Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 47, Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỷ XVI-XVII)

1.MỤC TIÊU:

a.Kiến thức:

Biết được tình hình triều đình nhà Lê ; biết được nguyên nhân,trình bày được diễn biến, kết quả các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài trên lược đồ ; nguyên nhân hình thành Nam -Bắc triều và diễn biến, hậu quả của của chiến tranh ; nguyên nhân dẫn tới sự phân tranh Trịnh -Nguyễn, diễn biến, hậu quả của cuộc chiến tranh:

Sự sa đọa của triều đình phong kiến nhà Lê từ thế kỉ XVI

Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài

c.Tư tưởng: Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân, hiểu được rằng nước nhà thịnh trị hay suy vong là do ở lòng dân.

2.CHUẨN BỊ

a. GV: Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỷ XVI.

b. HS: Đọc sách giáo khoa.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 47, Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỷ XVI-XVII), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:  Ngày dạy:Dạy lớp
 Ngày dạy:Dạy lớp
 CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVII
 Tiết 47-Bài 22:
SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
 (THẾ KỶ XVI - XVII)
1.MỤC TIÊU:
a.Kiến thức: 
Biết được tình hình triều đình nhà Lê ; biết được nguyên nhân,trình bày được diễn biến, kết quả các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài trên lược đồ ; nguyên nhân hình thành Nam -Bắc triều và diễn biến, hậu quả của của chiến tranh ; nguyên nhân dẫn tới sự phân tranh Trịnh -Nguyễn, diễn biến, hậu quả của cuộc chiến tranh:
Sự sa đọa của triều đình phong kiến nhà Lê từ thế kỉ XVI
Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài
c.Tư tưởng: Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân, hiểu được rằng nước nhà thịnh trị hay suy vong là do ở lòng dân.
2.CHUẨN BỊ 
a. GV: Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỷ XVI.
b. HS: Đọc sách giáo khoa.
3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
a. Kiểm tra bài cũ (4’)
 Giới thiệu chương V, đây là chương nói về thời kỳ khủng hoảng suy yếu của nhà nước Đại Việt dẫn đến các phong trào nông dân nổ ra mạnh mẽ đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
 *Giới thiệu bài.(1')Thế kỷ XV nhà Lê sơ đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về mọi mặt; do đó được coi là thời kỳ thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền. Nhưng từ thế kỷ XVI trở đi, nhà Lê dần suy yếu.
b.Dạy nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV: Hs đọc phần I
 Thời Lê Thành Tông, chính quyền vững vàng, kinh tế ổn định, văn hoá khoa học có nhiều thành tựu đáng kể đó là thời kỳ thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền, những đầu thế kỷ XVI, nhà Lê bắt đầu suy yếu thoái.
Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến nhà Lê suy yếu?
GV: Vua quan không lo việc nước, chỉ hưởng lạc xa xỉ, hoang dâm vô độ, xây
lâu đài, cung điện tốn kém.
 GV: Nhà Lê sơ tồn tại từ (1428 - 1527) trải qua các đời vua: Lê Thái Tổ, lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiển Tông, Lê Túc Tông, đến Túc Tông không có con nối nghiệp nên đã truyền ngôi cho anh thứ hai của mình là Tuấn con của Chiêu Nhân Hoàng Thái Hậu, lúc nhỏ mồ côi cha tự bán mình cho người ở phủ Phụng Thiên, vì nhà người ấy có tội bà lại bị xung vào làm nô tì nhà nước, Thái Hoàng Thái Hậu cho rằng Tuấn là con của kẻ tì thiếp, nên không xứng, nên khi lên ngôi hắn đã phái người giết Hoàng Thái Hậu và một loạt các đại thần không ủng hộ hắn, từ lúc lên ngôi hắn trở nên ham rượu chè, gái đẹp, thích giết người. Người đương thời gọi hắn là vua quỷ, một sứ nhà Minh đã nói vận nước An Nam còn dài 4100 năm, ý trời sao lại sinh ra một vua quỷ. Đêm nào Uy Mục cũng vào cung nhân uống rượu nô đùa, khi say thì giết cung phi, quyền hành rơi vào tay họ ngoại. Sự tàn bạo quá đáng của Uy Mục đã gây một làn sóng bất bình trong nhân dân sau bị công thần bức tử sau đó đặt xác vào miệng súng lớn, súng nổ làm tan hài cốt chỉ lấy tro đem về chôn ở quê mẹ làng Phù Chẩn. 
GV: Tương Dực mới lên ngôi đã bắt nhân dân xây dựng đại điện, cửu trùng đài tu lớn, ngày ngày vua chỉ mải ăn chơi truỵ lạc, mặt trước điện thông với sông Tô Lịch, hồ quanh co uốn khúc, mở cửa cống có thể cho thuyền ghe ra vào để rong chơi.
Hỏi: Em có nhận xét gì về các vua Lê ở thế kỷ XVI so với Lê Thánh Tông?
.
Hỏi: Vì sao đời sống của nhân dân lại khổ cực?
GV:Do quan lại địa phương mặc sức tung hoành đục khoét của nhân dân -> đời sống nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng.
Hỏi: Thái độ của nhân dân như thế nào?
H: Căm phẫn, nổi dậy đấu tranh(Học sinh tự đọc phần chữ nhỏ)
T: Treo lược đồ: Giới thiệu
Học sinh trình bày diễn biến từng trận đánh
 - Từ năm 1511 các cuộc khởi nghĩa nổ ra nhiều nơi. Khởi nghĩa Trần Tuân (Hưng hoá và Sơn Tây). 
 - Lê Hy, Trịnh Hưng ở Nghệ An và phát triển ra Thanh Hoá (1512).
 - Phùng Chương ở Tam Đảo (1515),
 - Tiêu biểu là khởi nghĩa Trần Cảo (1516).
 -Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Trần Cảo ở Đông Triều (Quảng Ninh). Nghĩa quân cạo trọc đầu, chỉ để 3 chỏm tóc nên gọi là “quân ba chỏm”. Nghĩa quân ba lần tấn công vào kinh thành Thăng Long có lần khiến vua quan nhà Lê phải bỏ chạy vào Thanh Hoá
1.Triều đình nhà Lê (20P)
a) Sự sa đọa của triều đình phong kiến nhà Lê từ thế kỉ XVI
-Thế kỷ XVI nhà lê bắt đầu suy thoái, vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém.
- Nội bộ triều Lê ''chia bè kéo cánh'', tranh giành quyền lực. Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền lực, giết hại công thần nhà Lê.
- Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây bè phái, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm 
- Kém về năng lực và nhân cách, đẩy chính quyền và đất nước vào thế tự suy vong
Khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương cậy quyền thế ức hiếpdân, lợi dụng trong dân gian cướp lấy đến hết, “dùng của như bùn đất...coi dân như cỏ rác”.
2.Phong trào khởi nghĩa của nông dân đầu thế kỷ XVI (20P)
*Nguyên nhân: Triều đình rối loạn quan lại địa phương mặc sức đục khoét => đời sống của nhân dân khổ cực.
-> Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, nông dân với nhà nước phong kiến ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
 - Diễn biễn:
T: Cho h/s kẻ bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa. 
STT
Tên cuộc khởi nghĩa
Nơi hoạt động
Kết quả, ý nghĩa
1
Trần Tuân (1511)
Ở Hưng Hoá và Sơn Tây đã tiến về Từ Liêm uy hiếp kinh thành Thăng Long.
2
Lê Hy, Trịnh Hưng (1512)
Ở Nghệ An và phát triển ra Thanh Hoá.
3
 Phùng Chương (1515)
Tam Đảo
4
Trần Cảo (1516)
Đông Triều -> nghĩa quân 3 lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê chạy vào Thanh Hoá.
- Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, nhưng đã tấn công mạnh vào chính quyền nhà Lê đang mục nát
? Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nông dân TK XVI ?
HG: Quy mô rộng lớn nhưng nổ ra lẻ tẻ, chưa đồng loạt.
? Các cuộc khởi nghĩa bị thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào?
HK: 
 - Kết quả - ý nghĩa: Tuy thất bại nhưng đã tấn công
 mạnh mẽ vào chính quyền nhà Lê đang mục nát, góp 
 phần giúp cho triều đình nhà Lê nhanh chóng sụp đổ.
?K Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nông dân Tk XVI ?
 -Quy mô rộng lớn,nhưng diễn ra lẻ tẻ,chưa có sự đoàn kết
GV Qua đó cũng phản ánh phần nào sự thối nát của triều đình và sự phản ứng của giai cấp Nông dân.
c.Củng cố. Bài tập: ( 2p)
T: Cho h/s làm bài tập 1-2 SBT.
H: Làm bài tập:
Bài tập 1:
Bài tập 2:
d. Hướng dẫn học bài ở nhà (2p)
- Kể tên một số cuộc khởi nghĩa của nông dân đầu thế kỷ XXI.
- Chỉ trên lược đồ những vùng hoạt động của phong trào ng dân thời bấy giờ.
- Đọc trước phần II: Các cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều và Trịnh-Nguyễn. Sưu tầm một số tư liệu nói về cuộc chiến tranh.

File đính kèm:

  • doctiet 47.doc
Giáo án liên quan