Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 5, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

Giúp học sinh nắm được:

- Nắm được XHPK được hình thành như thế nào.

- Tên gọi và thứ tự của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

- Tổ chức bộ máy chính quyền thời Tống- nguyên, Minh- Thanh và chính sách đối nội - đối ngoại .

- Những đặc điểm kinh tế, văn hoá của XHPK Trung Quốc.

2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn điển hình ở phương Đông đồng thời là một nước láng giềng gần gũi của Việt Nam có ảnh hưởng đến Việt Nam.

3- Kĩ năng:

- Biết lập bảng niên biểu thể thức các triều đại phong kiến Trung Quốc.

- Biết vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách xã hội và những thành tựu văn hoá của mỗi triều đại.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Bản đồ TQ và Tranh ảnh về các công trình văn hoá.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.

- Tư liệu Lịch sử 7.

- Hỏi - Đáp Lịch sử 7.

- Bài tập Lịch sử 7.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 5, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3
Ngày soạn: 5 / 9 / 2010
Tiết: 5
Ngày dạy: 8 / 9 / 2010
Bài 4
 Trung quốc thời phong kiến (Tiếp theo)
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được:
- Nắm được XHPK được hình thành như thế nào. 
- Tên gọi và thứ tự của các triều đại phong kiến Trung Quốc. 
- Tổ chức bộ máy chính quyền thời Tống- nguyên, Minh- Thanh và chính sách đối nội - đối ngoại .
- Những đặc điểm kinh tế, văn hoá của XHPK Trung Quốc.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn điển hình ở phương Đông đồng thời là một nước láng giềng gần gũi của Việt Nam có ảnh hưởng đến Việt Nam.
3- Kĩ năng:
- Biết lập bảng niên biểu thể thức các triều đại phong kiến Trung Quốc. 
- Biết vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách xã hội và những thành tựu văn hoá của mỗi triều đại.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Bản đồ TQ và Tranh ảnh về các công trình văn hoá.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.
- Tư liệu Lịch sử 7.
- Hỏi - Đáp Lịch sử 7.
- Bài tập Lịch sử 7.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
1- ổn định và tổ chức: (1’)
2- Kiểm tra bài cũ: (5)
 ? XHPK Trung Quốc được hình thành như thế nào? 
? Sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào?
3- Bài mới:
- Hoạt động 1: Giới thiệu bài : (1’)
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho học sinh vào học bài mới
Sau khi phát triển đến độ cường thịnh dưới thời nhà Đường, TQ lại lâm vào tình trạng chia cắt suốt hơn nửa thế kỉ (từ năm 907- 960). Nhà Tống thành lập 960, TQ thống nhất và tiếp tục phát triển, tuy không mạnh mẽ như trước.
Trung quốc thời phong kiến (Tiếp theo)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
-Hoạt động 2: (10’)
 Mục tiêu: HS nắm được những nét tình hình xã hội và kinh tế Trung Quốc qua các triều đại Tống – Nguyên.
4- Trung Quốc thời Tống – Nguyên.
- Hướng dẫn HS đọc SGK.
? Hãy nêu tình hình đất nước Trung Quốc sau thời Đường?
?Nhà Tống thành lập đã thi hành những chính sách gì?
? Những chính sách đó có tác dụng gì?
? Nhà Nguyên ở TQ được thành lập như thế nào?
? Dưới thời Nguyên tình hình Trung Quốc có gì đáng chú ý?
? Sự phân biệt đối xử giữa người Mông Cổ và người Hán được biểu hiện như thế nào?
Giáo viên: về nhà Nguyên một triều đại ngoại tộc, ông tổ nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt (vua).
- TQ lại lâm vào tình trạng chia cắt suốt hơn nửa thế kỉ (từ năm 907- 960). Nhà Tống thành lập 960, TQ thống nhất và tiếp tục phát triển, tuy không mạnh mẽ như trước.
- Chính sách;
+ Giảm sưu thuế, chia ruộng cho nông dân.
+ Thực hiên chính sách quân điền.
+ Tăng cường sản xuất nông nghiệp và khuyên khích sản xuất thủ công nghiệp (luyện kim, khai mỏ, tơ lụa, đúc vũ khí.)
+ Nhiều phát minh quan trọng như la bàn, thuốc súng, nghề in.
- ổn định đời sống nhân dân.
- Vua Mông Cổ là Hồ Tất liệt diệt nhà Tống, lập nên nhà Nguyên ở Trung Quốc.
- Thành lập năm 1271. 
- Thi hành những biện pháp phân biệt đối xử.
- Người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền so với người Hán. (Ngoài ra còn bị cấmmang vũ khí,họp chợ và ra đường vào ban đêm)
à ND Trung Quốc đã nhiều lần nổi dậy chống ách thống trị của nhà Nguyên
a. Thời Tống: * Đối nội:
- Nhà tống thống nhất lại đất nước sau hơn nửa TK loạn lạc.
- Chính sách ổn định đất nước:
+ Giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruông bỏ hoang chia cho nông dân
+ Mở mang thuỷ lợi và phát triển thủ công nghiệp như: Khai mỏ, luyện kim,dêt...
+ Thực hiên chính sách quân điền.
- Nhiều phát minh như la bàn, thuốc súng, nghề in, đóng tầu...
-> đất nước ổn định.
* Đối ngoại:
- Tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược.
b. Thời Nguyên.
* Đối nội:
- Thi hành chính sách phân biệt đối xử giữa người Mông Cổ và người Hán.
+ Người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền.
+ Người Hán có địa vị thấp kém và bị cấm đoán đủ thứ.
- Nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
* Đối ngoại:
- Tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược.
-Hoạt động 3: (10’)
 Mục tiêu: HS nắm được các triều đại Trung Quốc thời Minh – Thanh sự hình thành và phát triển về kinh tế, chính trị và xã hội.
5- Trung Quốc thời Minh – Thanh.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Hướng dẫn HS đọc SGK.
? Tình hình chính trị TQ trong giai đoạn này có nét gì nổi bật?
? Kinh tế, XH TQ dưới thời Minh- Thanh có gì thay đổi?
? Mầm mống KT tư bản chủ nghĩa biểu hiện ở những điểm nào?
GV: Thời Minh – Thanh tồn tại 500 năm. Trong suốt quá trình lịch sử mặc dù còn nhiều hạn chế song TQ đạt nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực như văn hoá, khoa học kỹ thuât..
HS làm việc với SGK
+ 1368 Nhà Nguyên suy yếu, Chu Nguyên Chương 1 thủ lĩnh nông dân lên ngôi Hoàng đế à Nhà Minh
-1644 Lý Tự Thành lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa lật đổ nhà Minh, nhưng thành quả lại rơi vào tay nhà Thanh.
+ HS thảo luận nhóm:
- Xã hội:
- Kinh tế:
+ Biểu hiện:
- Công thương nghiệp tăng.
- SX có sự chuyên môn hoá, nhiều nhân công SXTB hình thành .
- Buôn bán với nước ngoài được mở rộng.
* Về chính trị:
- 1368 nhà Nguyên suy yếu à nhà Minh thành lập.
- 1644 Lý Tự Thành lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa lật đổ nhà Minh, nhưng thành quả lại rơi vào tay nhà Thanh.
* Xã hội: dần lâm vào tình trạng suy thoái:
+ Vua quan ăn chơi sa đoạ.
+ Nhân dân khổ cực
* Kinh tế: 
+ Thủ công nghiệp phát triển, xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa như nhiều xưởng dệt, gốm chuyên môn hoá, có nhiều công nhân làm việc.
+ Ngoại thương phát triển buôn bán với nước ngoài được mở rộng như các nước Đông Nam á, ấn Độ, Ba Tư...
-Hoạt động 4: (10’)
 Mục tiêu: HS nắm được những thành tựu tiêu biểu nhất thời phong kiến Trung Quốc đạt được trong lĩnh vực văn hoá, khoa học kỹ thuật
6- Văn hoá, KH-KT Trung Quốc thời phong kiến.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Hướng dãn HS đọc SGK.
? Nêu những thành tựu của văn hoá Trung Quốc thời kỳ này?
Tư tưởng?
Văn học?
? Kể tên các tác phẩm văn học nổi tiếng mà em biết?
- Sử học?
- Nghệ thuật?
- GV cho HS quan sát H9, 10 SGK.
? Em có nhận xét gì kiến trúc cố cung và trình độ sản xuất đồ gốm?
- GV miêu tả.
? Trên lĩnh vực KHKT Trung Quốc đã đạt được những thành tựu gì quan trọng?
-> Đạt nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực văn hoá khác nhau:
- Về tư tưởng: Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.
- Văn học : Nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị (Đường). “Tôn ngộ không”, “ Tam quốc.”
- Cố cung đồ sộ, kiên cố, kiến trúc hài hoà, đẹp.
- Gốm đạt đến đỉnh cao trang trí, tinh xảo, nét vẽ điêu luyện.
àNghệ thuật : kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ phát triển cao.
- KHKT: Có những phát minh quan trọng như: Giấy viết, nghề in, làm la bàn, thuốc súng.
- Về tư tưởng: Nho giáo phát triển trở thành hệ tư tưởng đạo đức của giai cấp phong kiến.
- Văn học: Thời Đường xuất hiện nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như: (Lý Bạch, Đỗ Phủ.). Tới thời Minh – Thanh có các tác phẩm nổi tiếngnhư: (Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí)
- Sử học: Có các bộ sử kí (của Tư Mã Thiên) , Hán như, Đường thư, Minh sử
- Nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ phát triển cao như cố cung, những bức tượng phật sinh động
- KH - KT: Với tứ đại phát minh như: Kỹ thuật đóng tầu, luyện sắt, khai thác mỏGiấy viết, nghề in, làm la bàn, thuốc súng
4- Củng cố bài học: (5’)
? Những chính sách chính trị của thời Tống – Nguyên?
? Sự hình thành mầm mống TBCN ở Trung Quốc diễn ra như thế nào?
? Thành tựu về văn hoá, KHKT của Trung Quốc thời phong kiến?
5- Hướng dẫn về nhà: (3’)
- Học bài nắm chắc: Tổ chức bộ máy chính quyền thời Tống- nguyên, Minh- Thanh. Những đặc điểm kinh tế, văn hoá của XHPK Trung Quốc.
- Lập bảng liên biểu về các giai đoạn thòi phong kiến của TQ theo mẫu:
Thời kì
Những sự kiện chính
Thời Tần- Hán
Thời Đường
Thời Tống- Nguyên
Thời Minh- Thanh
- Đọc và chuẩn bị bài 5 tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi cuối mục, cuối bài.

File đính kèm:

  • docTiet 5s.doc
Giáo án liên quan