Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 33, Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV - Lê Thị Nguyện

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:

- Trình bày được âm mưu bành trướng và thủ đoạn thống trị của nhà Minh.

- Tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến nhà Hồ và hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu :Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng.

 2. Thái độ:

- Nâng cao cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo.

- Tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.

 3. Kỹ năng:

 - Rèn kỷ năng sử dụng bản đồ khi học bài, trình bày bài học.

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên:

- Giáo án, Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ XV.

- Bảng phụ nhóm, Sgk.

 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở bài học, học bài theo yêu cầu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 33, Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV - Lê Thị Nguyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 17	Ngaøy soaïn: 07/ 12/ 2014
Tieát : 33	Ngaøy daïy: 12/ 12/ 2014
Chương IV : ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
(Thế kỷ XV – Đầu thế kỷ XVI)
Bài 18 : CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỈ XV
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
Trình bày được âm mưu bành trướng và thủ đoạn thống trị của nhà Minh.
Tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến nhà Hồ và hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu :Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng.
 2. Thái độ:
Nâng cao cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo.
Tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.
 3. Kỹ năng:
 - Rèn kỷ năng sử dụng bản đồ khi học bài, trình bày bài học.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên:
- Giáo án, Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ XV.
Bảng phụ nhóm, Sgk. 
 2. Học sinh:	
Sách giáo khoa, vở bài học, học bài theo yêu cầu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định:(1’) 7A17A2.7A3
 7A47A5.7A6.
 1. Kiểm tra bài cũ:(10’)
 Chữa bài kiểm tra học kì I
2.Giới thiệu bài mới: Năm 1400 Hồ Qúy Ly lập ra nhà Hồ và tiến hành nhiều biện pháp cải cách nhằm đưa đất nước thóat khỏi khủng hỏang.Vậy khi đất nước bị nạn xâm lăng nhà Hồ đã kháng chiến chống quân xâm lược như thế nào=> Bài hôm nay.
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ(11’)
GV: cho học sinh quan sát lại thành Tây Đô -> giảng năm 1405 nạn đói xảy ra khắp nơi, nhà Hồ gặp rất nhiều khó khăn
HS: Quan sát và nghe.
? Nhà Minh đã làm gì ?
? Có phải quân Minh kéo quân vào xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không ? Vì Sao ? 
HS: Không , đó chỉ là cái cớ để chúng thực hiện âm mưu xâm lược nước ta.
? Để thực hiện âm mưu xâm lược nước ta nhà Minh đã chuẩn bị những gì?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: dùng lược đồ miêu tả cuộc kháng chiến của nhà Hồ .
? Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại ? 
HS: Không thu hút được tòan dân tham gia, không phát huy được sức mạnh toàn dân.
GV: Nêu câu nói của Hồ Nguyên Trừng “ Tôi không sợ đánh mà chỉ sợ lòng dân không theo.”
Hoạt động 2: Tìm hiểu những chính sách cai trị của nhà Minh (10’)
GV giảng : Sau khi đánh bại nhà Hồ , nhà Minh đã thực hiện âm mưu đối với nước ta: thiết lập chính quyền thống trị trên đất nước ta
? Hãy nêu các chính sách cai trị của nhà Minh trên đất nước ta ?
 + Chính trị ?
 + Kinh tế ?
 + Văn hóa ?
HS: đọc phần chữ in nghiêng SGK trang 82 – 83.
? Hậu quả của chính sách cai trị nhà Minh đối với nước ta ? 
Hoạt động 3: Tìm hiểu những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần (10’)
GV giảng: Ngay sau khi hai cha con Hồ Qúy Ly bị bắt, phong trào đấu tranh của nhân dân ta diễn ra phắp nơi. Trong đó tiêu biểu là khơi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Qúy Khóang.
HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 83 - > GV: Dùng lược đồ các cuộc khởi nghĩa ở thế kỷ XV để tường thuật hai cuộc khởi nghĩa trên.
- Khởi nghĩa trần Ngỗi ?
- Khởi nghĩa Trần Qúy Khóang ?
? Nêu kết quả của các cuộc khởi nghĩa trên ? Vì sao các cuộc khởi nghĩa đó đều bị thất bại ? 
HS: Không có sự liên kết, diễn ra trong các thời gian khác nhau, chưa đề ra được chủ trương , đường lối đúng đắn, lực lượng quân Minh quá mạnh.
GV: Phân tích thêm về nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa
Chưa có sự đoàn kết: Trần Ngỗi vì nghe lời xúi giục mà giết đi tướng tài, chưa tập hợp được nhân dân
? Các cuộc khởi nghĩa trên có ý nghĩa gì ? 
HS: là ngọn lửa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tiền đề cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
1.Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ
a. Âm mưu của nhà Minh
Mượn cớ khôi phục nhà Trần -> nhà Minh đem quân xâm lược nước ta.
b. Nhà Hồ kháng chiến chống quân Minh
- Tháng 11- 1406, quân Minh vào xâm lược nước ta - Nhà Hồ lui về bờ nam sông Nhị, cố thủ ở Đa Bang.
- Cuối tháng 1- 1407, Minh đánh chiếm Đa Bang rồi Thăng Long (Đông Đô), nhà Hồ lùi về Tây Đô (Thanh Hoá).
- Tháng 4 – 1407 quân Minh chiếm Tây Đô.
- Tháng 6 - 1407, Hồ Qúy Ly bị bắt -> cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại.
2. Chính sách cai trị của nhà Minh
 a. Âm mưu:
Nô dịch vĩnh viễn dân tộc ta
 b. Chính sách cai trị:
- Thiết lập quyền thống trị trên khắp nước ta
- Đổi tên nước ta thành quận Giao Chỉ và sát nhập vào Trung Quốc.
- Thực hiện chính sách đồng hóa, vơ vét, tàn phá
văn hóa
c. Hậu quả:
Xã hội thêm khủng hoảng sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân điêu đứng
3.Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần
a. Khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407-1409)
- Tháng 10 - 1407, Trần Ngỗi lên làm minh chủ
- Đầu 1408, kéo quân vào Nghệ An 
- Tháng 12 – 1408 đánh thành Bô Cô
- 1409 cuộc khởi nghĩa dần tan rã
 b. Khởi nghĩa Trần Qúy Khóang (1409-1414)
- Năm 1409, Trần Quý Khoáng được đưa lên ngôi vua, hiệu là Trùng Quang đế.
- Khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Hóa Châu->
- Năm 1413 bị quân Minh đàn áp, khởi nghĩa thất bại
 4. Củng cố: (2’)
GV: Khái quát đặc điểm chung của các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh trước khởi nghĩa Lam Sơn:
Năm 1406, nhà Minh xâm lược nước ta, cuộc khángh chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng. Sau thất bại của nhà Hồ, nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Trần Qúy Khóang và Trần Ngỗi.
Các cuộc đấu tranh chống quân xâm lược đều có đặc điểm chung là diễn ra liên tục, sôi nổi, thể hiện tinh thần yêu nước, bất khuất nhưng đều bị thất bại, đều do các quý tộc Trần lãnh đạo, đều chưa phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc, chưa có sự đoàn kết, thiếu đường lối chiến lược đúng đắn
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà:(1’)
Học bài theo các câu hỏi Sgk trang 83.
Xem lại các bài đã học, giờ sau học tiết bài tập.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM
 . 

File đính kèm:

  • docsu 7 tiet 33.doc
Giáo án liên quan