Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 1, Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (Thời sơ - Trung kì trung đại) - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

Giúp học sinh nắm được quá trình hình thành XHPK ở châu Âu, cơ cấu XH (hai giai cấp cơ bản: lãnh chúa và nông nô)

- Hiểu khái niệm "Lãnh địa phong kiến" và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.

- Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào, kinh tế trong thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao.

2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Bồi dưỡng nhận thức cho học sinh về sự phát triển hợp quy luật của XH loài người từ CHNL-XHPK.

3- Kĩ năng:

- Biết sử dụng bản đồ xác định vị trí các quốc gia phong kiến.

- Biết vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu – CHNL và XHPK.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Bản đồ phong kiến châu Âu thời phong kiến.

- Tranh ảnh về thành thị trung đại.

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.

- Tư liệu Lịch sử 7.

- Hỏi - Đáp Lịch sử 7.

- Bài tập Lịch sử 7.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 1, Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (Thời sơ - Trung kì trung đại) - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một
 Khái quát lịch sử thế giới trung đại
========================== –&— ===========================
Tuần: 1
Ngày soạn: 20 / 8 / 2010
Tiết: 1
Ngày dạy: 25 / 8 / 2010
Bài 1
 Sự hình thành và phát triển 
 của xã hội phong kiến ở Châu âu
 (THời Sơ - trung kì trung đại)
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được quá trình hình thành XHPK ở châu Âu, cơ cấu XH (hai giai cấp cơ bản: lãnh chúa và nông nô)
- Hiểu khái niệm "Lãnh địa phong kiến" và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.
- Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào, kinh tế trong thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Bồi dưỡng nhận thức cho học sinh về sự phát triển hợp quy luật của XH loài người từ CHNL-XHPK.
3- Kĩ năng:
- Biết sử dụng bản đồ xác định vị trí các quốc gia phong kiến. 
- Biết vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu – CHNL và XHPK.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Bản đồ phong kiến châu Âu thời phong kiến.
- Tranh ảnh về thành thị trung đại.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.
- Tư liệu Lịch sử 7.
- Hỏi - Đáp Lịch sử 7.
- Bài tập Lịch sử 7.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
1- ổn định và tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra sách vở bộ môn của học sinh.
3- Bài mới:
Lịch sử loài người đã phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn. ở lớp 6 , chúng ta đã biết được nguồn gốc và sự phát triển của loài người nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng trong thời kì cổ đại, năm nay chúng ta sẽ học tiếp một thời kì mới- Thời trung đại. Trong bài đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu “Sự hình thành và phát triển của XH phong kiến ở châu Âu”.
1 - Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Giáo viên chỉ bản đồ về sự tồn tại của các quốc gia cổ đại phương Tây TK I TCN- TK V)
? Vì sao các quốc gia cổ đại phương Tây lại tan rã?
Giáo viên giảng về bộ tộc Giecman.
? Khi tràn vào lãnh thổ của ĐQ Rôma người Giecman đã làm gì?
GV Sử dụng bản đồ Châu Âu giảng về các vương quốc của người ănglô xắc xông, Phơ răng, Tây gốt, Đông gốt
? Những việc làm ấy có tác động như thế nào sự hình thành XH phong kiến châu Âu?
? Hãy nêu thân phận và địa vị của những giai cấp đó? 
? Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô như thế nào?
GV kết luận chốt vấn đề: Sự xuất hiện những giai cấp mới làm cho quan hệ sản xuất thay đổi và XHPK ở Châu Âu được hình thành cuối TK V.
- GV: 
HS làm việc với SGK
+ Các quốc gia cổ đại Phương Tây đến cuối thế kỉ V thì bị các bộ tộc Giécman xâm chiếm tiêu diệt.
+ Chiếm đất đai, của cải của chủ nô Rô ma
+ Lập ra những vương quốc mới: Ăng-glô Xắc-xông. Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt...
(Anh, Pháp, TBN, ý.)
-> Bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ bị sụp đổ. Các tầng lớp mới xuất hiện.
- Trong xã hội xuất hiện 2 giai cấp. :
+ Lãnh chúa : là người có nhiều đất và tước vị.
+ Nông nô : bao gồm những nô lệ giải phóng và nông dân tự do.
+ Nông nô sống phụ thuộc vào lãnh chúa.
a. Hoan cảnh lịch sử:
- Cuối thế kỉ V (năm 476) người Giécman tràn xuống tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây và lập nên các quốc gia mới: Ăng-glô Xắc-xông. Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt...
- Chiếm ruộng đất,phong tước vị cho nhau.
b. Biến đổi trong xã hội:
- Trong XH xuất hiện 2 giai cấp :
+ Lãnh chúa: kẻ có nhiều ruộng đất, tước vị và quyền thế, giàu có.
+ Nông nô: Là những nô lệ được giải phóng và nông dân tự do. không có ruộng đất phải sống phụ thuộc vào lãnh chúa.
à Quan hệ sản xuất mới hình thành ở châu Âu- QHSX phong kiến.
2- Lãnh địa phong kiến.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Lãnh địa phong kiến là gì?
- GV: Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có 1 lãnh địa riêng.
+ GV liên hệ với “điền trang”, “thái ấp” ở Việt Nam.
+ GV cho HS đọc phần in nghiêng SGK, quan sát H1.
? Em hãy miêu tả lãnh địa PK?
 (Gợi mở: ? Qui mô của các lãnh địa PK ntn? Theo em, ai được sống trong các lãnh địa? Lãnh địa được xây dựng trên địa hình như thế nào? Những bức tường thành và tháp canh để làm gì?)
? Trình bày đời sống, sinh hoạt trong các lãnh địa?
Giáo viên giảng
? Đặc điểm chính của nền kinh tế trong các lãnh địa PK là gì?
- Giáo viên đánh giá về hạn chế của nền kinh tế này.
? Vậy theo em XH CHNL và XHPK có gì khác nhau? (cơ cấu giai cấp, hình thức bóc lột)
GV: Lãnh địa là đơn vị độc lập không chỉ về KT mà còn độc lập về chính trị, có quyền lập pháp, hành pháp riêng.
? Quan sát tranh “lâu đài và thành quách của lãnh chúa”SGK miêu tả lãnh địa và cuộc sống của lãnh chúa? 
+ Là những vùng đất đai rộng lớn mà các quốc tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình.
- HS đọc phần in nghiêng SGK, quan sát H1. 
- Lãnh chúa không phải lao động, sống xa hoa, hưởng lạc.
- Nông nô sống phụ thuộc khổ cực, đói nghèo. Nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoai ra con nộp nhiều thứ thuế khác.
-> Lãnh chúa bóc lột nông nô.
- Kinh tế : TCN gắn liền với NN
- T/chất : Tự cấp, tự túc, khép kín.
+ Có 2 giai cấp khác nhau.
+ XH CHNL(Chủ nô và nô lệ) tồn tại dựa trên sự bóc lột sức lao động nô lệ. 
- XHPK (Lãnh chúa và nông nô) dựa trên sự bóc lột nông nô bằng tô thuế.
a. Lãnh địa phong kiến: là những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt thành khu đất riêng của mình -> như một vương quốc thu nhỏ.
b. Đời sống trong lãnh địa:
+ Lãnh chúa: không phải lao động, sống đầy đủ, xa hoa.
+ Nông nô: sống phụ thuộc, khổ cực, nghèo đói.
-> Nông nô chống lại lãnh chúa.
c. Đặc điểm kinh tế: 
+ Thủ công nghiệp gắn chặt với nông nghiệp.
+ Nền kinh tế trong các lãnh địa mang tính khép kín, tự cấp, tự túc, không trao đổi với bên ngoài.
3- Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
?Đặc điểm của thành thị là gì?
? Thành thị trung đại ra đời trong hoàn cảnh nào?
?Thành thị xuất hiện ở những địa nơi nào?
Giáo viên giảng liên hệ ở VN: "Nhất cận thị, nhị cận giang"
Phố Hiến, Thăng Long,...
?Trong thành thị có những tầng lớp nào? họ làm những nghề gì?
- GV cho HS quan sát H2 và nhận xét:
? Nhìn bức tranh, các em thấy quang cảnh họp chợ như thế nào? Các mặt hàng trao đổi gồm những gì?
?Thành thị ra đời có vai trò quan trọng như thế nào đối với nền kinh tế và XH thời phong kiến ?
- Là nơi giao lưu , buôn bán, tập trung đông dân cư...
+ TCN phát triển, hàng hoá dư thừa, nhu cầu trao đổi tăng.
+ Đầu mối giao thông, nơi tập chung đông người.
+ Gồm có thợ thủ công và thương nhân
- HS quan sát H2 SGK
+ Tấp nập, mặt hàng đa dạng: vải vóc, nông cụ...hoạt động chủ yếu là buôn nán, trao đổi hàng hoá
+ Thúc đẩy nền kinh tế, XH phong kiến châu Âu phát triển.
a. Nguyên nhân ra đời: 
+ Cuối TK XI do TCN phát triển, hàng hoá dư thừa, nhu cầu trao đổi tăng.
+ Những thợ thủ công đã đến những nơi đông người qua lại để bán, lập xưởng SX à thị trấn ra đờiàthành thị trung đại xuất hiện.
b.Tổ chức của thành thị:
+ Bộ mặt thành thị: phố xá, cửa hàng, chợ.
+ Cư dân sống trong thành thi chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.(thị dân) Họ lập phường, hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. 
c. Vai trò của TT: Thúc đẩy nền kinh tế, XH phong kiến châu Âu phát triển.
4- Củng cố bài học:
? Xã hội phong kiến ở Châu Âu được hình thành như thế nao?
? Vì sao lại co sự xuất hiện thành thi trung đại?
? Nền KT thành thị có gì khác với nền kinh tế lãnh địa ?
+ Lãnh địa : thủ công nghiệp và nông nghiệp mang tính tự cấp, tự túc, khép kín.
+ Thành thị : TCN, thương nghiệp, nền kinh tế “mở”
+ ý nghĩa sự ra đời của thành thị?
5- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc quá trình hình thành XHPK ở châu Âu, cơ cấu XH. Hiểu khái niệm "Lãnh địa phong kiến" và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa. Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào, kinh tế trong thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao.
- Đọc và chuẩn bị bài 2 “ Sự suy vong của chế độ phong kiến” tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí, sự hình thành CNTB ở châu Âu như thế nào?

File đính kèm:

  • docTiet 1s.doc