Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 50: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỷ XVIII
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sự mục nát của chính quyền phong kiến Lê Trịnh làm cho nền kinh tế nông nghiệp đình đốn, công thương nghiệp sa sút, điêu tàn, nhân dân cực khổ đã đấu tranh chống NNPK.
- Nhận thấy rõ tính chất quyết liệt, quy mô rộng lớn của phong trào.
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng ý thức căm ghét áp bức cường quyền, đồng cảm với nỗi khổ của nhân dân.
3. Kỹ năng: Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ.
II- Chuẩn bị:
Lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nhân dân đàng ngoài.
III - Hoạt động dạy - học:
1 . ổn định : 7A.7B.
* Kiểm tra : Trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào thế kỉ XVII – XVIII.
Tiết 50: Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỷ XVIII I- Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sự mục nát của chính quyền phong kiến Lê Trịnh làm cho nền kinh tế nông nghiệp đình đốn, công thương nghiệp sa sút, điêu tàn, nhân dân cực khổ đã đấu tranh chống NNPK. - Nhận thấy rõ tính chất quyết liệt, quy mô rộng lớn của phong trào. 2. Tư tưởng: Bồi dưỡng ý thức căm ghét áp bức cường quyền, đồng cảm với nỗi khổ của nhân dân. 3. Kỹ năng: Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ. II- Chuẩn bị: Lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nhân dân đàng ngoài. III - Hoạt động dạy - học: 1 . ổn định : 7A..................................................7B....................................... * Kiểm tra : Trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào thế kỉ XVII – XVIII. 2. Bài mới: Hoạt động 1: HS đọc mục 1 (SGK) - Em có nhận xét gì về chính quyền phong kiến Đàng ngoài giữa TK XVIII? (Vua Lê là bù nhìn, Chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc, quan lại đục khoét nhân dân) - HS đọc phần chữ in nghiêng. - Chính quyền phong kiến mục nát, như vậy đã dẫn dến hậu quả gì? NN? (Sản xuất nông nghiệp đình đốn, đê vỡ liên tục ® lụt lội thường xuyên) + Công thương nghiệp? (thuế nặng) - Nhân dân phải chịu cảnh tô thuế nặng nề như thế nào ? - Đời sống nhân dân lúc này ra sao? (Hàng vạn người chết đói (1740-1741) nhân dân bỏ làng đi phiêu tán khắp nơi. GV: Đây là nét đen tối nhất trong bức tranh lịch sử nửa sau TK XVIII. - Trước cuộc sống khổ cực ấy nhân dân có thái độ như thế nào ? Hoạt động 2 HS đọc mục 2 (SGK /117-117) Kể tên những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng ngoài thời kỳ này? GV giới thiệu lược đồ, nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng ngoài TK XVIII . GV: Hãy giới thiệu các cuộc khởi nghĩa trên bản đồ? (niên đại? tên thủ lĩnh? Nơi hoạt động? ) GV: Nhìn trên bản đồ, em nhận xét gì về địa bàn của phong trào nhân dân khởi nghĩa ở Đàng ngoài. -GV:Trong những cuộc khởi nghĩa đó tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa nào? (Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu: Địa bàn hoạt động? Giương cao khẩu hiệu gì? (Lấy của nhà giày chia cho dân nghèo) + Tường thuật cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất trên lược đồ? GV: Lý do vì sao nghĩa quân chuyển lên vùng miền núi Tây Bắc không? (do bị quân Trịnh đàn áp) -GV: Việc nghĩa quân chuyển địa bàn hoạt động có ý nghĩa gì? (Đánh dấu bước chuyển biến mới của phong trào là tinh thần đoàn kết giữa người dân miền núi và miền xuôi) - Kết quả của cuộc khởi nghĩa ? - Nguyên nhân thất bại? (rời rạc, không liên kết) - ý nghĩa 1. Tình hình chính trị * Chính quyền phong kiến Vua Lê - Mục nát đến cực độ * Hậu quả: - SX nông nghiệp đình đốn, đê vỡ ® mất mùa, lụt to - Công hương nghiệp sa sút ® Đời sống nhân dân cực khổ, nạn đói thường xuyên xảy ra 2. Những cuộc khởi nghĩa lớn - Địa bàn hoạt động rộng - Tiêu biểu: khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất * Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. * ý nghĩa: - Chính quyền phong kiến họ Trịnh lung lay. - Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến - Nêu cao tinh thần đấu tranh của dân tộc. 3 . Củng cố: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa người dân Đàng ngoài 4. Hướng dẫn học ở nhà . - Học bài theo câu hỏi SGK, chuẩn bị trước bài 25: PT Tây Sơn
File đính kèm:
- New Microsoft Word Document.doc