để quan sát, phân tích và trình bày suy nghĩ
- GD lòng tự hào, trân trọng ngưỡng mộnhững tác giả văn học.
 - Cho HS đọc SGK mục 1
H : Nền văn học dân gian ở nước ta như thế nào ?
HS: Phát triển đa dạng và phong phú cả về hình thức lẫn nội dung.
- GV: Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu như: Trạng Quỳnh, Chàng Lía... 
H: Nội dung của văn học dân gian?
H: Văn học chữ Nôm thì sao?
- Tiêu biểu có tác phẩm nào ? 
- Nội dung ?
- Ngoài ra còn có tác phẩm nào khác ?
- Em hãy trích dẫn vài câu hay một đoạn thơ của một trong các tác giả nói trên ?
GV: Minh hoạ thêm thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Cao Bá Quát tạo biểu tượng về họ.
H; Theo em vì sao kinh tế bị kìm hãm mà văn học dân gian phát triển mạnh như vậy?
- Nhân dân quá khổ cực họ muốn dùng văn thơ để giải bày tâm tư của họ cũng là để lên án chế độ phong kiến đương thời.
Liên hệ và giáo dục: lòng căm thù chế độ phong kiến thối nát
* HĐ2: Nghệ thuật ( 15 phút)
- KT: HS nắm những thành tựu về hội họa, nghệ thuật dân gian, kiến trúc.
- KN: Miêu tả, nhận xét, đánh giá.
- GD:Ý thức, thái độ bảo vệ và phát huy di sản văn hóa.
Cho HS thảo luận nhóm: 
Kể các loại hình nghệ thuật nước ta lúc bấy giờ
HS thảo luận rồi báo cáo.
- Văn nghệ dân gian ? Tranh dân gian
- Nghệ thuật sân khấu phát triển khắp nơi, ở các làng xã dịp lễ hội đều có tổ chức biểu diễn.
- 18 tượng La Hán thể hiện trình độ đúc đồng tuyệt vời.
- Công trình lăng tẩm thể hiện trình độ kiến trúc độc đáo, tinh vi như lăng Tự Đức, Khải Định, Minh Mạng, Thiệu Trị, Đại Nội ...- Chùa Tây Phương ( sgv)
- Liên hệ địa phương em
H: Em có nhận xét gì về đề tài tranh dân gian? 
HS: Đề tài quen thuộc , gần gũi phản ánh cuộc sống lao động hàng ngày của nhân dân, mang đậm bản sắc dân tộc truyền thống yêu nước.
Giáo dục tinh thần thẩm mĩ nghệ thuật
Liên hệ: Cố đô Huế là di sản văn hoá thế giới công nhận năm 1993.
HS: Có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn
GV chốt lại: các nghệ nhân thời Nguyễn đẫ để lại một kho tàng văn học , nghệ thuật quí báu cho đời sau chúng ta phảibiết bảo vệ và giữ gìn.- 
1. Văn học :
a- Văn học dân gian : thể kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú.: tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm...
b-Văn học viết bằng chữ Nôm: Phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là Truyện Kiều (Nguyễn Du)
- Cung oán ngâm khúc
- Chinh phụ ngâm khúc
- Thơ Nôm: Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát., Nguyễn Văn Siêu...
 *Nội dung : Phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi tâm tư và nguyện vọng của con người Việt Nam.
2. Nghệ thuật : 
-Văn nghệ dân gian: 
 Phát triển phong phú.
+ Nghệ thuật sân khấu: tuồng, chèo phổ biến khắp nơi.Làn điệu dân ca Quan Họ, hát dặm, hát lí, cò lả, hát lượn, hát xoan....
- Tranh dân gian xuất hiện, đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước (tranh Đông Hồ)
- Nghệ thuật xây dựng: thành luỹ, lăng tẩm...
- Kiến trúc chùa Tây Phương, đình làng Đình Bảng, cung điện lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế 
- Điêu khắc: giảm dần thay vào đó là sự trang trí khô cứng.
- Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng thể hiện tài năng bậc thầy của các nghệ nhân nước ta.
4. Củng cố: ( 8 phút)
	- Bài tập 1.2 / vở bài tập LS NXBGD
	- Trình bày những nét về văn học nước ta cuối XVIII – nửa đầu XIX ? 
	- Nghệ thuật nước ta phát triển như thế nào ?
5. Dặn dò: ( 3 phút)
	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK + làm bài tập ở VBTLS
	- Chuẩn bị bài : Xem và soạn bài 28 SGK/147 (phần II) 
 (Soạn bài theo câu hỏi SGK )
6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 62, bai 62.doc
Giáo án liên quan