Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 31 (Bản mới)

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Về kiến thức:

_ Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền, mọi quyền hành tập trung vào tay vua. Các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh và khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.

_ Sự phát triển các ngành kinh tế ở thời Nguyễn gặp nhiều hạn chế. Đời sống cực khổ của các tạ62ng lớp nhân dân là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyễn.

 2/ Về tư tưởng:

_ Chính sách của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử nên kinh tế, xã hội không có điều kiện phát triển.

_ Truyền thống chống áp bức bóc lột của nhân dân ta dưới thời phong kiến.

 3/ Về kĩ năng:

_ Nhật xét về nội dung các hình trong Sgk. Làm quen với việc xây sưu tập tranh ảnh liên quan đến từng thời kì lịch sử (triều Nguyễn).

_ Vẽ lược đồ, xác định địa bàn đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa lớn.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tuần 31 (Bản mới), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Tiết 60
NS:26/03/09
ND:06/04/09
Bài 27:	CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
II CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1/ Về kiến thức:
_ Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền, mọi quyền hành tập trung vào tay vua. Các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh và khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.
_ Sự phát triển các ngành kinh tế ở thời Nguyễn gặp nhiều hạn chế. Đời sống cực khổ của các tạ62ng lớp nhân dân là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyễn.
	2/ Về tư tưởng:
_ Chính sách của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử nên kinh tế, xã hội không có điều kiện phát triển.
_ Truyền thống chống áp bức bóc lột của nhân dân ta dưới thời phong kiến.
	3/ Về kĩ năng:
_ Nhật xét về nội dung các hình trong Sgk. Làm quen với việc xây sưu tập tranh ảnh liên quan đến từng thời kì lịch sử (triều Nguyễn).
_ Vẽ lược đồ, xác định địa bàn đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa lớn.
II. CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SGV, giáo án
HS: SGK, soạn bài trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Oån định:
Kiểm tra bài cũ:
Tổ chức hoạt động dạy học:
Giới thiệu baì
Bài mới:
Hoạt động thầy 
hoạt động trò
 Nội dung
Hoạt đông 1: Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn.
- Dưới chính sách bảo thủ của nhà Nguyễn, đời sống nhân dân ta ra sao ? Biểu hiện như thế nào ?
_ Gv nhấn mạnh: Năm 1842, bão to ở Nghệ An làm đổ 4 vạn nóc nhà, hơn 5000 người chết.
_ Cho học sinh đọc đoạn in nghiêng trong Sgk.
- Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về chính quyền phong kiến nhà Nguyễn ?
- Thái độ của nhân dân với chính quyền phong kiến nhà Nguyễn ?.
Hoạt động 2: Các cuộc nổi dậy
-Nhìn trên lược đồ, em có nhận xét gì về địa bàn của các cuộc đấu tranh của nhân dân ? 
-Trình bày hiểu biết của em về Phan Bá Vành ?
-Nguyên nhân nào khiến Phan Bá Vành khởi nghĩa ? 
_ Gv tường thuật: Nhấn mạnh cuộc khởi nghĩa lan rộng nhanh chóng ra khắp các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Quảng Ninh à Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân điển hình nhất nửa đầu thế kỉ XIX dưới thời Nguyễn.
- Nông Văn Vân là ai ? Vì sao ông nổi dậy khởi nghĩa ? 
- Thời gian, địa bàn hoạt động, kết quả của cuộc khởi nghĩa ?
- Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân ? 
- Hãy cho biết một vài nét về Lê Văn Khôi ? 
_ Giải thích: Thổ hào là người có thế lực ở địa phương (miền núi) thời phong kiến.
- Cho biết ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa ? 
-Cho biết một vài nét về cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát ?
- Nêu ý nghĩa cuộc khởi nghĩa ? 
-Các cuộc khởi nghĩa trên có gì giống và khác nhau ?
- các cuộc khởi nghĩa đều thất bại thể hiện điều gì?
- Các cuộc khởi nghĩa trên chứng tỏ điều gì ? 
-Hàng trăm cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn nói lên thực ttrạng xã hội bấy giờ như thế nào ?
à Đời sống nhân dân (nhất là nông dân) ngày càng khổ cực 
HS nghe
HS đọc
+ Quan lại từ trung ương đến địa phương ra sức đục khoét bóc lột nhân dân.
 + Xã hội loạn lạc, không còn kỉ cương phép nước.
à Căm phẩn, oán ghét nên họ vùng dậy đấu tranh
à Quy mô rộng lớn khắp cả nước từ Bắc chí Nam.
+ Người làng Minh Giám (Thái Bình).
 + Xuất thân gia đình nghèo.
à Sớm bất bình với giai cấp thống trị. Năm 1821, nhân một nạn đói lớn ở Nam Định, Thái Bình, Ông kêu gọi mọi người khởi nghĩa.
HS nghe
à Học sinh trả lời theo Sgk.
HS trả lời
à Đây là cuộc đấu tranh rộng lớn và tiêu biểu nhất của các dân tộc thiểu số.
à Là một thổ hào ở Cao Bằng nhưng lại vào Nam khởi nghĩa.
à Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ở phía Nam, thu hút nhiều người tham gia.
+ Một nhà thơ lỗi lạc, một nho sĩ yêu nước.
 + Thông cảm, đau xót nỗi thống khổ của nhân dân, căm ghét chế độ nhà Nguyễn.
à Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân có sự tham gia tích cực của nhiều nho sĩ.
+ Giống: Mục tiêu là chống chính quyền phong kiến nhà Nguyễn. Kết quả đều thất bại.
+ Khác: Phan Bá Vành và Cao Bá Quát là khởi nghĩa nông dân. Khởi nghĩa Nông Văn Vân là khởi nghĩa dân tộc ít người.
 + Phong trào tuy rầm rộ, rộng khắp nhưng rất phân tá, thiếu sự liên kết lực lượng.
 + Triều đình đàn áp dã man.
à Thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của các tầng lớp nhân dân chống triều đình phong kiến nhà Nguyễn.
+ Cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực thêm. Mâu thuẩn giai cấp trở nên sâu sắc.
 + Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn sớm muộn sẽ nhanh chóng sụp đổ.
1Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn.
_ Địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất.
_ Quan lại tham nhũng. Tô thuế nặng nề.
_ Nạn đói, dịch bệnh hoành hành khắp nơi.
à Đời sống cực khổ.
2/ Các cuộc nổi dậy.
a/ Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827):
_ Căn cứ: Trà Lũ (Nam Định).
_ Nghĩa quân đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình.
_ Năm 1827, quân triều đình bao vây. Khởi nghĩa bị đàn áp.
 b/ Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 – 1835).
_ Địa bàn: Miền núi Việt Bắc.
_ Nhà Nguyễn 2 lần đem quân đàn áp nhưng 
không thành.
_ Năm 1835 khởi nghĩa bị dập tắt.
 c/ Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 – 1835)
_ Tháng 6-1833 chiếm thành Phiên An (Gia Định), tự xưng là Bình Nam Đại Nguyên soái.
_ Năm 1834 Lê Văn Khôi mất, con trai ông lên thay. Năm 1835 khởi nghĩa bị đàn áp.
 d/ Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 – 1856).
_ Là một nhà nho, nhà thơ lỗi lạc.
_ Năm 1855, Cao Bá Quát hy sinh ở vùng Sơn Tây (Hà Nội).. Năm 1856, khởi nghĩa bị dập tắt.
Củng cố:
	Những nguyên nhân dẫn đến cuộc sống cực khổ của nhân dân ta.
 Tóm tắt những nét chính về ba cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỉ XIX.
Dặn dò:
_ Học bài, làm bài tập 27.
_ Xem trước bài “Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối TK XVIII – nửa đầu TK XIX”
Tuần 31 tiết 61
NS: 28/04/09
NS: 07/04/09
BÀi 28:SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ DÂN TỘC CUỐI TK XVIII – NỬA ĐẦU TK XIX
I.VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- sự phát triển cao hơn của nề văn học dân tộc với nhiều thể loại phong phú nhiều tác giả nổi tiếng
- Văn nghệ dân gian phát triển, các thành tựu về hội họa kiến trúc
- Sự chuyển biến về khoa học nghệ thuật, sử học, địa lí, y học cơ khí đạt nhiều thành tựu đáng kể
2.Tư tưởng
- Trân trọng tự hào những thành tựu văn hoá mà ông cha ta đã sáng tạo
- Góp phần hình thành ý thức, thái độ bảo vệ và phat huy những di sản văn hoá
3.Kỉ năng
- Rèn luyện kỉ năng quan sát phân tích, trình bày những suy nghĩ về các tác phẩm nghệ thuật
II. CHUẨN BỊ
*GV: sgk, sgv
*Hs: sgk, xem bài trước ở nhà 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Oån định
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT DỘNG TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn học
-Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào?
-Kể tên một vài tác phẩm mà em biết
-trong thời kì này nền văn học nền văn học nước ta gồm có những tác giả tác phẩm tiêu biểu nào?
-Gv nhấn mạnh về tác giả Nguyễn Du & tác phẩm truyện Kiều
-Qua các tác giả tác phẩm em nhận thấy có điểm gì mới?
-Hiện tượng đó nói lên điều gì?
-Hãy lấy dẫn chứng vài câu thơ, đoạn thơ của tác giả nói trên
-Vậy văn học thời kì này phản ánh nội dung gì?
-Tại sao văn học bác học thời kì này lại phát triển rực rở dạt tới đỉnh cao như vậy?
-Gv chốt lại.
-Tục ngữ, ca dao, hò, vè
-Hs trả lời theo sgk
-Nguyễn Du với tp truyện Kiều
-Sự xuất hiện nhà thơ nữ: Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm
-Cuộc đấu tranh của phụ nữ cho quyền sống cơ bản
-Hs trả lời theo sgk
-Phản ánh cuộc sống xã hội thể hiện tâm tư nguyện vọng của nhân dân
-Đây là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến, là giai đoạn bão táp cách mạng, sôi động trong lịc sử, là cơ sở cho văn học phát triển mạnh
1.Văn học
- Văn học dân gian gồm có tục ngữ ca dao, . . .
- Văn học bác học: truyện Nôm, đặc biệt là truyện Kiều của Nguyễn Du
--> Nội dung phản ánh cuộc sống xã hội & nguyện vọng cảu nhân dân
Hoạt động 2: Nghệ thuật
-Nghệ thuật dân gian bao gồm những thể loại nào?
-Quê em có những điệu hát dân gian nào?
-GV giới thiệu tranh Đông Hồ
-Em có nhận xét gì về đề tài tranh dân gian Đông Hồ?
-GV giảng về ND tranh chăn trâu thổi sáo
-Những thành tựu nổi bậc về kiến trúc thời kì này là gì?
-GV yêu cầu quan sát chùa Tây Phương trong sgk. Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc ở chùa Tây Phương?
-Gv giới thiệu chùa Tây Phương và chốt lại
-Sân khấu, tuồng, chèo, hát quan họ, hát giậm
-Hs trả lời theo hiểu biết
-Hs nghe & quan sát
-Mang đậm tính dân tộc, phản ánh mọi mặt sinh hoạt & nguyện vọng của nhân dân
-Hs nghe
-Hs trả lời theo sgk
-HS quan sat & trả lời
-Hs nghe
2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật dân gian: sân khấu, tuồng chéo, . . .
- Tranh dân gian: tranh Đông Hồ
- Nghệ thuật kiến trúc độc đáo: tạc tượng, đúc đồng
Củng cố
Nêu nhận xét về văn học thời kì này
Thành tựu văn học nghệ thuật có những biểu hiện như thế nào?
Dặn dò
-Về học bài theo câu hởi sgk
-Chuẩn bị bài 28, phần II

File đính kèm:

  • docxTUAN 31.docx