Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 62, Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Sự phát triển cao của nền văn học dân tộc với nhiều thể loại phong phú, nhiều tác gia nổi tiếng.

- Văn học dân gian phát triển, các thành tựu về hội hoạ dân gian, kiến trúc.

2- Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng miêu tả các thành tựu văn hoá.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Trân trọng, tự hào đối với những thành tựu văn hoá mà cha ông để lại.

- Góp phần hình thành ý thức, thái độ bảo vệ phát huy các di sản văn hoá.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Tranh ảnh các thành tựu văn học nghệ thuật.

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.

- Tư liệu Lịch sử 7, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu khác liên quan

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 62, Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32
Ngày soạn: 03 / 04 / 2011
Tiết: 62
Ngày dạy: 08 / 04 / 2011
Bài 28
Sự phát triển của văn hoá dân tộc
Cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX
I- Văn học, nghệ thuật
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Sự phát triển cao của nền văn học dân tộc với nhiều thể loại phong phú, nhiều tác gia nổi tiếng.
- Văn học dân gian phát triển, các thành tựu về hội hoạ dân gian, kiến trúc.
2- Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng miêu tả các thành tựu văn hoá.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Trân trọng, tự hào đối với những thành tựu văn hoá mà cha ông để lại.
- Góp phần hình thành ý thức, thái độ bảo vệ phát huy các di sản văn hoá.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Tranh ảnh các thành tựu văn học nghệ thuật.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.
- Tư liệu Lịch sử 7, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu khác liên quan
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
 ? Đời sống của nhân dân ta dưới thời Nguyễn như thế nào?
? Thuật lại các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta chống triều đình nhà Nguyễn? Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử?
* Giới thiệu bài mới:
Mặc dù các cuộc khởi nghĩa liên tục bùng nổ vì những chính sách phản động, nỗi thời của nhà Nguyễn, nền văn học nghệ thuật phát triển mạnh mẽ hơn lúc nào hết.
1- Văn học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Văn học bao gồm những thể loại nào?
? Hãy kể một vài tác phẩm mà em biết? (Truyện Trạng Quỳnh, vè chàng Lýa...)
? Trong thời kì này nền văn học nước ta có những tác phẩm tiêu biểu nào?
GV: giới thiệu qua về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
? Trong các tác giả, tác phẩm văn học chúng ta thấy có điểm gì mới?
? Hiện tượng này nói lên điều gì?
? Em hày trích dẫn vài câu thơ hay một đoạn thơ của các tác giả nói trên ?
? Nội dung của văn học nước ta trong thời kì phản ánh điều gì?
? Tại sao văn học bác học lại phát triển rực rỡ và đạt tới đỉnh cao như vậy?
- Văn học dân gian.
- Văn học bác học.
- Trạng Quỳnh, Trạng lợn, Trạng vật, vè chàng Lýa
- Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm khúc, cung oán ngâm khúc
- Xuất hiện hàng loạt nhà thơ nữ: Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm
- Cuộc đấu tranh của phụ nữ đòi quyền dân chủ, quyền sống cơ bản
- Nội dung phản ánh cuộc sống xã hội, nguyện vọng của nhân dân.
- Là giai đoạn khủng hoảng của chế độ PK, là giai đoạn bão táp cách mạng, sôi động trong lịch sử. Văn học phản ánh hiện thực, hiện thực xã hội thời kì này là cơ sở để văn học phát triển mạnh.
- Văn học dân gian ở thế kỷ XVIII và nửa đầu TK XIX phát triển rực rỡ với nhiều hình thức phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện thơ, truyện tiếu lâm.
- Văn học bác học:
+ Văn học chữ Nôm đạt đỉnh cao: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu.
+ Nội dung văn học dân gian và văn học viết bằng chữ nôm phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của nhân dân.
2- Nghệ thuật.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Văn nghệ dân gian bao gồm các thể loại nào?
? Quê em có các làn điệu dân gian nào?
(hát du, hát chèo) - GV cho học sinh có thể hát 1 đoạn)
- GV giới thiệu dòng tranh Đông Hồ.
? Em có nhận xét như thế nào về các đề tài tranh dân gian ?
? Em hãy nêu những thành tựu của kiến trúc trong thời gian này ?
- GV cho HS xem ảnh chùa Tây Phương và miêu tả.
( Chùa thuộc thôn Nguyên Xá, xã Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Tây làm năm 1794)
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc chùa Tây Phương ?
- GV miêu tả một bức tượng chùa Tây Phương.
- GV cho HS xem ảnh 8 đỉnh đồng ở Huế.
? Em có nhận xét như thế nào về nghệ thuật đúc đồng thời kì này ?
? Em hãy kể thêm một số công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu khác mà em biết ?
+ Nghệ thuật sân khấu.
+ Tranh dân gian.
- Mang đậm tính dân tộc, phản ánh mọi mặt sinh hoạt và nguyện vọng của nhân dân.
+ Các công trình: chùa Tây Phương (Hà Tây), đình làng Đình Bảng (B. Ninh), lang tẩm các vua Nguyễn, Khuê văn các ở Văn Miếu (HN)
- Kiến trúc đặc sắc, mái uốn công kiểu cung đình tạo sự tôn vinh, cao quý.
- Chùa Hương, chùa Thiên Mụ, tượng thánh Trấn Võ
- Nghệ thuật dân gian phát triển phong phú:
+ Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biếncác làn điệu quan họ, hát lí, hát dặm
+ Tranh dân gian phát triển mạnh mạng đậm tính dân tộc: tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
- Kiến trúc:
+ Các công trình: chùa Tây Phương (Hà Tây), đình làng Đình Bảng (B. Ninh), lang tẩm các vua Nguyễn, Khuê văn các ở Văn Miếu (HN)
+ Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng đạt đỉnh cao (các vị La Hán chùa Tây Phương, đỉnh đồng Huế...)
* Củng cố bài học:
? Sự phát triển rực rỡ của văn học chữ Nôm cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XI X nói lên điều gì về ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc ta?
? Em có nhận xét như thế nào về văn học, nghệ thuật thời kỳ này?
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc sự phát triển cao của nền văn học dân tộc với nhiều thể loại phong phú, nhiều tác gia nổi tiếng, văn học dân gian phát triển, các thành tựu về hội hoạ dân gian, kiến trúc.
- Đọc và chuẩn bị bài 28 phần II- Giáo dục, khoa học kĩ thuật tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi cuối mục, cuối bài.

File đính kèm:

  • docTiet 62..doc